Tế Nam, nằm phía nam Tế Thủy.
Khi Lưu Trường tới nơi này thì quận thủ đã dẫn quan lại cùng đại gia địa phương tới bái kiến. Những học giả có tiếng này không chỉ có Nho sinh, còn có học phái khác, học sĩ đất Tề, không phải Nho gia chiếm thượng phong, Hoàng Lão vẫn là dòng chính.
Đám đại gia Hoàng Lão này tuy không thích bệ hạ nghìn dặm xa xôi tới tìm một Nho sinh, nhưng mà vì đại nho này cũng là người Tề, nên không bài xích.
Quận thủ Tế Nam vẫn là người quen cũ của Lưu Trường, Kỷ Thông, trước là ngự sử củanước Đường.
Kỷ Thông tuy là triệt hầu đời hai, nhưng ông ta khác quần hiền hiện nay, ông ta là nhóm người từng theo Cao hoàng đế đánh Hạng Vũ, đứng thứ 56 trong bảng công thần.
"Ha ha ha, lâu rồi không gặp, khanh vẫn khỏe chứ?" Lưu Trường vừa xuống xe đã vui vẻ đi tới:
Kỷ Thông cười đáp:" Nhờ hồng phúc bệ hạ, thần không bệnh tật gì."
"Quần thần coi trẫm thành thuốc tốt trị bệnh rồi à, ai cũng trả lời như thế."
"Bệ hạ hiền minh, không chỉ đối với quần thần, còn là tiên dược với cả thiên hạ."
"Ha ha ha, khanh nói phải lắm."
Lưu Trường rất thích các đại thần dám nói thật như vậy.
Làm quan cho Lưu Trường có thể không có năng lực, nhưng nhất định phải biết nịnh bợ, chỉ cần dỗ y vui vẻ là cái gì cũng dễ làm.
Kỷ Thông ở mặt này có tạo nghệ nhất định, ông ta biết bệ hạ thích gì, nên không dẫn Lưu Trường về phủ, mà dẫn y đi xem kho lương.
Quả nhiên nhìn thấy những kho lương chất đầy lương thực trong huyện Lăng, quả nhiên là cười tươi như hoa.
Toàn bộ thành bắc có tới mấy trăm kho lương, lương thực chất đống như núi, cho thấy Đại Hán hiện nay có quốc lực không tầm thường.
"Khi Tiết Túc hầu còn, vô cùng coi trọng huyện học nơi này, quần hiền ở đây đều cảm khái về sự nhân đức của bệ hạ, tự nguyện phái đệ tử của mình tới dạy vỡ lòng, bọn họ thu nhân nhiều đệ tử mà không lấy tiền tài. Tất cả làm thế vì nhận ân đức của bệ hạ, tự nguyện dạy học, đây là điều hiếm có ở Đại Hán." Kỷ Thông quay đầu lại nheo mắt nhìn đám đại gia, hỏi:" Ta nói có đúng không?"
Cả đám vội gật đầu:" Vâng, đúng như quận thủ nói đấy ạ."
Lưu Trường mừng lắm thưởng cho Kỷ Thông hoa phục, trăm lượng vàng.
Kỷ Thông lại nói:" Thành quả của quận Tế Nam là vì bách tính yêu quý bệ hạ, liên quan gì tới thần đâu? Xin bệ hạ thưởng cho bách tính đương địa, để toàn thiên hạ học theo."
Lưu Trường tất nhiên không phản đối, lại lệnh thăng tước cho quận Tế Nam lên một cấp.
Thế là toàn bộ bách tính quận Tế Nam thật lòng hoan nghênh bệ hạ tới, hoan nghênh từ tận đáy lòng, bọn họ đi khắp nơi truyền bá tin tức tốt lành này.
Lưu Trường làm xong việc này liền dẫn Viên Áng tới bái kiến Phục công.
Nhà Phục Thắng ở Tế Nam là đại hộ, phủ đệ cực to, chắc vì Lưu Trường sắp tới, không chỉ trong phủ mà ngoài phố cũng rất sạch sẽ.
Lưu Trường không cho người khác đón Phục Thắng ra nghênh đón, mà vào thẳng phòng.
Phục Thắng năm trên giường, người nhăn nheo, mắt không nhìn thấy nữa, tai nghe cũng không rõ, nói chuyện cũng không rành mạch. Người gầy khô như củi, gầy tới đáng sợ, toàn thân chỉ còn lại xương, bộ dạng ngày tháng chẳng được bao nhiêu nữa.
Có điều đây là điềm lành của Đại Hán, tới bảy mươi đã coi điềm lành, huống hồ trăm tuổi.
Lưu Trường hiếu kỳ nhìn lão giả này, y lần thứ nhất nhìn thấy ông già tuổi cao như thế.
Phục Thắng mặt đầy vết đốm, mắt không mở được ra nữa:" Thần bái kiến đại vương."
Kỷ Thông cả kinh:" Là bệ hạ."
"Bái kiến bệ hạ, mồm miệng thần không lưu loát nữa rồi."
Ông già không sợ, cười nói với Lưu Trường, Lưu Trường nghe không rõ, còn phải cần Kỷ Thông phiên dịch.
"Trẫm lần này tới đây, vừa là vì không muốn Thượng Thư thất truyền, vừa là gặp điềm lành là khanh, khanh có tâm nguyện gì không?" Lưu Trường ngồi xuống bên cạnh"
Phục Thắng cười đáp:" Trước khi bệ hạ tới, quận thủ từng tìm thần, muốn thần xin ít lợi ích cho bách tính quận Tế Nam, nhưng thần thấy, làm thế không thích hợp, có hiềm nghi khi quân."
