Nội dung triều nghị xưa nay không che giấu được ai, rất nhanh cả Trường An đã bàn tán xôn xao.
Được thúc đẩy một cách cố tình, sự thể nhanh chóng gây ra tranh luận kịch liệt ở thái học. Nhưng thế cục không hề ngả về một phía.
Thái học sinh vậy mà lại ủng hộ pháp lệnh này, cho rằng cần cải thiện đãi ngộ và địa vị của tượng nhân.
Điều này là người cố tình thúc đẩy đằng sau phải há hốc mồm, theo kế hoạch của bọn họ, đám thái học sinh này phải cảm thấy bị uy hiếp, sau đó kích động làm ra chuyện thái quá, khiến người đưa ra đề nghị này gặp phải áp lực dư luận cực lớn mới đúng chứ?
Có lẽ mười năm trước chuyện sẽ xảy ra đúng như thế.
Nhưng bọn họ quên một việc quan trọng, quên một cuốn sách vô cùng quan trọng, cuốn Đại Hán Hồng Liệt.
Trong cuốn sách này của Lưu An có rất nhiều tri thức mới, bao gồm cả lý giải về công. Lưu An cho rằng sức lao động là tiền đề hết thảy phát triển. Hắn nhiều lần nhắc tới khái niệm này, tỉ mỉ trình bày tầm quan trọng của thượng phương, còn gọi khoa học kỹ thuật là thuật thần tiên mà Hoàng Lão theo đuổi, từ không hóa có, lấy sức mạnh thiên nhiên dùng cho bản thẩn ... Hắn gọi đây là đại biến cách của tư tưởng Hoàng Lão.
Hoàng Lão đã không còn khinh thường tượng nhân nữa, thậm chí bản thân hóa thân thành tượng nhân, suốt ngày tu tiên khoa kỹ.
Mà Hoàng Lão lại có tiếng nói lớn ở Đại Hán.
Mặc dù Nho gia phát triển rất nhanh, nhưng địa vị lão đại của Hoàng Lão không hề giảm xuống, nhất là sau khi xuất hiện Đại Hán Hồng Liệt, càng đứng ở thế bất bại, ngạo thị quần hùng.
Khi tin tức trên triều truyền tới thái học, đám học tử Hoàng Lão reo mừng, tốt quá rồi, sau này tu tiên còn có đãi ngộ, thế này là triều đình cổ vũ bọn ta tu tiên.
Cái gì, ngươi dám nói Hoàng Lão bọn ta không phải là tượng nhân à? Đã nhìn thấy phát minh mới, phát hiện mới của bọn ta chưa?
Tiếng phản đối lớn nhất là của Nho gia, trực tiếp bị Hoàng Lão vả miệng.
Đổng Trọng Thư rất hung mãnh, nhưng hắn gặp phải một Lưu An càng mạnh hơn, Lưu An không ở Trường An nhưng tư tưởng thì có khắp nơi, hiện Đổng Trọng Thư không phải đối thủ. Lý luận của Đổng Trọng Thư chưa phá được luận thuyết tu tiên khoa kỹ của Lưu An.
Hơn nữa hắn cũng chẳng muốn gây khó dễ với thái tử.
Rất nhiều nho sinh tụ tập ở thái học thảo luận chuyện này.
Mấy đứa học sinh xuất sắc nhất tựa hồ coi đây là cơ hội, lớn tiếng phát biểu luận điểm, muốn nhờ thế mà nổi danh. Còn Đổng Trọng Thư thì yên tĩnh ngồi ở hàng cuối cùng, không nói không rằng.
Các nho sinh xung quanh thi thoảng lại nhìn hắn.
Trịnh Kỳ đứng dậy, nghiêm túc nói với mọi người:" Chư vị, đừng nên kích động như thế, kỳ thực đây không phải là chuyện xấu. Ta từ báo chí nhìn thấy không ít nơi phát triển mạnh mẽ nhờ kỹ thuật ... Nông cụ đã nâng sản xuất lương thực của Đại Hán lên hai thành, chư vị tưởng tượng xem đó là tăng trưởng lới thế nào ..."
"Từ so sánh cho thấy cái lợi của công rất lớn, đã hữu dụng thì chúng ta không nên phủ định, càng không nên ở đây nói lời quá đáng, không có lợi gì cho Nho gia ..."
