Lưu Trường ngồi ở thượng vị, trải phải đều là các đại nho, bên trái là Vương Đồng, Mạnh Chi Hậu, bên phải là Đinh Khoan.
Trông Lưu Trường có vẻ rất vui, đang nhiệt tình hỏi họ về những nghi hoặc của mình về học vấn, mà ba vị đại nho vang danh thiên hạ đối diện với câu hỏi của hoàng đế đều há hốc mồm.
"Nghe nói Mặc Tử từng là môn sinh Nho gia, sau mới rời Nho gia tạo ra Mặc gia ... Vì thế nhiều nội dung đối lập với Nho gia, phàm là Nho gia đề xướng thì Mặc gia đều phản đối, có chuyện đó không?"
Đương nhiên loại vấn đề cơ sở này, những đại nho có thể thuận miệng trả lời rất kín kẽ.
Nhưng khi Trường lão gia lại hỏi: "Vì sao Mặc tử học Nho gia không có chút thành tựu gì mà lại tự mình thành thánh nhân? “
Mấy vị đại nho không đáp nổi.
Đáp thế quái nào? Nếu bọn họ có địa vị như Mạnh Tử, Tuân Tử còn có thể ngạo nghễ mắng một câu thứ cầm thú vô quan vô phụ không xứng học đạo thánh nhân, nhưng bọn họ không có tầm cao đó. Tuy bách gia tranh đấu nhưng cũng là giao thủ ngang cấp, chưa từng nghe Nho sinh nào đứng dậy một cái là chửi Mặc Tử, Lão Tử.
Vương Đồng nhẹ giọng nói: "Bệ hạ, học vẫn của Nho gia chỉ là một thủ đoạn trị thiên hạ, học vấn như vậy rất nhiều, vào thời điểm khác nhau dùng thủ đoạn khác nhau, không phải là mãi mãi không đổi. Nhưng Nho gia so với bất kỳ học phái nào đều biết cải biến bản thân hơn, học phái không biết thay đổi sẽ tiêu vong. Cho dù thành hiển học một thời, đứng trên Nho gia, nhưng không so được với Nho gia, trước kia là thế, sau này cũng thế."
"Ồ, vì sao?"
"Nho gia coi trọng giáo hóa, rất nhiều học phái thu nhận đệ tử rất nghiêm khắc, ví dụ Hoàng Lão chỉ anh tài mới dạy, Mặc gia trước kia dạy đệ tử yêu cầu họ phải rời nhà, Nông gia thì yêu cầu mặc áo rách, không được làm quan .... Thần không phê bình những học phái đó, nhưng phương thức của họ không thể thu nhận nhiều anh tài, dù có nhân vật như Mặc Tử, nhưng là số ít. Nho gia thì anh tài sinh sôi không dứt, ai ai cũng dạy, không yêu cầu quá đáng với đệ tử, nên luôn có người ưu tú xuất hiện, theo kịp thay đổi của thời đại."
Những lời này tựa hồ ngầm ẩn dụ thái tử, Hoàng Lão.
Nhưng Lưu Trường không phản bác, vì sau khi khai quốc, đúng là Nho gia ngày càng đông, Hoàng Lão nhận đệ tử theo đường tinh anh không sánh được. Cũng vì Nho gia rất đông, nên mới sinh ra lắm chuyện như vậy
"Ngươi nói có lý lắm." Lưu Trường nhìn Mạnh Chi Hậu: "Ta muốn biết, dân mà Mạnh Tử chủ trương là hào tộc đại hộ, hay tất cả bách tính."
Mạnh Chi Hậu thẳng lưng đáp: "Là tất cả bách tính ạ, Mạnh Tử từng yêu cầu quân vương coi tất cả bách tính như con mình."
"Nói rõ hơn."
"Mạnh Tử từng nói thiết vi tường tự học giáo dĩ giáo chi, chủ trương dạy học toàn dân, để tất cả mọi người đều được giáo hóa, tiểu dân cũng biết luân lý."
Cuối cùng Lưu Trường nhìn Đinh Khoan, Đinh Khoan cũng sẵn sang trả lời.
"Ngươi chuẩn bị đày tới nước Hạ hay là ba nước Tây Bắc?"
Đinh Khoan tức thì im lặng, sao tới mình lại không phải vấn đề học vấn?