Kỳ Thông mặt đen xì, sao lúc không cần thì ông nói rõ thế?
Lưu Trường cười phá lên:" Kỷ Thông làm thế là vì chức trách, thân làm quận thủ phải mưu lợi cho bách tính Tế Nam, chỉ cần địa phương không làm việc giả dối, xin lợi ích cho bách tính không gì sai."
"Thần thường liên lạc thư tín với Phù Khâu sinh, đại vương còn hiền minh hơn ông ấy nói."
Ở Đại Hán, người tuổi không lớn, địa vị không cao gọi là sinh, người cùng tuổi quan hệ không mấy thân mật thì sau họ thêm chữ sinh vào. Người tuổi cao có địa vị gọi là công, là cách xưng hô tôn kính. Lưu Trường lần đầu tiên nghe thấy có người gọi Phù Khâu Bá là Phù Khâu sinh, có điều bình thường thôi, ở trước mặt ông già này, Phù Khâu Bá chỉ là bậc hậu sinh tiểu bối.
"Nghe nói đại vương là đệ tử Trương sinh. Tuân Tử không còn nữa, đệ tử tái truyền của ông ấy vẫn ưu tú như thế. Nếu ông ấy mà biết, nhất định sẽ ngẩng đầu lên mắng bọn thần."
Lưu Trường ngạc nhiên:" Vì sao mắng khanh?"
Phục Thắng cười khà khà:" Ông ấy luôn cho rằng bọn thần không biết dạy người, nói bọn thần không biết dạy người, làm hỏng đệ tử, bọn thần chỉ biết trút suy nghĩ của mình cho đệ tử mà không để chúng có suy nghĩ của mình. Chẳng qua là đem một cuốn sách chép sang cuốn sách khác thôi, còn chép hỏng, chép sai, lâu dần nho chẳng ra nho ... Bọn thần tức lắm, bọn thần dạy đệ tử ít nhất mấy chục năm sau mới nho chẳng ra nho, còn đệ tử ông ấy, có ai là Nho không?"
Lưu Trường thích nghe kể chuyện lắm, không nhịn được cười:" Tổ sư dạy ra hai Pháp gia, một Tung Hoành gia, Phù Khâu công còn tính là nho, chứ sư phụ trẫm chẳng ra nho nữa. Phục công, tổ sư trẫm là người thế nào? Bình thường trẫm hỏi, sư phụ không nói, cứ bảo quên rồi."
Phục Thắng hồi ức:" Ông ấy là người rất nóng tính, nghiêm khắc, dù dạy đệ tử mình cũng dùng giọng điệu mắng mỏ .."
Kỷ Thông lại hắng giọng, câu này không thể nói bậy, bệ hạ sau khi lên ngôi thì không ngừng nâng cao địa vị Tuân Tử, ông không nói được vài câu tử tế à?"
Lưu Trường cũng rất nghi hoặc:" Nói vậy tổ sư của trẫm không có ưu điểm gì?"
"Ông ấy luôn bận bịu, rất ghét mọi người nói suông, cho rằng nói nhiều tới mấy không bằng làm việc thực sự. Ông ấy rất quan tâm tới bách tính, khi đó chiến tranh liên miên, bách tính bị tàn sát, nên ông ấy luôn phẫn nộ ... Học vấn của ông ấy, không ai đuổi kịp, đối với bất kỳ ai, ông ấy đều đem hết tri thức truyền thụ, không che giấu, nên dạy rất nghiêm, sợ họ học không được."
Lưu Trường gật gù hài lòng:" Trẫm chuẩn bị thiết lập tế tự ở Hàm Đan, để nhân sĩ thiên hạ tới bái tế, khanh thấy sao?"
"Đại vương làm thế Tuân Tử không vui đâu, so với việc lập chùa chiền tế tự, không bằng lập vài huyện học, ông ấy càng vui hơn."
"Ha ha, khanh nói có lý."
Lưu Trường tiếp đó cho Viên Áng tới bái kiến Phục Thắng, biểu thị người trẻ tuổi này tới theo ông học tập. Phục Thắng muốn kiểm tra trước, xem người này có tư cách đó không, hai người bắt đầu vấn đáp. Lưu Trường yên tĩnh ngồi nghe, Viên Áng có tư cách không thì y không biết, dù sao từ y tới quần hiền đều không ai có tư cách hết, vì Lưu Trường hoàn toàn không hiểu họ nói gì.
Đám người này vì sao không nói tiếng người? Vốn là đạo lý đơn giản, lại nói phức tạp như thế.
Tuân Tử mà nghe được tiếng lòng của y nhất định khen ngợi, đúng là đồ tôn của ta.
Vì Tuân Tử rất ghét chuyện này, ông ghét kẻ không làm việc, mở mồm ra là dẫn lời tiên hiền, vì một câu nói mà sinh ra vô số loại chú thích.
Tuân Tử thuộc phái thực dụng, nên ông không chỉ mắng nho sinh, chọc giận ông, ông chửi mắng cả Không Tử. Tính tình Mạnh Tử cũng không tốt, nhưng ở phương diện mắng người thì Tuân Tử cao hơn một bậc. Không biết hậu thế đưa Tuân Tử khỏi Nho miếu, Khổng phu tử và Mạnh phu tử có vỗ tay không?
Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com