Gia Phụ Hán Cao Tổ ( Dịch Full)

Chương 879 - Chương 880: Sao Không Ai Khen Công Tử Tứ?

Chương 880: Sao không ai khen công tử Tứ?

Lưu An thời gian qua sống rất khoan khoái, hắn thay đổi tác phong trước kia, nghe theo chỉ bảo của Trương Thương, dẫn các xá nhân và môn khách đi làm việc mình thích nhất.

Khi hắn buông bỏ được tâm kết, năng lực của hắn liền thể hiện ra rõ rệt, một ngày làm hơn mười bài nhạc phú, thậm chí còn cùng nhạc phủ lệnh đàm luận thay đổi của thi ca đương thời và sự phát triển trong tương lai.

Hắn tới thái học biện luận với các vị bác sĩ, nói cho bọn họ á khẩu, che mặt mà đi.

Hắn còn viết văn chương, hắn muốn viết lâu rồi, sớm đã có ý tưởng, nhưng không có thời gian.

Viết xong hắn mang tới chỗ Giả Nghị, cùng đàm luận thi phú văn chương, quan niệm trị quốc, tư tưởng Nho gia, mới đầu là Lưu An hỏi, Giả Nghị đáp, nói tới sau này mỗi người một câu, giao lưu học thuật ngang hàng.

Khi Giả Nghị tiễn Lưu An ra cửa, Trương Yên cũng đi tiễn, nhìn bóng dáng thái tử dần đi xa, Giả Nhị vẫn đứng ở cửa cảm khái:" Đại trị chi thế."

"Chàng nói gì thế?" Trương Yên không nghe rõ:

Giả Nghị cười:" Đây là hồng phúc trời ban cho Đại Hán, Cao hoàng đế định càn khôn, bệ hạ hưng nông lập cơ sở, thái tử viết sách làm văn ... Đây chính là đại trị chi thế."

Lưu An ngồi xe ngựa thong dong về phủ, vừa tới nơi thì xá nhân báo, vừa rồi công tử Tứ tới tìm.

"Tứ tìm ta à? Nó đâu?"

"Biết điện hạ không có nhà, công tử liền đi rồi ..."

"Thằng nhãi này không học cho tốt, chạy khắp nơi làm gì?"

Giả Nghị vừa tiễn Lưu An đi lại đón Lưu Tứ, nhìn nó toàn thân bẩn thỉu, dính đầy bùn, mặt cũng đen nhẻm, Giả Nghị suýt không nhận ra.

"Tứ? Đệ sao bẩn thế này, lăn lộn trong chuồng heo à?"

Lưu Tứ sửng sốt:" Đúng rồi, chẳng trách ai cũng bảo huynh có học vấn, nhìn một cái biết đệ tới chuồng heo, đúng là có học vấn."

Giả Nghị sầm mặt, Trương Yên không nhịn được cười, vội vàng đi chuẩn bị nước, rửa ráy cho thằng nhóc này. Trương Yên lau mặt cho Lưu Tứ, Lưu Tứ nói không ngừng:" Đệ tới tìm huynh trưởng, gần đây đệ đọc sách cho thành tựu, nghe nói huynh trưởng biện luận ở thái học ít có địch thủ. Đệ đại biểu cho Công Dương học phái tới biện luận với huynh một phen."

Giả Nghị lảo đảo, sao danh tiếng của mình đã xuống tới mức này, hết cách, hắn liền bán đứng hiền quân tương lai :” Ta thì có tài gì cơ chứ, thái tử mới là người được xưng tụng là tân thánh của Hoàng Lão, thái tử vừa ở chỗ ta về, đệ đi nhanh còn kịp … người đâu, chuẩn bị xe cho công tử Tứ.”

Hiện giờ trong hệ thống địa phương của Đại Hán có ba loại, hoặc có thể nói là bốn chế độ, quận huyện thì không phải nói nhiều nữa, do triều đường trực tiếp quản lý. Loại thứ hai là chư hầu quốc.

Chư hầu vương trừ đời đầu ra thì đều đang mất đi quyền lực, Lưu Tị, Lưu Hằng Lưu Khôi còn có thể tham dự các loại sự vụ trong nước, đến Lưu Tương, Lưu Dĩnh Khách, thì cơ bản do quốc tướng quyết định.

