Khi đang ăn uống thì Lữ Lộc quay về, còn dẫn theo Phù Khâu Bá.
Viện binh tới rồi, Lưu Trường giả vờ kinh ngạc hỏi: "Phù Khâu công sao lại ở đây."
Lữ Lộc đáp:" Thần tình cờ gặp trên đường."
"Tốt, tốt, khanh ngồi xuống đi, Chu tướng vừa rồi còn nói chuyện quân nhân nghĩa."
Lưu Trường dìu Phù Khâu bá ngồi xuống bên cạnh, có ông già này trợ lực, sợ gì con chó già kia nữa.
"Nay Đại Hán ta xuất binh là tránh để bách tính bị tàn hại, sao có thể tính là thiếu nhân nghĩa? Trẫm là quân vương, phải vì bách tính diệt trừ sớm các mối nguy hại, đó không phải là quân vương nhân nghĩa."
Chu Xương nói ngay:" Tác chiến vì bách tính, chết cũng là bách tính, dùng cái giá hi sinh bách tính để từ đi uy hiếp không tồn tại? Nếu bọn họ có ý mạo phạm, thần nguyện đi đầu, nhưng đám võ tướng chỉ coi đó là cơ hội thăng tiến, thực sự vì bách tính sao?"
Lưu Trường nhìn Phù Khâu Bá, ông già này nói ngay:" Bách tính bệ hạ nói không phải là bách tính trong nước, mà là bách tính tái ngoại, bệ hạ xuất binh vì bảo vệ họ."
Chu Xương sững sờ, đi đánh người ta còn nói là bảo vệ à:" Xuẩn Nho! Ngươi là đệ tử Tuân Tử, sao có thể nói ra lời ấy."
Phù Khâu Bá đường hoàng nói:" Lão sư ta từng nói: Quân đội nhân nghĩa xuất binh, không phải vì phát động bạo lực, không phải vì gây nguy hại người khác, mà là vì ngăn chặn bạo lực, tiêu trừ nguy hại, cứu vớt người khác."
"Cho nên họ đi tới đâu đều được địa phương ủng hộ, tựa cơn mưa kịp thời, không ai không thích."
"Man vương tái ngoại không hiểu lễ pháp, dùng thuế má hà khắc chèn ép bách tính, thiêu cháy con dân mình để tế tự, chiếm đoạt mỹ nhân, giết người vô tội. Bệ hạ phái binh thảo phạt, giống Thang phạt Hạ Kiệt, Vũ vương thảo phạt Thương Trụ."
"Xuất binh không vì tranh đoạt mà là vì cứu vớt."
"Trước khi bệ hạ thu Hà Tây, bách tính Hà Tây thường có người chết đói, tặc khấu hoành hành, làm sát người vô tội, dân chúng lầm than. Nay bệ hạ xuất binh, giúp Hà Tây bách tính giàu có, an cư lạc nghiệp."
"Trong mắt ngài chỉ có bách tính Đại Hán, không có người khổ nạn tái ngoại, lại không biết thẹn mà nói bệ hạ bất nhân, sự nhân từ của bệ hạ, loại người như ông sao nghĩ tới."
Chu Xương mấy lần mở miệng mà không nói ra được, té ra ta mới là tiểu nhân vô đạo, còn tên hôn quân đi đánh nước khác là thánh nhân chân chính.
Đầu óc ông ta hơi loạn, thấy lão già kia nói không đúng, lại không thể phản bác.
Lưu Trường cười ha hả đứng dậy:" Phù Khâu công, hãy viết một bài luận lên báo đi, lời khanh vừa nói đều là suy nghĩ của trẫm."
Chu Xương lòng như khối băng, lạnh lẽo vô cùng, ông kinh sợ nhìn Phù Khâu Bá, không sao hiểu nổi, là đệ tử của Tuân Tử, chính tông của Nho gia, sao lại khuyên bệ hạ dùng binh.
Những lời của Phù Khâu Bá rõ ràng cho tên bạo quân một cái cớ, sau này bất kể tên bạo quân dùng binh ở đâu, đều có thể lấy cơ này, sao chấp nhận được.
