Lưu Trường được Phù Khâu Bá ca tụng người lâng lâng bay bổng, bấy giờ mới đứng dậy:" Nào, nào, nào, Phù Khâu công, mời ngồi. Vì khanh mà trẫm thả đám Nho sinh đó dấy, khanh ở lại nói chuyện với trẫm đi."
Phù Khâu Bá thở dài:" Vì thiên hạ mà khổ cho bệ hạ rồi, bệ hạ vốn không có ý làm hoàng đế, nay bị giam ở Trường An, vướng bận bởi việc vặt."
"Bệ hạ là hiền quân thật sự, hiền quân không phải dạ vào người ta nói, mà là nhìn vào thiên hạ. Thần tới rất nhiều nơi, những năm qua Đại Hán thay đổi lớn lao, giờ mà huyện nào có người chết đói sẽ kinh động lên tới quận. Trước kia đâu có, chết đói nửa huyện cũng chẳng ai ngạc nhiên. Bệ hạ để bách tính Đại Hán có cái ăn, khiến họ không bị ức hiếp là công đức lớn nhất rồi, không gì sánh bằng nữa."
Lưu Trường cười to:" Nếu không phải khanh đã cao tuổi thì trẫm đã giữ lại bên cạnh làm lang trung. Mà đám Nho sinh đó tới Trường An, chủ động biện luận với Hoàng Lão, khanh có biết ý đồ của họ không?"
"Bệ hạ, là vì tài liệu vỡ lòng, bọn họ coi thường Thúc Tôn Thông, nhưng lại coi trọng việc ông ấy đang làm, cho rằng đó là cơ hội tốt phát triển học phái. Trước bọn họ khinh Thúc Tôn Thông mà không phối hợp, nay ông ấy không còn nên muốn đoạt vị trí này." Phù Khâu Bá lắc đầu thất vọng:" Bọn họ biện luận thực ra là để đả kích học phái khác, làm bệ hạ coi trọng."
"Vậy mà khanh vẫn nói đỡ họ."
"Bệ hạ, tuy họ có ý đồ không tốt, nhưng có thể cống hiến cho chuyện vỡ lòng. Bọn họ có nhiều đệ tử, nhiều tàng thư, có sức ảnh hưởng trong các học phái. Bệ hạ có thể tạm bỏ qua ý đồ của họ, dùng họ làm việc cho mình. Giống như bệ hạ học tập vậy, không cần theo đuổi học vấn cao thâm, cần dùng được là đủ, không phải thế sao?"
"Ha ha ha, khanh nói đúng lắm! Lữ Lộc, thưởng bách kim, ban hoa phục."
....... .............
Hiền tài Hoàng lão và Nho gia tụ tập lại với nhau ở Hậu Đức Điện, bọn họ từ đình úy ra là ngựa không ngừng vó tới nơi này, chia ra ngồi hai bên, nhìn nhau vẫn mang thù địch. Mấy năm qua Hoàng Lão dần mất đi địa vị độc tôn, chủ yếu vì lúc giao thời, những đại thần khai quốc như Tiêu Hà, Tào Tham, Trương Lương đều là người Hoàng Lão.
Giờ đây địa vị Hoàng Lão không tốt, nhưng họ không phải không có tương lai, vì thái tử là tín đồ Hoàng Lão.
Nhưng vấn đề là thái tử còn nhỏ, mà thiên tử thì không ai có thể nói rõ là thuộc học phái nào.
Khi Lưu Trường xuất hiện thì dù có là học phái nào cũng đứng dậy bái kiến.
Lưu Trường lạnh lùng ngồi xuống thượng vị:" Nghe nói các ngươi biện luận trong thành, trẫm cũng rất hứng thú, chuyên môn gọi các ngươi tới, hỏi vài đạo lý, trẫm trước sau học rất nhiều tri thức các học phái, có thể biện luận cùng chư vị!"
"Hoàng sinh là ai?"
