Khi quần hiền minh tranh ám đấu, Lưu Trường từ miệng huyện lệnh hỏi ra không ít tin, đại khái vì biết Lưu Trường khi còn nhỏ xíu, huyện lệnh không gò bó gì:" Đại vương có điều không biết, Lương... Bành tướng quân định cư ở đây, ông ấy hay nhắc tới đại vương, nói đại vương là nhân kiệt nghìn năm có một ... Còn nói chuyện đắc ý nhân là an bài môn khách bên đại vương."
"A, Bành Việt ở đây à?"
"Ông ấy mất bảy tám năm rồi, sức khỏe ông ấy vốn không tốt, tới đây không lâu thì rời nhân thế."
Lưu Trường thở dài, nếu người này còn sống, y rất muốn đón ông ta tới Trường An, Bành Việt là một danh tướng, cả Hàn Tín cũng chưa từng xỉ nhục. Tướng quân chưa bị Hàn Tín chỉ có Tào Tham, Bành Việt, Anh Bố chỉ tính một nửa.
Thấy Lưu Trường tiếc nuối như thế, huyện lệnh không nhịn được nói:" Bành tướng quân ở đây với các lão hữu, bọn họ tự do tự tại, rất vui vẻ, cũng muốn viết thư cho đại vương, chỉ sợ gây ra hiểu lầm."
Lưu Trường lại hỏi:" Hỏi ngươi chuyện khác, ngươi từng nhận hối lộ chưa?"
"Chưa ạ."
"Thế có ai hối lộ chưa?"
"Rồi ạ."
Lưu Trường cười to, người này không thay đổi là bao, rất thật thà:" Chuyến này quả nhân tới là để chỉnh đốn thương cổ ở đây, quả nhân nghe nói thế lực thương cổ ở nơi này rất lớn, tư binh còn nhiều hơn quan phủ, có phải không?"
Huyện lệnh lắc đầu:" Gia sản đúng là rất nhiều, có điều tư binh không khoa trương như thế, năm xưa Cao hoàng đế từng thanh trừng thương cổ nơi này, nay họ không dám quên. Gia thần vài chục, không dám võ trang toàn bộ, đại thương cổ có tiếng mỗi năm còn vì Ba Thục làm đường, làm việc cho quan phủ mới có thể tiếp tục làm ăn."
"Có điều hối lộ thì rất nghiêm trọng, dù sao vì họ muốn mưu lợi mà, nhưng đa phần do quan lại kiếm kế kiềm chế thương cổ để bắt chẹt.
Tình huống Lưu Trường nghe được khác với quần hiền kể, song y không tin vội, cũng không hoài nghi vội, từ nhỏ a mẫu đã dạy, con người phải tin vào thứ mình thấy, đừng mong biết chân tướng qua miệng người khác.
Tiếp đó huyện lệnh dẫn Lưu Trường đi bái tế Bành Việt.
Lưu Trường tuy không qua lại gì với Bành Việt nhưng chân thành mới ông ta một chén rượu.
Sau đó Lưu Trường tìm phú hộ nổi danh nhất đương địa, bọn họ kinh doanh trà, thời đó đây là thứ xa xỉ, chỉ đại tộc mới ăn được. Khi đó trà không thể uống trực tiếp mà dùng như thuốc, có nơi còn coi như đồ cúng.
Khi Lưu Trường nghênh ngang xuất hiện tại phủ người này, Vương Sinh sợ run bần bật.
Ác danh Đường vương vang xa, mấy năm qua Đường vương thương cổ không ít, lần này Đường vương tới, có phải muốn diệt họ.
May là vị Đường vương tàn bạo vô cùng trong truyền thuyết không bạo ngược như thế, y tò mò đi vòng quanh phủ Vương Sinh:" Nghe nói thương cổ Ba Thục giàu có lắm, sao phủ của ngươi lại đơn giản như vậy, chẳng lẽ biết quả nhân sắp tới nên chuyển tới đây?"
"Đại vương, nhà tiểu nhân tuy có chút gia sản, nhưng không được mua phủ sa hoa, không được mặc tơ lụa, không được mang binh khí, không được ngồi xe, không được cưỡi ngựa, con cháu không được làm quan chức."
Lưu Trường tròn mắt:" Có chính lệnh đó à, thứ ngu xuẩn nào định ra?"
Lữ Lộc hắng giọng kéo tay Lưu Trường:" Đại vương ... Là Cao tổ hoàng đế."
"Ồ, bảo sao." Lưu Trường vỡ lẽ, y chẳng hiểu nổi chính lệnh này, thương cổ có tiền không cho họ đi tiêu để họ thúc đẩy cả thị trường, bọn họ kiếm được tiền chất đống đầy nhà thì còn nói gì tới thương nghiệp!"
Thương cổ vào nam ra bắc, không cho người ta cưỡi ngựa, không có đi xe, thế họ đi bộ kinh thương à?
Vương Sinh run run:" Đại vương, tiểu nhân tuyệt không dám làm trái chính lệnh, chỗ tiểu nhân không có gấm vóc, không có quân giới, không có ngựa, có xe nhưng để chở hàng hóa, tiểu nhân không dám lên xe ... Phủ cũng mua loại kém nhất trong tiêu chuẩn, mỗi năm lao dịch đều không dám tới muộn ạ."
