Gia Phụ Hán Cao Tổ ( Dịch Full)

Chương 869 - Chương 870: Thôi Chết, Trẫm Quên Mất Rồi.

Chương 870: Thôi chết, trẫm quên mất rồi.

Lưu An ở trong Hậu Đức Điện đi qua đi lại hồi lâu, hoàng đế bình thường luôn ở trong cung, mọi người tìm hoàng đế luôn biết phải tới đâu, quan trọng ngươi đủ quan trọng để gặp được không. Còn a phụ hắn thì vừa vặn ngược lại, từ bách tính bình dân hay đại thần triều đều có thể gặp được, vấn đề là luôn không biết ở đâu, đến nhi tử như hắn cũng chịu.

Đợi nửa ngày trời mới thấy a phụ về, Lưu An vội đi tới: "A phụ!"

"Thằng nhãi này, ở đây làm gì?"

"A phụ, con vì chuyện của Tứ mà tới."

Lưu Trường ngà ngà say được Lữ Lộc đỡ ngồi xuống, ngả đầu ra sau:" Tứ tìm ngươi à? Vì sao trẫm không đồng ý, hẳn là ngươi biết chứ?"

"Con biết nhưng con tin nó, nó là đệ đệ con, con hiểu nó." Lưu An học khôn rồi, hắn không nói a phụ không hiểu Công Dương, chỉ nói mình hiểu Lưu Tứ, nếu không a phụ sẽ đánh hắn:

Quả nhiên lời này làm Lưu Trường hài lòng.

Thiếu sót của Lưu An rất rõ ràng, thiên phú của hắn cực kỳ kinh người, nhưng con người hắn có chút ... Âm hiểm, hay nói cách khác, hắn chú trọng âm mưu.

Điều này làm Lưu Trường lo lắng, y không muốn thấy cảnh nồi da nấu thịt, nếu có thể hòa thuận là tốt nhất.

"Tốt, ra dáng huynh trưởng rồi. Chuyện này trẫm không đồng ý là vì ngươi, nếu như ngươi đã đồng ý, vậy thì trẫm cũng không nói nữa, ngươi làm là được."

Lưu An bái tạ:" A phụ, lần này Bách Thừa vương của Thân Độc tới, liệu có thể để con tiếp kiến không?"

"Ngươi à? Ngươi không bẻ được xương, gặp làm gì?"

Cái này liên quan gì tới bẻ xương chứ? Nhưng Lưu An vẫn nghiêm túc đáp:" Con có tính toán của mình, huống hồ a phụ bận thế, chuyện nhỏ thế này, con làm được, không muốn phiền tới a phụ."

"Ngươi có hiếu như thế, trẫm chuẩn."

Lưu Trường say rượu nên dễ nghe lọt tai, Lưu An thừa cơ đưa ra vài yêu cầu đều được đồng ý, Lưu An mừng rỡ rời đi, quyết định sau này gặp chuyện gì làm a phụ say rồi hẵng nói.

Đợi hắn đi rồi, Lưu Trường khinh bỉ:" Lộc, thằng nhãi đó chắc chắn đang nghĩ, sau này có chuyện gì cứ chuốc rượu trẫm trước mới nói đấy."

Lữ Lộc cười:" Dù sao thái tử còn trẻ."

"Trẻ cái rắm, trẫm tuổi nó đã bắt đầu đánh khai quốc đại thần rồi, ngươi xem, nó làm việc trói chân buộc tay, thiếu tự tin ... Trẫm phải bỏ thời gian dạy bảo nó mới được."

"Điện hạ làm nhiều việc sẽ trưởng thành thôi, bệ hạ đừng sốt ruột."

"Thằng nhãi đó giống mẹ, tính cách giống a mẫu nó, chẳng được việc gì, thiếu khí phách ... Chỉ học khuyết điểm lại không học được ưu điểm của a mẫu nó, hoàng hậu thông tuệ như vậy, sao nó không học theo?"

Thấy bệ hạ đột nhiên đổi giọng đột ngột, Lữ Lộc bình tĩnh quay người lại, bái kiến hoàng hậu, sau đó mặc kệ hoàng đế đang điên cuồng ám thị, rời nơi này.

Tào Xu nghiêm mặt, nàng vừa đi vào liền nghe Lưu Trường chửi mắng, thật phí công nuôi lớn.

"Xu, ngồi đi, ngồi đi ... Trẫm đang khen nàng đấy ..."

Lưu Trường chẳng biết xấu hổ ôm hoàng hậu, cùng tuổi tác tăng lên, thân thể Tào Xu trở nên đầy đặn, thành thục. Đương nhiên không còn xinh đẹp như xưa, nhưng sự đoan trang quý phái, năm xưa cũng không có.

Lưu Trường vẫn rất thích nàng, số lần đấu khẩu với nàng nhiều hơn hai vị phu nhân kia cộng lại.

"Bệ hạ, thiếp nghe a mẫu nói, bệ hạ không cho Tứ cầu học?"

"A mẫu là phụ đạo nhân gia hiểu cái gì, nghe đồn thổi cũng coi là thật, sao trẫm lại có thể không cho con đi học? Trẫm vừa hạ lệnh để Tứ theo Công Dương Thọ đọc sách."

Tào Xu gật đầu:" Con thiếp nuôi, thiếp biết rõ, Tứ tuy nghịch ngợm, nhưng rất trân trọng các huynh trưởng. Bệ hạ biết vì sao có muốn chạy ra ngoài không?"

