Lưu An không nói lên lời, xung quanh nó toàn ông già sáu bảy chục tuổi còn khỏe mạnh như thường, nó cứ nghĩ ...
Cảm xúc trong lòng Lưu An lúc này khó diễn tả, nó lần đầu tiên nghi ngờ bản thân, tựa hồ mọi nhận thức trước kia đều sai lầm, thế giới xung quanh đang ầm ầm sụp đổ, trước mắt chỉ có hình ảnh bà già chẳng hề già đang xay gạo kê. Nó mấy lần muốn mở miệng, trước kia nó tuôn ra vô số văn chương thâm ảo dễ dàng, thời khắc này sao gian nan như vậy, mãi mới nói được: "Để ta ..."
Nó vừa mới mở miệng thì bà già đã xay xong gạo, đi làm cơm mất rồi, để lại nó bần thần đứng đó.
Rất nhanh cả nhà đã dậy, mọi người cùng ăn cơm, giống trước kia, cơm của Lưu An nhiều nhất, bên trên còn có ít rau, một miếng thịt nhỏ. Những người khác chỉ có cơm không, chưa từng có thức ăn, họ ăn rất nhanh, ăn ngon lành, ăn như a phụ nó.
Đứa bé nhất ăn liền hai bát, ăn xong thòm thèm nhìn a mẫu.
Ông già khen ngợi đây là thịnh thế, kể cho đám con biết, cơm ăn khó kiếm ra sao, bây giờ cuộc sống tốt đẹp thế nào. Chỉ là những lời thường ngày Lưu An thấy rất êm tai, giờ khó chấp nhận nổi, nó cố nén ý muốn chạy khỏi đây.
Đợi đám con ăn xong, ông già đứng dậy ra ruộng.
Đứa bé nhất là đứa háu ăn nhất, hỏi:" A phụ, con ăn thêm một bát nhỏ được không?"
"Ha ha ha, nếu hôm nay làm việc tốt, buổi tối cho ăn thêm một ít."
Nhà họ chỉ ăn hai bữa vào sáng và tốt.
Khi họ cầm nông cụ lên, Lưu An bất giác đi theo, ông già kinh ngạc, song không nói gì.
Ngày hôm đó Lưu An học họ, sắn áo lên, nhảy xuống ruộng.
Chỉ là trông nó cao lớn mà chẳng được tích sự gì, bất kể là cày ruộng hay gieo mạ, đều chẳng giúp được, còn gây phiền toái thêm. Cả nhà đó đều rất kiên nhẫn, không trách móc nó.
Lưu An mệt tới thở hồng hộc, dùng cánh tay dính bùn lau mặt, gương mặt đẹp đẽ trở nên bẩn thỉu.
Mọi người uống ít nước nghỉ, không ai dám tới quấy rầy nó.
Chỉ có ông già cười khà khà: "Quý nhân hôm nay mệt rồi, Khứ Tật, con đưa quý nhân về nghỉ ..."
Lưu An quật cường đứng lên: "Không cần, ta không sao."
Ông già không nói thêm nữa.
Bận rộn tới tối, Lưu An mệt tới đi không vững, trượt chân ngã ra đất, mấy đứa con Trương gia cười to, Lưu An ngồi trên mặt đất, nhìn mình lấm lem, lần đầu tiên trong đời phát ra tiếng cười hào sảng giống a phụ.
Hôm sau Lưu An dậy sớm, tuy toàn thân đau nhức, nó vẫn bắt đầu giúp bà già, nó không xay được gạo, chỉ đi nhặt củi gì đó.
Bà già ngạc nhiên về sự thay đổi của Lưu An:" Quý nhân ..."
"Gọi ta là An."
"An .... Nhớ người nhà à?" Bà già nhìn ra tâm tình Lưu An không tốt:
"Đại mẫu thương ta lắm, nhiều ngày không thấy ta như vậy sẽ rất đau lòng ... Còn cả a mẫu, tuy rất nghiêm khắc, nhưng mỗi khi không thấy ta lại sai người đi tìm... Rồi hai vị di mẫu, Bột, Tứ, Lương ..." Lưu An rầu rĩ kể:
Bà già nghe rất chăm chú:" Còn a phụ thì sao?"
"A phụ chắc chắn đang vì không ai tranh thịt với mình mà vui lắm, ông ấy không nhớ ta đâu."
"Không phải đâu, a phụ tiểu quân khi dẫn tiểu quân tới đây, mỗi lần nói về tiểu quân đều rất đắc ý. Năm xưa con nhà lý chính học được gì, ông ấy đều nhìn con như thế ... A phụ tiểu quân nhất định nhớ ngài nhất."
"Người đâu kéo đám người này đi, giam vào đình úy!" Lưu Trường quát:
Tức thì có giáp sĩ kéo đám sứ giả Đại Hạ đi, Mục Tây Tư lớn tiếng cầu xin, nhưng hắn không biết tiếng Hán nên vô ịch.