Tên này nói rất đáng thương như quần hiền xung quanh không ai động lòng, với họ, như thế là xứng đáng.
Lưu Trường sờ cằm:" Quả nhân nói sao các vùng không phát triển nổi, té ra là thế, thương cổ lưu thông hàng hóa, nếu cái gì cũng không cho, vậy cần thương cổ làm gì? A phụ kém xa quả nhân."
Triệu Muội bình tĩnh nói:" Đại vương, Cao hoàng đế làm thế là có lý do, khi ấy chiến loạn vừa kết thúc, bách tính các nơi không có cái ăn, quốc khố trống rỗng, địa phương xảy ra thiên tai, không thể cứu tế. Cao hoàng đế đành đả kích thương cổ, trừ nông dân ra, tất cả các nghề đều bị đả kích. Chủ yếu vì tăng cường sản xuất, để bách tính có cai ăn."
"Giờ quốc khố vẫn trống, nhưng bách tính có cái ăn rồi nên đại vương mới thấy không ổn."
Lưu Trường quay sang Vương Sinh:" Nếu quả nhân giải trừ cấm lệnh, các ngươi có vui không?"
Vương Sinh quỳ ngay xuống:" Đại vương, lời này thật chứ?"
"Có điều quốc khố thiếu lương, quả nhân sẽ nâng cao thuế ..."
"Đại vương! Không được." Lữ Lộc ngăn cản, hoảng sợ nói:" Đại vương, thương cổ không sản xuất, không đóng góp gì cho quốc gia, đại vương mà bỏ lệnh cấm, người thiên hạ đều muốn ngồi không hưởng thụ, không ai canh tác nữa, Đại Hán sẽ diệt vong."
"Phun rắm, thương cổ ngồi không hưởng thụ à? Thiên hạ này trừ ta ngươi ra còn ai có thể ngồi không hưởng thụ?" Lưu Trường mắng:" Nông là quan trọng nhất, giúp thiên hạ ăn no, nhưng thương không quan trọng sao? Tề, Sở trước kia vì sao giàu có, đó là vì thương cổ của họ. Nay đã khác xưa, Hàn Phi Tử nói chính sách cũ không dùng cho được hiện thời, ngươi đọc nhiều sách vào."
Lữ Lộc á khẩu, Chu Thắng Chi cúi đầu cười.
"Quả nhân quyết định rồi, nếu có kẻ phản đối, nghĩ tới kết cục của Khoái Thông."
Ánh mắt Vương Sinh nhìn Lưu Trường đã khác hẳn, sáng như sao, hầu hạ y như a phụ. Cao tổ hạn chế thương cổ quá lớn, từ phương diện ăn mặc đi ở đều khống chế nghiêm khắc, mà hạn chế này Lưu Trường thấy vô nghĩa.
Không cho họ mặc lụa là gấm vóc, họ không biết lén mặc ở nhà à? Không cho họ cưỡi ngựa đi xe, vậy họ làm ăn thế nào?
Lưu Trường sẽ không thay đổi quốc sách coi trọng nông nghiệp, nhưng không muốn dùng cách này kiềm chế thương cổ, biện pháp tốt nhất là thuế. Nay thuế nông thấp, lấy thuế thương bù thuế nông, vừa cải thiện quốc khố, lại không cho thương cổ xuất hiện quá nhiều, chẳng phải tốt hơn cả chục lần à?
Lưu Trường đắc ý lắm, mình nhìn thật thấu triệt.
Vương Sinh thì mừng phát cuồng, bọn họ bất kể có bao nhiêu tiền cũng không thể công khai hưởng thụ, không thể thôn tính đất đai như hào tộc, vì thương tịch không cho làm nông.
Nước Tần quy định nghiêm ngặt về các nghề, ngươi là nông dân vậy yên tâm làm nông, nếu kinh thương là đại tội. Ngươi là tượng nhân mà làm nông, vậy hãy nếm thử nắm đấm của Tần luật.
Đại Hán tuy kế thừa chế độ hộ tịch của Tần, nhưng chuyển tịch dễ hơn nhiều, song không có nghĩa là ngươi vừa có thể kinh thương vừa làm nông. Có thể thoát khỏi hạn chế này chỉ có công huân hào tộc, bọn họ có lượng lớn đất đai, cũng có thể buôn bán muối sắt, kiếm khắp mọi mặt.
"Đại vương, thần đã sai người chuẩn bị, nghe nói Hà Tây có chiến sự, thần có chút gia sản, nguyệt hiến cho đại vương làm quân phí! Nhà thần ở quan nội có gần nghìn con dê, đại vương có thể dùng khao quân." Vương Sinh kích động nói:
Lưu Trường cười muốn rách miệng, lại làm ra vẻ không vui:" Nói gì thế quả nhân há tham gia sản của ngươi? Quả nhân bỏ cấm lệnh là vì thương xót các ngươi chứ không phải vì để các ngươi đem gia sản hiến cho quả nhân."
Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com