Hôm sau trời còn tờ mờ sáng, Nam Việt vương đã đứng ngoài cửa cung.
Giáp sĩ tức thì bao vây.
Vì lúc này Nam Việt vương mặc trọng giáp, trang bị đầy đủ, trông không giống tới bái kiến hoàng đế, mà là muốn làm thịt hoàng đế.
Triệu Đà chẳng sợ chút nào, lớn tiếng quát: "Năm xưa Tào Tham cũng mặc trọng giáp tới hoàng cung, đều là vì ám sát hoàng đế à? Ta tuổi này rồi còn có ý bất kính với hoàng đế sao? Mau đi bẩm báo."
Giọng ông ta rất vang, không giống tác phong thường ngày.
Giáp sĩ vội vàng bẩm báo, rất nhanh giáp sĩ đi ra biểu thị cho lão già Nam Việt vương vào.
Triệu Đà nghênh ngang đi vào hoàng cung, rất nhanh tới trước mặt Lưu Trường. Tâm trạng Lưu Trường cực kỳ, cực kỳ không tốt, bất kể là ai mới sáng ngày ra đã bị đánh thức, tâm tình đều như thế.
"Sao, mới sáng sớm đã tới mưu phản à?"
Triệu Đà cười to: "Thời tiết giá lạnh, mặc giáp cho ấm mà thôi, không ngờ làm bệ hạ sợ như thế."
"Sợ? Đừng nói ông tới, dẫn theo một trăm người mặc giáp, trẫm cũng không sợ."
Hôm nay Triệu Đà không đi cãi nhau với Lưu Trường, thi lễ nói: "Bệ hạ, thần nghe nói bệ hạ muốn phong công chúa Linh làm Phù Nam vương, không biết thật hay giả."
"Ồ, Linh nói với ông rồi à? Đúng là có chuyện này."
Triệu Đà vui lắm: "Quả nhiên bệ hạ đã suy nghĩ kỹ càng, Linh tới Phù Nam là thích hợp nhất rồi, không biết khi nào bệ hạ cho công chúa đi?"
"Hả? Chưa vội ..." Lưu Trường làu bàu, có phải phong ông đâu, sốt ruột cái gì:
"Không sao, có lão thần ở đây, không xảy ra vấn đề gì đâu, thần ở Trường An đã lâu, sức khỏe rất tốt, muốn vì bệ hạ đi Nam Việt tọa trấn. Không phải trước đó Nam Việt xảy ra chuyện câu kết với thủy tặc sao? Thần vì chuyện này mà đêm không ngủ nổi, cơm nước không thiết tha, nhất định phải giải quyết chuyện này cho bệ hạ. Có thần ở Nam Việt, bệ hạ không phải lo gì cả."
Lưu Trường quan sát kỹ ông ta: "Trước kia ông đâu nói thế, trẫm phí bao công sức mới gọi được ông tới, ông luôn mồm nói, ông là lão già, biết gì về trị quốc."
"Trước kia tuổi nhỏ vô tri, xin bệ hạ thứ tội."
Lần đầu tiên Lưu Trường gặp người vô sỉ như vậy, ông mà xưng tuổi nhỏ thì cả Đại Hán nay toàn nhi đồng con nít, tuy hiểu lòng ông ta, nhưng y vẫn tức lắm: "Suốt này nói mình sắp chết, hôm nay lại mặc trọng giáp đòi chạy ra biên ải, đây là tội khi quân, phải diệt tộc!"
Triệu Đà ngoạc miệng cười: "Không phải là khi quân, trước đó thần bị bệnh nặng, sau mời được y sinh mới khỏe lên."
"Bệ hạ, để thần thay bệ hạ dâng thư, như thế sẽ bớt được nhiều phiền toái, vì thần hiểu phong tục đương địa nhất, quần thần sẽ không nghĩ nhiều ... Nếu để thái hậu nói, khả năng khiến quần thần cảnh giác. Ý bệ hạ ra sao?"
Lưu Trường trầm tư: "Cũng có lý. Có điều sức khỏe ông chịu nổi chứ? Lộ trình đi về, lại còn tình hình bên đó."
"Hoàn toàn không có vấn đề." Triệu Đà vỗ giáp ngực đảm bảo:
Đương nhiên nếu Triệu Đà đi theo Lưu Linh thì tốt quá, lời ông ta ở Nam Việt còn hữu dụng hơn Lưu Trường .... Có điều Lưu Trường nghĩ, tuổi của ông ta chẳng ở bên nữ nhi mình được bao lâu.
Triều nghị mau chóng bắt đầu.
Triệu Đà nhiệt tình chào hỏi mọi người, thay đổi hẳn tác phong thường ngày, khiến mọi người ngạc nhiên lắm, ông ta không mấy khi lên triều, trừ khi bị hoàng đế sai giáp sĩ tóm cổ ....
Khụ khụ, tóm lại là hôm nay tinh thần ông ta có vẻ rất tốt, bước chân phăm phăm, mặt mày hồng hào làm không ít lão thần ít hơn ông ta cả chục tuổi đã mắt mở chân chậm rất bất mãn.
