Lữ Lộc đứng ngoài Hậu Đức Điện, thấy Lưu An tới vội vào bẩm báo.
Khi Lưu An đi vào thấy a mẫu không ngờ cũng ở đây.
Chỉ là sắc mặt a mẫu không tốt, tựa hồ vừa nổi giận, a phụ thì có chút xấu hổ, chỉ gãi đầu. Lưu Trường thấy Lưu An tới thì mừng lắm, vội nói với Tào Xu:" Trẫm và An có chuyện quan trọng cần thương lượng, nàng về trước đi."
Tào Xu trừng mắt với y rồi đi.
Lưu Trường lau mồ hôi trán, bảo Lưu An ngồi xuống:" Ngươi tới đây làm gì?"
Ngữ khí lãnh đạm hơn vừa rồi rất nhiều, Lưu An đem chuyện Triều Thác kể ra, lại nói mình muốn tiếp nhận chuyện này. Lưu Trường thấy nhi tử tự tin như thế thì vui lắm, y không sợ người khác có ý kiến của mình, chỉ sợ người bên cạnh không dám nghĩ. Ví như Lưu Tường đem quan vượt biên cảnh không làm Lưu Trường giận, mà giận hắn bị bắt dễ dàng. Lưu An biểu hiện có can đảm, có năng lực, Lưu Trường càng vui.
Thằng nhãi này trưởng thành là mình có thể túy ý lang thang rồi, không sợ bị hoàng hậu phát hiện ra ngoài chơi rồi răn dạy như vừa rồi nữa.
"Được, nếu con muốn làm thì làm đi, nhưng nội dung khảo hạch đã nghĩ kỹ chưa?"
"Hiện huyện nha thiếu nhân thủ truy quét tặc tử, nên con muốn định ra khảo hạch liên quan tới luật pháp, sau đó là kiếm pháp cùng năng lực xem xét vụ án ... Thử thách ở huyện nha trước, sau phổ biến ra thiên hạ, a phụ thấy sao?"
"Khá lắm, con nghĩ tới nhiều như thế làm trẫm bất ngờ, cứ làm đi, sai sót gì còn có Trần hầu!"
Lưu An vội nói:" Phải rồi a phụ, Triều Thác đắc tội với Trần hầu, nên bị làm khó đủ điều, cả vào thành cũng bị làm khó."
Lưu Trường không mấy bận tâm:" Trong triều còn có ai mà Triều Thác chưa đắc tội, tên đó còn sống tới ngày nay là nhờ đại ân đại đức của trẫm. Có điều Trần hầu cũng hẹp hòi quá, tới địa vị như ông ấy cần gì so đo với hậu sinh chứ ... Chuyện này không hay, đại trượng phu phải bao dung, không thể có thù ăn báo giống Đường Sư."
" A phụ, là Phạm Sư ..."
"Thằng nhãi, ngươi đọc được mấy cuốn sách đã chỉ đạo trẫm đấy à? Chuyện này giao cho ngươi bao lâu rồi mà chưa làm xong, ngươi làm trẫm thất vọng quá! Cút đi làm việc của ngươi, làm không tốt thì đi làm lao dịch, khỏi phải động não."
Lưu Trường nổi giận đuổi Lưu An ra ngoài.
Lưu An vừa tới cổng hoàng cung thì Triệu Gia vội hành lễ, lớn tiếng hô:" Điện hạ không sao chứ ạ?"
Lưu An giật nảy mình:" Triệu quân, sao lần nào cũng khách khí thế?"
"Không thể không khách khí, đây là mệnh lệnh của bệ hạ, thần phải hô thêm một ngày nữa, giọng sắp khàn rồi." Triệu Gia vừa nói vừa ho:
"Còn nói Phạm Sư có thù ắt báo, a phụ còn kém xa ..."
"Khụ khụ." Triệu Gia không dám phụ họa, chỉ ho vài tiếng nhắc nhở, không thể nói bừa, nếu ai đó nghe thấy sẽ bị trừng phạt.
Lưu An chẳng sợ:" Khanh đừng lo, a phụ ta tuy là minh quân một đời, nhưng thiếu đi bao dung, đại trượng phu phải biết dung thứ người khác, giống đại phụ ..."
Kịch Mạnh hớt ha hớt hải chạy tới:" Điện hạ, điện hạ, Lục phụng thường đuổi người của chúng ta đi rồi, nói chuyện khảo hạch trọng yếu, phải do họ chế định, chúng ta không được xen vào."
"Cái gì? Con chó già đó dám không đồng ý à, ta không tha cho ông ta."
Triệu Gia nhìn thái tử hùng hổ rời đi, thầm kêu may mắn mình biết giữ mồm giữ miệng.
Thế nên hết hạn bốn ngày, Triệu Gia “xéo” ngay, không dám ở lại thêm ngày nào.
Cùng ngày hắn đi lại có người tới.
Hai người trẻ tuổi đỡ một bà già run run xuống xe, trông bà ta rất bình thường, chỉ có tuổi rất cao, người đã co lại, gầy khô như que củi, tay cầm thọ trượng chứng tỏ đã qua bảy mươi, nhận được nhiều vinh dự, như không cần hành lễ với hoàng đế, xe đối diện đi tới cần xuống xe đợi bà.