Hoàng sinh đứng dậy:" Thần ạ."
"Ngươi nói Thang Vũ mưu phản là lý gì?" Lưu Trường nghiêm giọng hỏi:
Hoàng sinh thong thả đáp:" Thần nghe nói, mũ tuy cũ nhưng vẫn đội trên đầu; giày tuy mới, nhưng phải đi dưới đất. Đó là trên dưới khác biệt."
"Thần nghe nói, Hạ Kiệt, Thương Trụ tuy vô đạo, nhưng thân là quân chủ ở trên, Thương Thang, Chu Vũ tuy thánh minh, nhưng thân là thần tử ở dưới."
"Quân chủ có lỗi mà không thẳng thắn khuyên gián, sửa chữa để giữ tôn nghiêm thiên tử. Ngược lại giết quân chủ, thay thế xưng vương, không phải giết vua đoạt ngôi là cái gì?"
Lưu Trường khinh bỉ lắc đầu:" Trẫm nghe nói, thiên mệnh thuộc về người có đức, Kiệt Trụ vô đức, thiên mệnh liền thuộc về Thang Vũ. Hạ Kiệt làm cái lưới bắt hết chim chóc, treo bốn phía đông tây nam bắc, muốn muông thú chui cả vào lưới. Thang tức giận: Chỉ có loại người như ngươi mới muốn bắt hết chim thú, vì thể bỏ ba mặt lưới, giữ lại một mặt, nói với người khác, chim thú cũng có nhân đức."
"Đó là minh chứng Hạ Kiệt thất đức, Thương Thang có đức."
Cả đám người nhìn nhau mặt mày hoang mang, điển cố này đâu ra thế, ý nghĩa cũng nghe không giống bệ hạ nói.
Phù Khâu Bá đứng lên:" Ý bệ hạ là, đem nông phu tham lam muốn bắt hết chim thú so với Kiệt, Kiệt lòng tham không đáy, muốn chiếm hữu hết bảo vật thiên hạ, thu vào túi riêng, xây Dao Đài để chuyên môn hưởng thụ. Thang thì có lòng nhân đức, không cướp đoạt của thiên hạ."
Mọi người bừng tỉnh, à, ra là thế.
Lưu Trường tiếp tục nói:" Trụ và Vũ vương cũng thế, trẫm nghe nói tất cả người được trời cao chiếu cố đều khác thường, Vũ vương không có trời chiếu cố, sao có thể nâng chín đỉnh."
Hoàng sinh không nhịn nổi:" Bệ hạ, chưa bao giờ nghe nói Chu Vũ vương nâng ..."
Phù Khâu Bá cắt lời:" Năm xưa Đại Vũ phân chia thiên hạ, lệnh cửu chấu cống đồng xanh, đúc ra cửu đỉnh tượng trưng cửu châu. Bệ hạ nói nâng cửu đỉnh ý chỉ Vũ vương có thiên hạ."
Hoàng sinh đành câm họng.
Lưu Trường càng kích động, trẫm đầy bụng kinh luân rốt cuộc có chỗ phát huy rồi:" Huống hồ khi đó Thương Vũ phạt Kiệt Trụ, toàn bộ thiên hạ đều hưởng ứng, họ phế trừ pháp lệnh cùng Tam Lão ước định, kẻ giết người xử tử, kẻ đả thương người ..."
Hoàng sinh đứng bật dậy:" Bệ hạ, trước đó còn tạm, chứ bệ hạ nói thế thì ..."
Phù Khâu Bá lần nữa đứng lên nghiêm khắc mắng:" Bệ hạ đang nói Thang, Vũ và Cao hoàng đế là người nhân đức. Ngươi nói Thang, Vũ mưu phản, vậy chẳng há Cao hoàng đế cũng mưu phản à? Cao hoàng đế dựa theo ý nguyện người thiên hạ, lật nhào Bạo Tần là sai sao?"