Lưu Trường nghiêm túc nói: "Tuy ngươi không hợp mưu với Lỗ nho, nhưng chuyện này do ngươi cầm đầu, khi mọi người biện luận về hiếu đạo, ngươi là đồng lõa với Lỗ nho. Có thể miễn tội chết cho ngươi, nhưng ngươi không thể ở lại Trường An nữa, chọn một nơi đi."
"Thần nguyện tới nước Hạ!" Đinh Khoan thở dài:
"Rất tốt!"
Lưu Trường rất hài lòng với lựa chọn của ông ta.
Lúc này Lưu Hằng đi vào, Lưu Trường kết thúc lần học hỏi này, bảo mấy người kia đi trước. Đợi họ đi rồi, Lưu Hằng ngồi trước mặt Lưu Trường, hồ nghi hỏi: "Từ khi nào bệ hạ hứng thú với học vấn thế?"
Lưu Hằng thực sự không ngờ sẽ có một ngày nhìn thấy đệ đệ triệu tập đại nho tới hỏi chuyện học vấn, điều này căn bản không giống cách làm người nhất quán của y.
Lưu Trường nhe răng cười: "Xưa nay trẫm vốn hiếu học."
Lưu Hằng cảm giác thằng nhãi này có ý đồ xấu nào đó, nhưng không hỏi nhiều, đặt đống tấu chương trước mặt Lưu Trường, nghiêm túc nói: "Đây là tình huống các nơi, chủ yếu là ở phương diện quản lý quan lại."
"Ai đây? Sao bị đàn hặc nhiều thế?
Lưu Trường cầm lấy bản tấu trên cùng, mặt đầy ngạc nhiên, văn thư đàn hặc người này chiếm quá nửa nội dung, nhiều tới rợn người.
"Trương Thích Chi!"
"Ồ, thế thì trẫm hiểu rồi."
Lưu Hằng báo cáo tình huống các nơi, nhắc tới cả Viên Áng: "Viên Áng làm việc rất tốt, thế nhưng tam ca của hắn ... Thần thấy không nên vì chuyện không liên quan mà trừng phạt hắn, bệ hạ thấy sao?"
"Không phạt, nếu nghiêm túc quá có khi phải moi a phụ lên chặt đầu ấy chứ."
Lưu Hằng mặt tối đen không nói nữa, nếu không thằng nhãi trước mắt chẳng biết phải chém bao lần, đây là tội ngỗ nghịch tới hắn cũng chẳng bênh được.
"Tứ ca xem này, đây là thư của thằng nhãi An."
Lưu Trường lấy một phong thư, đưa cho Lưu Hằng, Lưu Hằng xem một lúc thì sắc mặt khó coi.
"An dám làm thế sao?"
Trong thư của Lưu An chủ yếu đàn hặc một nhân vật, kỳ thực không phải là nhân vật lớn gì, chỉ là một huyện lệnh trẻ, tên Lữ Gia.
Người này tuy họ Lữ, nhưng không liên quan gì tới Lữ hậu, nhà hắn năm xưa đi theo Triệu Đà, a phụ từng lập nhiều công lao, nên gia tộc rất có địa vị ở Nam Việt, tuổi còn trẻ đã làm tới huyện lệnh, quan hệ với Triệu Hổ cũng rất tốt ... Nhưng người trẻ tuổi tiền đồ vô hạn như vậy mà là kẻ đứng sau đám thủy tặc.
Hắn câu kết với thủy tặc, cùng chúng buôn bán quân giới, lương thực, còn cung cấp tin tức thương thuyền. Đám thủy tặc cũng nộp một phần tiền tài thu được, thi thoảng giúp hắn kiếm quân công.
Người này tuy dáng vẻ đạo đức quân tử, nhưng làm việc tàn độc, gây hại bách tính, tội lỗi chồng chất.
Lần này hắn bị tra ra là nhờ công của Dương Phó, sau khi Dương Phó biết tin từ đám thủy tặc, liền báo cho thái tử, thái tử hạ lệnh bắt ngay. Người này còn dám triệu tập gia phó phản kháng, ý đồ chạy ra biển. Dương Phó dốc sức giết địch, cuối cùng bắt sống được Lữ Gia, cùng moi ra với hắn, có rất nhiều thế lực bản địa Nam Việt, đều là đại gia tộc đi theo Triệu Đà năm xưa nam chinh.