Nếu Triệu Đà tới chỉ làm mọi người ngạc nhiên, còn vị khác tới làm quần thần cực kỳ sợ hãi.
Vương Điềm Khải.
Nhìn thấy ông ta một ai, ai nấy rùng mình, không xong, lại xảy ra chuyện gì lớn à? Cáo lão rồi sao còn ở đây?
Vương Điềm Khải lạnh lùng đứng đó như đang quan sát quần thần, không nói không rằng, xung quanh tựa có lá chắn vô hình làm ai nấy nhường chỗ, không dám tới gần.
Lưu Trường ngồi ở thượng vị, theo lệ tất nhiên là do Loan Bố tuyên bố mở màn, tiếp đó Trương Bất Nghi kể thành tựu các nơi, ca tụng hoàng đế ... Mấy chuyện này là truyền thống rồi.
Sau mở màn thông thường, quần thần cũng lật lượt dâng tấu.
Triệu Đà không vội, ngồi khép mắt dưỡng thần, đến khi đợi mọi người nói cả rồi, ông ta mới thủng thẳng đứng lên.
"Thần thỉnh tấu, nay nước Nam Việt rộng lớn cồng kềnh, lại trị không tốt, khó mà quản lý được phía nam, nên đặt thành phong quốc ..."
Mọi người vỡ lẽ, thì ra ông ta tới đây vì muốn lập phong quốc mới.
Tiếp đó Triệu Đà nói rất tỉ mỉ tình hình ở Phù Nam, từ tầm quan trọng với mở biển, cả việc quan lại Nam Việt thiếu hụt không quản lý được cũng nói ra. Quần thần đều thấy đây là điều tất yếu, lập thêm phong quốc bên cạnh Nam Việt, không chỉ thuận lợi cho việc mở biển, mà còn làm suy yếu Nam Việt, tăng cường khống chế phương nam.
Khi quần thần ra sức gật đầu thì Triệu Đà tiếp tục nói: "Nhưng Phù Nam phong tục khác Trung Nguyên, nhiều bộ tộc lấy nữ tử đứng đầu ..."
Chuyện này quần thần có người từng nghe, có người chưa bao giờ biết, ai nấy mắt tròn mắt dẹt. Lại còn có loại chuyện nay nữa à? Không phải phụ thân để lại tài sản cho nhi tử, mà cữu cữu để lại tài sản cho ngoài sinh sao?
Triệu Đà sau khi nói rõ rồi mới tấu: "Thế nên để thuận tiện quản lý, xin sắc phong công chúa làm vương của Phù Nam."
"Cái gì?"
Quần thần thiếu chút nữa là nhảy dựng lên rồi, trong mắt đầy kinh ngạc, rồi ngay lập tức im lặng, không có ai khóc to đập đầu xuống đất biểu thị kiên quyết không được như thế.
Dù sao đây là đầu thời Hán, Nho gia còn là tiểu đệ, không phải Minh Thanh khi Nho gia độc bá thiên hạ nhiều năm, trước khí thái hậu trị quốc như hoàng đế cũng không nghe ai nói không nên như thế.
Giả Nghị là người đứng lên nói đầu tiên: "Đại vương, như vậy phải chăng không ổn lắm?
"À, vì sao lại không ổn?"
"Hoa Hạ chúng ta chưa từng có tiền lệ nữ vương, đó là chế độ man di, sao lại theo lễ man di được? Bọn họ không biết nhân luân, con không biết cha .... Nếu chúng ta lập nữ vương, há chẳng phải thừa nhận lễ man di đó?"
Không ít người gật gù, thấy hắn có lý.
Triệu Đà lớn tiếng nói: "Năm xưa Khổng Tước vương giết vua lên ngôi, nhưng ta đâu thấy các vị có ai đòi trừ bỏ vương vị của ông ta, lại còn thừa nhận ngôi vị của ông ta, thái tử Khổng Tước còn học tập ở Trường An một thời gian dài. Có phải là các vị đều thừa nhận chuyện giết vua."
"Không, tuyệt đối không có chuyện đó ..."" Quần thần lùi cả lại tránh xa Triệu Đà, tránh xa luôn Giả Nhị, không chơi kiểu này được:
Triệu Đà hôm nay rất khí thế, tiếp tục truy kích: "Thiên hạ này cái lễ không giống Hoa Hạ nhiều lắm, các vị tới nước Đường chưa? Tới nước Yên chưa? Ở đó ngươi ta ngồi khoanh chân, thử cấm họ, bắt họ ngồi quỳ đi, hay có nơi mặc áo da, tóc để cũng khác, ngươi xăm mình, nơi ăn mặc lòe loẹt, các vị cấm được không?"
"Cương vực Đại Hán ngày một lớn, mỗi nơi một phong tục tập quán, phải dùng lễ nghi khác nhau cai trị, đó mới là điều ta cân nhắc, chứ không phải ép tất cả thi hành lễ nghi Trung Nguyên."
Giả Nghị tuy còn muốn biện giải song thấy thái độ Triệu Đà hung hăng, không muốn xung đột, lùi ra, biểu thị không có gì để nói.