"Không phải vì đi chơi à?"

"Không, nó muốn tới Đồng Quan, bắt tên vương thái tử bắt nạt huynh trưởng nó mà không tạ tội. Mỗi ngày có canh bên Trường Tín Điện, ném đá vào Trương Thích Chi là vì báo thù cho đại ca. Nó là đứa tình cảm, tuyệt đối không mưu phản, bệ hạ đừng nghi ngờ con mình, như thế chỉ khiến huynh đệ mâu thuẫn, thế là không đúng."

Lưu Trường trầm mặc chốc lát, cảm khái:" Trẫm may mắn làm sao, gặp được thê tử hiền huệ như nàng."

Tào Xu vỗ lên bàn tay không thành thật của y.

"Xu, An vừa tới, chủ động yêu cầu cho Tứ cầu học, trẫm thấy mấy đứa con của chúng ta nhất định sẽ hòa thuận. Tứ tuy ngang bướng, nóng tính, vô lễ, bất hiếu, sách chép không hết tốt, nhưng trẫm biết nó là đứa bé ngoan."

Tào Xu mỉm cười:" Chúng ta có thể tin vào con mình."

Hai ngươi nép vào nhau, Lưu Trường chợt hỏi:" Vừa rồi nàng nói Tứ ra ngoài làm gì nhỉ?"

"Đi tìm Sở vương thái tử"

Lưu Trường sực tỉnh kêu lên:" Không xong, trẫm quên mất nó, nó phục dịch tới tận bây giờ à?"

Quận Lũng Tây.

Mùa thu nơi này vô cùng tiêu điều, lao dịch ở Đại Hán không tiến hành vào mùa thu, tránh ảnh hưởng tới nông vụ, nhưng có ngoại lệ. Tù phạm, chuế tế, thương cổ không bị hạn chế. Võ Đô động đất, nhiều đường sá bị hủy hoại, triều đình phải sửa chữa, những người quanh năm bốn mùa phải lao dịch lần nữa bị triệu tập tới Lũng Tây.

Trên một con đường chất đầy đá và gỗ, mấy vạn người đang sửa đường, bọn họ dọn dẹp tạp vật, thay đường ray gỗ đã tổn hại, trải sắt lên.

Quan viên cưỡi ngựa đi qua đi lại, đằng xa có giáp sĩ tay cầm nỏ nhìn chằm chằm.

Khi dân phu sức cùng lực kiệt, có giáp sĩ mang thùng gỗ tới, đó là cơm nước của họ, mọi người tụ tập ăn cơm.

"Cơm mạch ... Lại là cơm mạch, vì sao ngày nào cũng là cơm mạch?" Một thương cổ đau khổ than vãn, nhìn một cái là biết thương cổ có tiền, không quen ăn loại cơm nước này:

Mấy thương cổ xung quanh cũng kêu ca, bên cạnh họ có một thiếu niên, mặt mày tang thương, thậm trí có râu, vì thời gian dài được mưa nắng gột rửa nên da vừa đen vừa dày. Tuy ít tuổi nhưng là lao phu kinh nghiệm nhất ở đây.

Hắn ăn ngấu nghiến, ăn xong trước tất cả mọi người rồi ngồi xuống nghỉ ngơi, thời gian nghỉ ngơi không nhiều.

Thấy đám thương cổ vẫn rầu rĩ nhìn cơm nước, hắn nói:" Có ăn là tốt rồi, nơi này hơn Đồng Quan nhiều, trước đó đào kênh chẳng có cơm mà ăn, ăn rau lót dạ ..."

Thương cổ nhìn dáng vẻ của hắn, không dám khẳng định tuổi:" Bên đó gần Trường An, sao lại còn kém nơi này?"

"Vì mua đông chẳng có gì ăn, nói ra tệ nhất là nước Lương. Ta tới đó đào kênh tiết lũ, vốn tưởng nơi đó khá khẩm chút, không ngờ lao dịch ở đó không phát cơm, phải tự mang lương thực theo, ta bị đói hai ngày mới có cái ăn."

"Tốt nhất chắc là nước Đường, hai ngày được ăn thịt lợn một lần, năm ngày có thịt dê."

"Nước Triệu tệ nhất, mở bên đó do đám thương cổ bao hết, suốt ngày chỉ đánh đòn, tệ hơn quan viên."

Nghe người trẻ tuổi kể chuyện lao dịch, mấy thương cổ hoang mang, người đứng đầu hỏi: "Dám hỏi năm nay ngươi bao tuổi?"

Người này trông thì trẻ, nhưng lại lão luyện, ăn nói khác biệt, có kiến thức, không giống người thường, rốt cuộc bao tuổi?

Hậu sinh cười gượng gạo:" Ta mười tám, lao dịch bốn năm, trước sau tham gia mười sáu lần lao dịch, một năm bồn mùa, chưa từng nghỉ."

Đám thương cổ kinh ngạc:" Ngươi đâu phải tù phạm, sao phải lao dịch quanh năm?"

"Lúc trẻ phạm lỗi bị quý nhân phạt, không nói nữa, anh nhanh đi, nhìn sắc tới thì sắp mưa rồi, lúc mưa phải đi lại nhiều vào, nếu không sẽ bị chết rét ..." Chàng trai trẻ trả lời qua loa, tựa hồ đó là chuyện thương tâm không muốn nhắc lại:

Bình Luận (0)
Comment