Các quốc tướng này cơ bản giống quận thủ rồi.

Loại thứ ba là các ngoại vương như Nam Việt, các nước Tây Vực, thậm chí là Thân Độc. Trong số họ cũng có khác biệt, Nam Việt thực ra đã do Đại Hán khống chế, quan viên của họ hoàn toàn do triều đình bổ nhiệm.

Trải qua hai đời quân vương nữa đoán chừng không khác gì quận huyện của Đại Hán.

Còn Thân Độc thì chỉ có thể thiết lập quan hệ triều cống sơ bộ.

Đại Hán sẽ không can dự vào ngoại vương, dù Phùng Kính ở nước Khổng Tước cũng chỉ để tiện tiếp xúc với các lãnh tụ ở Thân Độc, không can thiệp vào quốc sự.

Tóm lại là Trường lão gia rất hài lòng, còn lệnh nhạc phủ làm trăm bài thi phú ca ngợi công đức của mình, cho thiên hạ truyền nhau hát.

Thế là có văn nhân trào phúng Lưu Trường chỉ thấy công đức của mình mà không thấy sai lầm, thấy lời ngon ngọt mà không chịu nghe phê bình ... Rồi thi nhân đó đi tới Tây Đình ôn tập.

Chu Kiên bận bịu xong chuyện điển khách liền tới hoàng cung, khi hắn tới Hậu Đức Điện thì thấy Lữ Lộc đứng ngoài, bên trong truyền ra tiếng quỷ khóc sói tru.

"Bệ hạ với ai đang hát thế?"

"Bệ hạ đang giáo huấn công tử Tứ."

Chu Kiên lắc lư đầu:" Công tử Tứ thật giống cha, giọng cũng y hệt, lần này là vì chuyện gì thế?"

"Nó đi tìm thái tử biện luận."

"Hả biện luận học vấn không phải bình thường à? Vì sao bị đánh? Bệ hạ thiên vị thái tử quá."

Lữ Lộc lắc đầu:" Ngươi không biết, thằng nhãi đó thì có học vấn gì để biện luận với thái tử, ngay cả lời thái tử nó còn không hiểu. Thua rồi thẹn quá hóa giận, lăn lộn khóc lóc, thái tử bế nó, nó còn cắn thái tử ... Bệ hạ phái người bắt nó về, đánh cho tới tận bây giờ."

"Cái tính không chịu thua này cũng là tác phong của bệ hạ."

Hai người trò chuyện rất lâu mới thấy cận thị bế Lưu Tứ đi ra, mắt nó rưng rưng lệ. Chu Kiên cùng Lữ Lộc đi vào điện, Lưu Trường vẫn thở phì phò, hiển nhiên tâm tình không tốt:" Lộc, đi gọi tông chính tới đây, trẫm muốn phong thằng nhãi này tới đảo Oa."

"Bệ hạ bớt giận, công tử Tứ tuổi nhỏ vô tri, lớn lên sẽ thay đổi."

"Đổi cái rắm, giờ nó còn nhỏ, đợi nó lớn lên một chút sẽ trộm xe của trẫm, trộm gà của ngươi, trộm dê của Lộc, sau đó dẫn một đám nhãi con hoành hành khắp nơi ... Trẫm rất hiểu nó sẽ làm gì."

Chu Kiên cười khổ:" Bệ hạ chớ giận, chỗ thần có tin tốt."

"Chuyện bàn xong rồi à?"

"Vâng, thần cùng Bách Thừa vương thương thảo, ông ta đồng ý triều cống gấp đôi, như thế chúng ta phát tài lớn rồi. Nếu có thêm vài nước nữa ..."

Lưu Trường cau mày mắng:" Ngươi bị ngốc à?"

" Bông của Bách Thừa có nhiều bằng của Khổng Tước không? Lương thực của Bách Thừa có nhiều bằng của Khổng Tước không? Ngươi bắt ông ta cống lên cái này vài vạn thạch, cái kia vài vạn thạch, không bằng bảo ông ta cống lên một loại đặc sản thôi, có ưu thế thì bảo họ chuyên môn cung cấp quy mô lớn."

