Gia Phụ Hán Cao Tổ ( Dịch Full)

Chương 769 - Chương 770: Sông Nào Dám Dâng Lũ.

Chương 770: Sông nào dám dâng lũ.

"Ha ha ha, chỗ các ngươi mà cũng gọi là quốc gia à?"

"Ha ha ha, một huyện ở chỗ ta còn cường thịnh hơn cả nước các ngơi. Ha ha ha, ta cữ nghĩ nước Điền là yếu kém nhất, chỗ các ngươi ... Ha ha ha !"

Sài Kỳ không nhịn được cười:

Lưu Khải tháp tùng hắn đi tham quan nước Tây Đình cũng mỉm cười:" Nước Tây Đình nhỏ yếu, quốc lực kém cỏi, tất nhiên kém xa các nước Trung Nguyên."

Hạ Hầu Táo mấy lần sắn tay áo lên rồi, Lưu Khải lắc đầu, còn an bài giáp sĩ đưa hắn về.

Sài Kỳ nhìn mấy trăm giáp sĩ nơi này, càng đắc ý hơn.

" Ngươi đắc tội với bệ hạ sao mà phong ở nơi này ... Thế này đi, ta lấy danh nghĩa tư nhân tặng các ngươi ít đồ, coi như có chút giúp đỡ. Cũng không nhiều, bình thường ta thích đi săn, trong phủ có nuôi hơn 300 con chó săn, có thể phái người mang tới."

"Nếu không còn cái ăn, có thể phát động bách tính đi săn."

Lưu Khải sáng mắt bái tạ:" Đa tạ."

Nhìn bộ dạng của Lưu Khải như thế, Sài Kỳ hết nói:" Ta còn ít dê, tặng các ngươi 800 con."

Lưu Khải cứ bái tạ mãi, Sài Kỳ hiếm một lần lên mặt đại gia, mặt hếch lên trời không coi một chư hầu vương ra cái gì.

Khi Sài Kỳ đi nghỉ, Lưu Khải mới lấy thư của Lưu Trường ra xem thật kỹ, sau đó triệu tập tam công trong nước tới nghị luận đại sự.

Kỳ Thông, Chất Đô, Hạ Hầu Táo ngồi trước mặt Lưu Khải, thần sắc nghiêm túc.

Hạ Hầu Táo nhịn lâu rồi:" Tên Sài Kỳ đó khinh người quá lắm. Đại vương, đợi hắn rời khỏi nước ta, thần kiếm chỗ không người, chôn hắn luôn."

"Ngươi ta còn tặng chúng ta chó săn và dê, sao giết được." Lưu Khải cười vang:" Chưa nói chuyện đó vội, nói về bức thư này đi, bệ hạ lần nữa nhắc tới hưng nông, chủ yếu là phải tăng sản lượng lương thực."

Hạ Hầu Táo khinh bỉ:" Trong triều đúng là thiếu hiền tài, sửa một đấu thành một thạch, thế là sản lượng tăng lên rồi."

Dù là Chất Đô cũng không nhịn được cười, Lưu Khải và Kỷ Thông càng cười nghiêng ngả. Mất một lúc Lưu Khải nói:" Bệ hạ muốn Thân Độc tới triều cống, đoạt lương thực của chúng, bệ hạ nói rồi, sẽ lấy chúng ta làm trung tâm ... Đây là cơ hội của chúng ta."

"Nay kẻ cười chúng ta, sau này phải trả giá đắt."

"Chư vị, cùng nhau cố gắng."

"Hây! Hây! Hây!"

Tướng sĩ đội khăn vàng đồng thanh hô lớn đạp bàn đạp, tốc độ xa thuyền lập tức tăng lên, rất nhanh vượt qua lâu thuyền bên cạnh, gần như ngang với tốc độ khoái thuyền và thuyền thám báo rồi.

Lưu Trường đứng ở mũi thuyền, quần thần mặt mày lo lắng đứng ở trên bờ, đương nhiên cũng có mấy đại thần đi theo. Đây là lần đầu tiên xa thuyền trang bị cho thủy quân, do lần đầu chế tạo, nên hành vi này của Lưu Trường có chút nguy hiểm, ai cũng sợ xảy ra chuyện.

Dù sao vóc dáng bệ hạ như thế, nếu rơi xuống nước rất khó vớt.

Lưu Trường nhìn xa thuyền dẫn đầu, cảm thụ gió lạnh thổi tới, cười to:" Thắng Chi, ngươi bảo thứ này có đi được trên biển không?"

"Được ạ, đừng nói là xa thuyền, khoái thuyền cũng đi biển được, chỉ là nguy hiểm cực lớn. Có điều xa thuyền hay lâu thuyền cũng thế thôi, một trận sóng lớn đánh tới, thuyền lớn tới mấy cũng lật."

Hiện giờ Chu Thắng Chi và Phàn Kháng là tướng lĩnh am hiểu thủy chiến nhất của Lưu Trường.

"Quý Bố muốn mở đường thủy tới Thân Độc, ngươi thấy sao?"

"Nếu đi men theo tuyến bờ biển, có thể thường xuyên lấy tiếp tế trên bờ thì không thành vấn đề, thần có thể sai người đi mở đường ... Nhưng nếu Thân Độc cũng ở giữa biển như đảo Oa không có lục địa ven đường thì chỉ e là có đi không về."