Ông ta chưa kịp hiểu, Phù Khâu Bá đã nói tiếp:" Bệ hạ, thiên hạ không hiểu suy nghĩ của bệ hạ, bệ hạ phải tuyên cáo cho thiên hạ biết, đây là quân nhân nghĩa. Đồng thời hạ lệnh cho các tướng quân khi thảo phạt không được hại người vô tội, đối xử tốt với người già trẻ nhỏ, không được cướp bóc lương thực của họ."
"Quân vương quyền quý bất thần có thể giết, nhưng không được liên lụy tới bách tính phía dưới, dùng lương thực của quân vương vô đạo đó phân phát cho bách tính, dùng lễ pháp dạy dỗ họ. Truyền bá học vấn thánh hiền, ước thúc hành vi của họ, để họ yên tâm canh tác, giảm bớt thuế má, không coi họ như nô lệ ..."
"Quân đội Đại Hán không tranh đoạt đất đai của họ, không nô dịch bách tính của họ."
Phù Khâu Bá nói những lời này rất khí thế.
Lưu Trường ngây ra nghe rất lâu, thình lình vỗ tay:" Khanh nói đúng quá, trẫm thảo phạt kẻ bất lương, đó là thiên mệnh! Trẫm đi hạ lệnh!"
Nghe thế, Chu Xương tựa hồ hiểu ra gì đó.
"Bệ hạ muốn tạo ra đội quân nhân nghĩa thì phải thao luyện theo tư tưởng của Tuân Tử, không lấy quân công để dụ hoặc, phải lấy đạo đức làm gốc, lòng mang thiên hạ. Đội quân không xâm phạm tới bách tính mới là quân nhân nghĩa thực sự."
Chu Xương trầm mặc, sao mình càng nghe càng thấy đúng thế?
Tháng đó, Lưu Trường tới thái học bàn việc binh, chửi mắng Mã Hàn vương vô đạo, hạ nghiêm lệnh: Không được tàn hại dân Mã Hàn.
Phù Khâu Bá viết một bài luận đăng báo, gây chấn động giới học thuật, đương thời nhiều người cho rằng nhiều lời của Tuân Tử không thể hiện thực, lời của ông ở phương diện quân đội quá lý tưởng.
Không hại người già yếu, không làm hỏng hoa màu, không truy đuổi người không đánh đã lui, bỏ qua cho người không phản kháng, không ngược đãi người tới hàng.
Chủ trương này nghe thì không tệ, nhưng căn bản không thực hiện được, ở đâu ra đội quân như thế?
Hành động này của Phù Khâu Bá từng bước thực hiện chủ trương của Tuân Tử.
Ông cho rằng, phải để tướng lĩnh hiểu đạo lý này, để họ biết mình mang thiên mệnh, sau đó an bài quan quân truyền tư tưởng cho sĩ tốt, để họ biết mình chiến vì cái gì, khi nào ba quân đều hiểu, đồng thời chấp hành theo, khi đó quân đội sẽ vô địch.
Vì có nhân đức, kẻ địch chuẩn bị giao chiến sẽ hạ vũ khí đầu hàng.
Những kẻ vốn ngoan cố phản đối báo giấy, lúc này đều phát biểu luận điểm học phái của mình, thế là bài luận của Phù Khâu Bá nhanh chóng khơi lên chiến hỏa Bách gia.
Hoàng Lão ra tay đầu tiên, phê phán Từ Khâu Bá, chỉ trích Phù Khâu Bá hiếu chiến, chĩa mũi giáo vào Nho gia, nói họ ngầm có truyền thống hiếu chiến, cổ xúy chiến tranh, lấy cớ thiên mệnh để cướp đoạt.
Tiếp đó mà Mặc gia truyền thừa lý luận Phi Công, Trần Đào chửi mắng hành vi của Phù Khâu Bá, nói ông biến cuộc chiến bất chính thành chính nghĩa, là đệ nhất đại ác nhân của Đại Hán.