Có thể nhìn ra, Trịnh Kỳ là phái làm việc thực, đồng thời đã chuẩn bị tư liệu tỉ mỉ, so sánh trước và sau xuất hiện các nông cụ mới.
Hắn còn chưa nói hết, tức thì bị người ta cắt ngang.
"Tưởng định nói cái gì, thì ra là thứ tiểu nhân nịnh bợ Hoàng Lão."
Có Nho sinh chế giễu:" Kẻ này xuất thân hào cường địa phương, giàu mà bất nhân, chuyên xà xẻo bách tính, đương nhiên là đồng ý."
"Hắn mà cũng xứng nói được mất của Nho gia à?"
Bọn họ ùa lên quần công, sắc mặt Trịnh Kỳ trở nên cực kỳ khó coi.
Thấy bọn họ càng nói càng khó nghe, càng nói càng mất hết thể diện, Đổng Trọng Thư đứng dậy nói:" Trịnh quân nói không phải không có lý."
Tức thì khung cảnh đang ồn ào yên tĩnh hẳn.
Đổng Trọng Thư nghiêm túc nói:" Triều đường cho tượng nhân đãi ngộ, Hoàng Lão vui mừng, vì bọn họ có nhiều người học tượng kỹ, sẽ được đãi ngộ ..... Trước kia phải tinh thông xạ, số, ngự ... Theo ta thấy tri thức công này, Nho gia chúng ta cũng cần. Không phải ta muốn các vị tự tay chế tạo, nhưng không thể không biết nguyên lý .... Phải biết vận dụng tượng nhân, bất kẻ trên triều đường hay địa phương, nếu không hiểu về công, sao vận dụng được sức mạnh này ...."
Lời của Đổng Trọng Thư rõ ràng là còn cấp tiên hơn Trịnh Kỳ, nhưng không ai phản đối, lại còn được rất nhiều người tán đồng.
Nho gia lần nữa thương thảo vô nghĩa.
Trịnh Kỳ mặt tối đen ôm tư liệu chuẩn bị trước rời đi, Đổng Trọng Thư chắn trước mặt hắn.
"Trịnh quân, có thể cho ta xem thứ ngươi chuẩn bị không?"
"Những thứ này dùng để thuyết phục họ, ngươi không cần đâu."
"Ta hiểu suy nghĩ của ngươi, ngươi không cần phải để ý lời những kẻ đó, thành tựu tương lai của ngươi nhất định là cao nhất." Đồng Trọng Thư tán dương:
"Không hề gì, sau này ta không tới nữa đâu."
"Hả?"
"Thật không giấu gì ngươi, ta chuẩn bị theo Hoàng Lão."
"Ngươi phản bội ...." Đổng Trọng Thư mắt mở to, vội sửa lời:" Cần gì phải để ý tới lời những kẻ đó, ngươi kích động như thế thật là ...."
"Ngươi không cần khuyên nữa, ta nghĩ kỹ rồi, học vấn Nho gia quá hạn hẹp, đã không thích hợp với đương thời nữa. Ngươi nhìn lại vô số sự kiện diễn ra vài năm qua đi, Nho gia chỉ còn là công cụ để làm chuyện ngu xuẩn đối kháng triều đình, nếu không đi, sớm muộn cũng bị liên lụy."
"Ngoài ra, ngươi thấy rồi, ngươi là hảo hữu của Hạ vương, lời ngươi nói ra, dù vô lý cũng được phụ họa. Ta là con hào cường thương cổ, nói có lý cũng bị chửi. Nho gia không còn là nơi nói lý nữa, chỉ biết nhìn sĩ nông công thương, dùng đẳng cấp phân định đúng sai."
"Ta không đi thì mãi mãi bị kẻ khác đè lên đầu lên cổ thôi."
Trịnh Kỳ nói xong lần nữa hành lễ rồi bi thương mà đi.
Đổng Trọng Thư chỉ biết thở dài, Thân Bồi công thật là đáng thương, môn sinh đắc ý nhất là Triệu Oản đã theo Mặc gia, giờ lại có đứa khác quy thuận Hoàng Lão.
Đúng là gây nghiệt mà.
Nếu Thân Bồi công mà biết môn sinh đắc ý của mình bị ức hiếp tới mức nương nhờ phái khác, ông ta e là đích thân dùng dao đâm chết đám Nho sinh buông lời trào phúng kia.
Nho gia, có vẻ thực sự cần thay đổi rồi.