"Hung Nô có thể từ Tây Vực tới Thân Độc, ngươi nghĩ thử xem, đó có thể là quốc gia giữa biển không?" Lưu Trường chê bai quần hiền nhà mình:

Chu Thắng Chi hắng giọng một tiếng lảng đi:" Bệ hạ cứ ra lệnh, thần sẽ men theo bờ biển nam hạ, có khi còn phát hiện lớn hơn ... Nếu thần chết dọc đường, cứ phong thần làm triệt hầu, cho vào Trung Tín các là được."

Xa thuyền đi được mấy canh giờ, Lữ Lộc sắp không chịu nổi nữa, mặt tái me tái mét, mấy lần muốn nôn ra, thuyền này đi nhanh, nhưng mà không vững như lâu thuyền.

Bến tàu Vị Thủy Trường An hẳn là bến tàu náo nhiệt nhất thiên hạ, dù là mấy bến tàu chủ yếu dùng làm thương mại ở nước Giao Đông cũng không so được. Quan thuyền vận chuyển lương thực và các loại vật liệu xếp thành hàng dài, còn có vô số thương thuyền, chiến thuyền của Hoàng đầu quân. Có thể tìm thấy đủ các loại thuyền ở đây, thậm chí bên bến tàu đã xuất hiện nhiều dân cư, quán săn quán rượu, thấp thoáng bóng dáng của tòa thành.

Trên bến tàu Trường An lúc này đã dọn ra một con đường thông thoáng, dành riêng cho hoàng đế, bách tính không được tới gần.

"Thực ra xây dựng một tòa thành ở nơi này cũng được, thuyền bè về sau càng lúc càng nhiều, so với việc đợi nó tự hình thành, không bằng chủ đạo việc này."

Lưu Trường đang nói chuyện với quần thần chuẩn bị lên xe ngựa, chợt chỉ tay:" Lộc, bên kia có chuyện gì thế?"

Lữ Lộc lập tức lên ngựa phóng về phía giáp sĩ đang xua đuổi đám đông. Lưu Trường nghiêm mặt đứng đợi, quần thần cũng nghi hoặc. Rất nhanh Lữ Lộc quay về bẩm báo:" Bệ hạ, không có gì, nạn dân không biết đường, xông vào đường giành cho bệ hạ, giáp sĩ đang chỉ đường cho họ."

"Nạn dân?? Trường An sao lại có nạn dân??" Giọng Lưu Trường bất giác cao hơn không ít:

Lữ Lộc vội nói:" Là người Hà Lạc ạ, thác trước lũ đổ xuống, các huyện Tân Tào gặp thiên tai nghiêm trọng, những người này không nhà để về, tới Trường An kiếm sống.

Hắn nói rất tự nhiên, quần thần cũng bình thản, vì chuyện này ở Đại Hán thực sự là thường thấy.

Lưu Trường thì nhíu chặt mày, sắc mặt không dễ coi.

Lữ Lộc biết bệ hạ nghĩ gì, tới khuyên:" Bệ hạ, đê vỡ là thiên ý, cũng là quy luật của sông ngòi, tưới tắm mặt đất, song gây hại xung quanh. Chuyện này không phải tới thời bệ hạ mới có, mà là từ cổ đã thế. Bệ hạ cũng biết đạo lý, trời làm tự có quy luật, không liên quan tới bệ hạ ... Chúng ta cứu tế bách tính, tu sửa đê điều, xây nhà lại cho bách tính ở nơi nào đã là nhân đức lắm rồi."

Lưu Trường đùng đùng nổi giận, mắt trợn tròn:" Nói năng khốn kiếp gì thế? Có trẫm ở đây, sông nào dám dâng lũ."

Lữ Lộc miệng co giật, sông nó không nghe lời ngài, ngài đi chém đầu nó à?

Lưu Trường không ngồi xe nữa, lên tuấn mã phóng đi, quần thần rối rít lên xe chạy theo, kỵ sĩ vội vàng truy đuổi, thế là hướng Lưu Trường rời đi vó ngựa rầm rập, bụi bay mịt mù.

"Ài ..." Trương Thương thở dài, ông cũng thương bách tính thiên tai:

Lưu Trường ngồi trước mặt ông, dáng vẻ cực kỳ nghiêm túc:" Lão sư , chẳng lẽ không có cách nào sao?"

"Cách thì có, chặn không bằng thông, chỉ có phân dòng là cách tốt nhất. Men theo sông đào thật nhiều kênh, vừa giúp tưới tiêu, thủy vận, đồng thời phân bớt lũ, giảm thiên tai."

Trương Thương nói vậy nhưng lại lắc đầu:" Bệ hạ, làm không dễ, nay triều đình đào hai con kênh đã vất vả rồi. Nếu muôn chuyên trị thủy mà đào kênh, chi phí các phương diện vô cùng lớn. Chỉ có thể đào từng chút, e là tốn mấy chục năm, mấy trăm năm."

"Hiện giờ chỉ có thể gia cố đê, thần lo nhất là nước Lương và Sở, địa hình bằng phẳng, lại là vùng sản xuất lương thực trọng yếu, nếu gặp thiên tai, hậu quả không dám tưởng tượng."

Lưu Trường ủ rũ:" Phải có cách chứ?"

"Có lẽ sẽ có, nhưng bây giờ chỉ có thể phòng bị."

"Trẫm tuyệt đối không thể chờ đợi như thế, nhất định sẽ có cách."

Trương Thương không phản bác, chỉ nói:" Vậy thần tiếp tục chẩn tai, huy động nạn dân, gia cố đê điều ..."

Bình Luận (0)
Comment