Bà run run đi về phía Hậu Đức Điện, dọc đường có người dẫn lối, cận thị vô cùng khách khí, các thị trung và cung nữ thì tò mò làm hai người trẻ tuổi rất đắc ý.
Bà cụ được đỡ vào Hậu Đức Điện, rời khỏi tay hai người trẻ tuổi, cung kính dùng đại lễ với hoàng đế, người như muốn dán sát xuống đất.
Lữ Lộc thất kinh nháy mắt với Lưu Trường.
Chuyện này mà truyền ra ngoài thì hỏng, Đại Hán lấy hiếu trị quốc, hoàng đế phải đi đầu tôn trọng người già, thành một hiếu tử.
Nhưng Lưu Trường không thèm chú ý tới Lữ Lộc, cứ nhìn bà cụ chẳng nói chẳng rằng, đã không định tới đỡ dậy, càng không cho bà ta đứng lên.
"Thần bái kiến bệ hạ."
"Thần cung hỏi bệ hạ không sao chứ ạ?"
"Thần lại bái kiến bệ hạ."
Bà cụ bái lạy ba lần, Lưu Trường không nói một lời, lãnh đạm nhìn bà ta. Lữ Lộc không nhịn được nữa hắng giọng:" Bệ hạ, có thần tử hành lễ, quân vương phải đáp lời."
"À, trẫm không sao, mụ già, bà chưa chết à?"
Lữ Lộc mặt biến sắc, hai người trẻ tuổi phía sau nổi giận, bà cụ ngăn họ lại, vẻ mặt hoảng sợ:" Thần vẫn khỏe, đa tạ bệ hạ quan tâm ... Thần quản giáo không nghiêm khiến ngoại tôn phạm tội lớn, làm bệ hạ rơi vào nguy hiểm, thần đáng chết.
Bà cụ này vô cùng nổi tiếng, là Minh Thư đình hầu Hứa Phụ do đích thân Cao hoàng đế sắc phong, giỏi xem tướng cho người ta, nên được gọi là thiên hạ đệ nhất nữ tướng sĩ. Khi gặp Cao hoàng đế thì tuổi đã cao một chút nên mới không thành " a mẫu" của Lưu Trường. Danh tiếng bà ta rất lớn, nhiều đạt quan quý nhân xin bà ta xem tướng cho con mình, trả giá cực cao.
Quách Giải khi còn rất nhỏ đã phạm tội, nhưng hắn lần nào cũng thoát tội, vì hắn có một vị đại mẫu kết giao vô số quyền quý.
Trên lịch sử, sau khi Hứa Phụ chết, Quách Giải thay đổi tích cách, lấy được mỹ danh "lãng tử hồi đầu", vì người giữ mạng cho hắn không còn.
Đó là điều Lưu Trường không nể nang gì Hứa Phụ, ngoại tôn của bà ta tàn hại mấy trăm tính mạng, tội ác này có phần của Hứa Phụ bao che.
Hứa Phụ hiển nhiên là người rất thông minh, sau khi ngoại tôn bị bắt, bà ta biết không cứu được nữa rồi. Thực tế sau vụ án Vũ Tội, không ai tới nhờ bà xem tướng nữa, vì bệ hạ thể hiện căm ghét với phương sĩ, thuật sĩ.
Bà ta trải qua thời đại Thủy hoàng đế chôn phương sĩ tướng sĩ, nên biết cái gì có thể làm, cái gì không thể làm.
Nhưng khi bà ta ra sức sống kín tiếng thì đứa ngoại tôn kia kéo bà ta xuống nước.
Bà ta biết lần này nhờ ai cũng vô dụng nên lấy bộ dạng già nua, mạng không bao xa tới bái kiến hoàng đế. Bình thường bà ta lụa là gấm vóc, toàn thân châu báu, tay cầm thọ trượng gỗ lim, đi tới đâu có mấy trăm đệ tử, rầm rầm rộ rộ.
Bà ta hi vọng hoàng đế thấy mình tuổi cao thương xót, nhưng ngay câu nói đầu tiên của hoàng đế đã phá vỡ ảo tưởng của bà ta.
"Nếu không phải vì ngoại tôn thần, bệ hạ sẽ không tới Lũng Tây, càng không gặp nguy hiểm, đều là lỗi của thần xin bệ hạ xử tử. Tội danh của thần chỉ có cái chết mới rửa sạch được." Hứa Phụ mặt mày bi thương, hai người trẻ tuổi phía sau cũng ra sức khóc:
Lữ Lộc tới bên Lưu Trường nói nhỏ:" Bệ hạ, bà ấy tuổi cao, hơn nữa quen biết cực rộng, thường ngày cứu tế bách tính, danh vọng dân gian rất cao. Nếu bức tử bà ta, e không ổn."
"Ngươi nói đúng, không thẹn là cận thị của trẫm." Lưu Trường nhìn Lữ Lộc tán thưởng, nói lớn:" Giết một mình bà ta thì có lỗi với bao người bị tàn hại, phải diệt tộc. Cứ làm theo lời ngươi! Người đâu diệt tộc bọn chúng!"
Hứa Phụ nhũn người, muốn nói gì lại không dám, vì Đại Hán có hình pháp còn tàn khốc hơn diệt tộc, hai mắt nhìn Lữ Lộc căm phẫn.
Lữ Lộc há hốc mồm hồi lâu không khép lại nổi.
Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com