Hoàng sinh mồ hôi ròng ròng, nào dám nói.
Lưu Trường thì thất vọng lắm:" Trẫm nghiên cứu kinh sách mấy chục năm, nay không tìm ra ai biện luận với trẫm được nữa."
Tiếp đó không ai dám cùng thiên tử biện luận nữa, Vương sinh phụ trách dạy bảo hoàng tử đưa ra chủ đề mới.
"Sử dân vô tri."
Hoàng Lão không tán động chuyện vỡ lòng, lấy lời Lão Tử nhập đề chất vấn tính khả thi, cùng có ích của chuyện giáo hóa thiên hạ. Khi đó chính sách ngu dân để họ trống đầu no bụng rất thịnh hành, không chỉ Hoàng Lão, cả Pháp gia cũng nghĩ thế, ví như Thương Ưởng, Hàn Phi đều từng nhắc tới, bách tính biết quá nhiều không dễ khống chế.
Về Nho gia, họ có hai luồng tư tưởng, một cho rằng, Khổng Tử nói " Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi ", là chỉ cần dạy cho người dân biết phải làm gì, không thể cho họ biết vì sao. Đa phần ý giải rằng Khổng Tử cả đời hữu giáo vô loại, vì thế phản đối chính sách ngu dân.
Nho gia muốn thông qua chuyện vỡ lòng này trục lợi, Hoàng Lãi tất nhiên muốn thông qua chuyện này chèn ép Nho gia.
Lưu Trường đương nhiên phản đối ngu dân, y thi thoảng tham gia biện luận, đồng thời chú ý tới một Nho sinh thần sắc rất quá khích.
Thấy hai bên tranh cãi ngày một gay gắt, thậm chí chuẩn bị đánh nhau, Lưu Trường lui khỏi cuộc biện luận, lén lút chỉ Nho sinh kia:" Phù Khâu công, vị Tề Nho đó là ai?"
Phù Khâu Bá cười, ông biết nho sinh già đó thế nào cũng được bệ hạ chú ý:" Bệ hạ người đó là Viên Cố sinh, ông ấy nghiên cứu Thi, mở đầu cho Tề Thi, có nhiều đệ tự đi theo, tính cương liệt, có chút nóng nảy ..."
Lưu Trường nhìn Viên Cố sinh đang chửi xa xả vào mặt người Hoàng Lão đối diện, không nhịn được cười.
"Trẫm không ngờ nhiều người phản đối như vậy, trước kia trẫm chỉ tiếp xúc với Thúc Tôn Thông, Lục Giả với các lão sư của trẫm, nên cho rằng thiên hạ đều tán đồng. Xem ra do trẫm ít tiếp xúc, ngay cả Nho gia cũng có người phản đối vỡ lòng ..."
Phù Khâu Bá giải thích:" Bệ hạ, theo đuổi của các học phái chuyển biến theo nhu cầu của triều đình, Pháp gia ở thời Tần ủng hộ ngu dân. Nhưng nay bệ hạ hỏi họ, họ nhất định ủng hộ bệ hạ."
" Bệ hạ, học phái là để dùng, nếu không ai dùng thì học thuật cao thâm mất cũng mất đi ý nghĩa, học vấn không có thực tiễn chỉ là nói xuống không lâu dài được. Hoàng Lão sở dĩ phản đổi bệ hạ, chủ yếu vì bệ hạ không dùng người của họ."
"Bất kể là vỡ lòng hay soạn tài liệu giáo dục, bệ hạ đều dùng người Nho gia, họ mà ủng hộ thì Nho gia được lợi. Nếu bệ hạ dùng người Hoàng Lão làm việc này, họ sẽ đổi ý thôi."
Đế mời đại hiền tới luận kinh, trích dẫn kinh điển sai cả, đại hiền che mặt không đành nói. Đế tự cho mình giỏi, đắc ý không thôi. Trích Sử Ký Tư Mã Thiên.
Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com