"Khổng Tước thích hợp trồng bông, sau này bảo họ chuyên môn cung cấp bông cho Đại Hán. Bách Thừa nhiều hoàng kim châu báu, bảohọ phát triển loại tài nguyên đơn nhất, tiện hạn chế họ."

"Ngươi nghĩ mà xem, nếu trong nước họ toàn bộ dựa vào một loại tài nguyên duy trì, nếu Đại Hán cắt đứt thông thương với họ thì sao?"

Chu Kiên vỗ đầu hiểu ra:" Thần cạn nghĩ, để thần sửa."

Lưu Trường đắc ý:" Chút chuyện nhỏ đó mà cũng làm không tốt, để trẫm phải nghĩ cách, nếu năm xưa a phụ sớm truyền vị cho trẫm, với những đại hiền thời đó, trẫm lấy được La Mã rồi ... Đều tại a phụ có mắt không tròng."

"Năm xưa ông ấy thậm chí định lập Như Ý làm trữ quân, Như Ý mà làm thiên tử, có khi còn không bằng Hồ Hợi."

Nói tới đó Lưu Trường sực nhớ:" Phải rồi Lộc, gần đây nước Triệu Yên bình khác thường, Như Ý không gây ra chuyện gì, ngươi nói xem không phải đang ủ mưu gì chứ?"

"Chắc là không ạ."

"Mong là không, nếu không trẫm chỉ đành phái Triều Thác đi làm quốc tướng của hắn thôi."

" A mẫu, con không hiểu."

"Con không hiểu cái gì?"

"A phụ suốt cả ngày chẳng làm gì, chỉ đi săn, uống rượu, ăn thịt, vậy mà thiên hạ khen là thiên tử hiền minh ... Con cả ngày bận bịu chính sự, nhưng không ai khen công tử Tứ hiền minh, còn suốt ngày bị đòn." Lưu Tứ nằm trên giường để Ung Nga bôi thuốc:

"Con làm chính sự gì chứ, cả ngày sinh sự thị phi, không đánh con thì đánh ai?" Ung Nga rất thương nhi tử, nhưng cái thứ này suốt ngày gây họa:

"Nay con học tập chăm chỉ lắm. A mẫu có biết kỳ thực Xuân Thu và nuôi lợn có chùng đạo lý không? Sư chất của con nuôi lợn biết khi nào ăn, khi nào ngủ, nếu không làm đúng thời gian bình thường là có vấn đề, bởi thế cần ghi chép lại, xem xét ảnh hưởng."

Ung Nga mới đầu nghe nói nhi tử theo Công Tôn Hoằng học nuôi lợn thì dở khóc dở cười, cho rằng là trẻ con chơi đùa mà thôi, nhưng giờ nghe có vẻ như nó học được gì đó.

Lưu Tứ thấy a mẫu kinh ngạc thì ngoạc miệng cười, thực ra Công Dương Xuân Thu rất khô khan, khó nhớ, nhưng Công Tôn Hoằng dùng thực tế để giảng giải, làm Lưu Tứ nhớ rất kỹ.

Dạy được Lưu Tứ, Công Tôn Hoằng đúng là đại tài.

"Tứ, con phải học cho tốt, sau này mới có thể trị quốc."

"Nhị bá phụ con xuất khẩu thành văn, chắc cũng đọc sách không ít, nhưng không bằng a phụ con, a phụ suốt ngày rong chơi vẫn trị quốc tốt như thế. Có thể thấy, đọc sách nhiều không thể trị quốc."

Ung Nga cuống lên, không thể để nhi tử học theo tâm gương méo mó của a phụ nó:" Không phải đâu, a phụ con chỉ không đích thân làm việc thôi, nhưng ra mệnh lệnh, quyết sách, đều là a phụ con. Con xem, các đại thần ngày ngày tới bái kiến a phụ con, xin ý kiến, họ đều là người có học vấn. Nếu a phụ con không có học vấn, làm sao họ lại tới hỏi?"

Lưu Tứ do dự chốc lát, hỏi:" Có phải họ vì muốn làm quan nên tới nịnh nọt a phụ không?"

"Cái thằng nhãi này, con không tin ta thì đi hỏi Công Tôn Hoằng ấy, hắn nhất định biết nhiều hơn ta."

Bình Luận (0)
Comment