Hôm nay đám Mục Tây Tư vẫn như mọi khi kể về thế giới phương Tây, tên nghệ thuật gia cuối cùng để khát vọng lấn át lý trí, đưa tay ra bóp cánh tay Lưu Trường.
Lưu Trường sững sờ, quần thần và sứ giá giả cũng sững sờ.
Tên nghệ thuật gia còn chưa biết đủ, sờ lên người Lưu Trường, thế một cú đấm đánh bay hắn đi, ngã xuống mất tích. Lưu Trường nổi giận, tức thì gọi giáp sĩ bắt giam.
Bị giam vào ngục, đám sứ giả thở dài, mọi việc đang thuận lợi như thế, Đại Lực Thần tỏ ra rất hứng thú với phương tây, thế mà xảy ra chuyện như thế.
Tên nghệ thuật gia tỉnh lại, không ngờ câu đầu tiên là:" Ta muốn điêu khắc lại cảnh ngài ấy vung nắm đấm."
Mục Tây Tư tuyệt vọng, tên điên này hết thuốc chữa rồi, bảo sao năm xưa mình học triết học và nghệ thuật, phụ thân lại không cho. Thôi vậy, đành nghe thần linh an bài.
Lúc này Lưu Trường và mấy đại thần vây quanh xem tấm bản đồ rất lớn, gần như trải hết đại điện, do rất nhiều tấm vải trắng khâu lại mà thành.
Đây là bản đồ Đại Hán chi tiết nhất, gồm cả sông núi, ao hồ, kiến trúc quân sự, thành trì, làm người ta nhìn sởn gai ốc.
Mấy miếng bản đồ chưa khâu đặt bên cạnh.
Phùng Kính giải thích.
"Nơi này là nước Đại Hạ, nhưng chúng ta không thể vẽ cụ thể thành trì, từ lời họ nói, phía nam là mảnh đất có thể tới thẳng nước Điền."
"Có thể xác định chữ?"
"Có ạ, theo đặc trưng của nô lệ người Phiếu mà Sài Kỳ kể thì tương đồng với lời Mục Tây Tư nói."
"Nói vậy là chúng ta có hai con đường tới được Thân Độc?"
"Có điều theo Sài Kỳ nói thì đường rất khó đi, đâu đâu cũng là núi rừng, dã thú, độc trùng, vô cùng đáng sợ, cả nước cũng không thể uống."
Lưu Trường gãi cằm: "Đi đường thủy có thể tới được không?"
"Có lẽ ạ, nhưng gió biển cực lớn, thuyền không đi được."
"Vậy ngươi nói cái kẻ lừa Thủy Hoàng đế đi lấy thuốc tiên sao ra biển được?"
Phúng Kính ngờ người:" Cái đó thần không rõ, chắc có cách."
Lưu Trường nhìn sang Quý Bố:" Quý Bố, sông và biển có gì khác nhau? Thuyền đi được trên nước, chẳng lẽ không đi được trên biển?"
Thuyền biển sớm nhất của Hoa Hạ được làm vào thời Tống, trước đó chỉ có thuyền sông, không có thuyền biển, không có năng lực ra biển mậu dịch.
"Bệ hạ muốn xưởng tạo thuyền làm ra thuyền biển sao?"
"Làm, phải làm ra, bảo họ đừng sợ thất bại."
Quý Bố nhận lệnh.
" Ha ha ha, vẽ được đấy, khá, đúng là rất khá." Lưu Trường đứng trong lao ngục đình úy, nhìn bức vẽ trên tường, tay chống hông, mặt hớn hở:
Tên nghệ thuật gia kia vẽ vô cùng chân thật, bất kể là đặc trưng khuôn mặt hay tỉ lệ thân thể của Lưu Trường, đều nhìn rõ ràng. Bức bích họa đó Lưu Trường đang giơ nắm đấm, trước nắm đấm của y là người đang bỏ chạy, chỉ là Lưu Trường rất cao lớn, người kia thì bé xíu.
Lưu Trường càng nhìn càng thích.
Người bỏ chạy kia chính là tên nghệ thuật gia, hắn vẽ bản thân rất thảm hại.
Khác biệt cách vẽ này với hội họa của Đại Hán rà rất lớn, dù Đại Hán có nhiều phong cách vẽ, nhưng vẫn không cái nào giống cả.
Còn tên nghệ thuật gia mặt mày thâm tím vẫn vui vẻ hoa chân múa tay, không biết nói gì.
Tên này ở trong lao ngục dùng đá mà vẽ ra bức bích họa này, giáp sĩ trông coi rất ngạc nhiên, chỉ cho Tuyên Mạc Như xem. Sau đó chuyện tới tai Lưu Trường, tính ham chơi nổi lên, y tới xem.
Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com