Nông gia vốn là tử địch của Nho gia cũng chửi mắng Phù Khâu Bá, cơ mà không đưa ra được lý do.
Nho gia choáng vàng, không biết có nên tham dự không?
Phù Khâu Bá lần đầu tiên thể hiện thế nào là chân truyền của Tuân Tử.
Ông tư mắng chửi Vương công Hoàng Lão, cho rằng Vương công lòng dạ hẹp hòi, man di giao chiến với Đại Hán là vì không hiểu lễ nghi, nay ông phản đối đi giáo hóa, là ép họ thành kẻ ác, sau đó lại đi giết sao? Không dạy đã giết, đúng là thứ đồ tể.
Sau tới Trần Đào, mắng Trần Đào ngay học vấn cầm thú còn chưa nghiên cứu thấu triệt, Mặc Tử nó Phi Công là vì Kiêm Ái, mà ông nói giáo hóa chính là thể hiện kiêm ái. Tới cả bách tính tái ngoại mà ta còn yêu thương, ngươi dám nói ta không đúng à? Thứ không bằng cầm thú.
Trần Đào đọc báo xong thì tức xỉu luôn, nếu không có thái y cứu kịp thời thì quy tiên rồi.
Phù Khâu Bá tiếp đó chửi hết các học phái một lượt, ngoài ra ông chửi luôn cả Nho gia ... Từ Trương Lương, Lục Giả tới Mao Hanh đều không thoát.
À đúng rồi, chỉ Nông gia là ông không chửi, điều này càng làm Nông gia thấy bị sỉ nhục, mấy lần tới thái học tìm ông lý luận, sao ông không chửi bọn ta?
Cuộc đại chiến này lại biến thành thú vui cho vị bạo quân nào đó.
"Mau mau, mua về chưa?"
Lưu Trường đứng ở cửa sốt ruột nhìn Lữ Lộc đang chạy về.
Lữ Lộc đặt đống báo lên bàn, Lưu Trường vội vàng lấy ngay đọc.
" Ha ha ha, Phù Khâu công lợi hại quá, ép Vương công phải chửi bậy rồi, chắc là tức lắm đây .. Mau gọi Triều Thác tới cho trẫm, đoạn này trẫm không hiểu ...."
Triều Thác tới rất nhanh:" Bệ hạ, đoạn điển cố này bắt nguồn từ Công Tôn ..."
"Ồ, Nông gia chửi cả tông tộc Phù Khâu công rồi, oa, chửi rõ họ tên này, sao tra rõ thế ... Ha ha ha, tiếc quá họ không chửi Tuân Tử."
Lữ Lộc liếc nhìn tên bạo quân chìm đắm trong đó thầm nghĩ, bọn họ đâu ngốc, chửi Tuân Tư không phải từ tranh cãi biến thành thảo luận vật lý à?
Lưu Trường chợt nhớ ra cái gì:" Thác, sao Pháp gia các ngươi không tham gia?"
Triều Thác thăm dò:" Bệ hạ muốn thần ..."
"Pháp gia các ngươi thật vô vị, nghĩ gì thì viết thế, không cần hỏi ý trẫm."
"Vâng!"
Triều Thác đi rồi, Lưu Trường kích động xoa tay:" Lần đầu tiên trẫm học tập vui vẻ thế này, ai dà, ai cũng lợi hại, nhất là Phù Khâu công, một địch trăm mà không thua kém."
Nói rồi tiếp tục xem Nho báo:" Giả Nghị và Mao Trường ra trận rồi, hai người này là đồng môn, Giả Nghị ủng hộ Phù Khâu công, Mao Trường phản đối ... Ừm xá nhân của An không tệ, nhưng hắn không chửi lại Giả Nghị đâu, sư phụ trẫm năm xưa dạy Giả Nghị là để thay mình đi chửi nhau với người ta ..."
Lữ Lộc ho:" Khụ, bệ hạ, là biện luận."
"Đúng đúng, hắn biện luận không bằng Giả Nghị."
Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com