Giang Sơn Chiến Đồ ( Dịch Full )

Chương 539 - Chương 496: Áp Lực Hai Phía

Chương 496: Áp lực hai phía
Chương 496: Áp lực hai phía

Tin tức Trương Tu Đà qua đời truyền đến quận Bắc Hải, cấp dưới ngày xưa của y đều vô cùng bi thương, Trương Huyễn hạ lệnh tam quân khóc tang, ngoài doanh trướng treo cờ trắng để tưởng niệm thống soái cũ.

Cùng lúc đó, Trương Huyễn dâng thư lên thiên tử Dương Quảng, yêu cầu thiên tử hạ chỉ tra rõ chân tướng binh bại của Trương Tu Đà, trả lại sự trong sạch cho Trương Tu Đà.

Mặc dù ba quân oán giận, hận không thể lập tức thẳng hướng đến Đông quận đánh một trận tử chiến với quân Ngõa Cương, nhưng sự thật lại vô cùng trầm trọng, sáu quận ở Thanh Châu cũng gặp phải uy hiếp rất lớn của loạn phỉ phương bắc.

Tám vạn đại quân của Đậu Kiến Đức san bằng quận Thanh Hà, quân tiên phong chỉ hướng về phía Tề quận, mười vạn đại quân của Cao Sĩ Đạt đóng tại bờ bắc Hoàng Hà quận Bình Nguyên, quân tiên phong chỉ hướng về phía Tề quận và quận Bắc Hải, Thanh Châu và quân đội của Trương Huyễn gặp phải áp lực cực lớn.

Tuy rằng Thanh Châu là địa phương bùng nổ loạn phỉ sớm nhất Đại Tùy, nhưng trải qua mấy năm Trương Tu Đà và Trương Huyễn khổ tâm dẹp loạn, sáu quận Thanh Châu đã dần dần khôi phục dân sinh, bất kể là sản lượng lương thực hay số lượng nhân khẩu đều đã được khôi phục, thậm chí vượt qua lúc trước khi Vương Bạc tạo phản, điều này cũng là nhờ sự giúp đỡ của một lượng lớn nông dân Hà Bắc chạy trốn về phía nam mang đến nguồn lao động dồi dào.

Trái ngược lại, bởi vì khu vực Hà Bắc hàng năm rối loạn, thổ phỉ lớn nhỏ nổi lên quá nhiều, mặc dù Đậu Kiến Đức và Cao Sĩ Đạt đều cố gắng nghỉ ngơi để lấy lại sức, nhưng vẫn như cũ không thể ngăn cản dân chúng Hà Bắc chạy trốn xuôi nam về Thanh Châu.

Hơn nữa ngay khi Trương Kim Xưng tàn sát bừa bãi, ước chừng có vài chục vạn dân chúng của bốn quận Hà Bắc chạy trốn tới Tề quận, quận Bắc Hải và những nơi khác, vẻn vẹn chỉ một quận Thanh Hà mà số lượng dân chúng chạy trốn đến Tề quận và quận Bắc Hải đạt đến hai mươi vạn người.

Một mặt số lượng lớn dân chúng chạy trốn về phía nam khiến Thanh Châu có thêm sức sống, còn mặt kia lại khiến cho Hà Bắc dân sinh khó khăn, sản lượng lương thực giảm mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển của mấy đội loạn phỉ.

Vào lúc đó, triều đình Đại Tùy lại đưa ra một chiếu chỉ ép giải tán quân đội Dương Nghĩa Thần vừa mới khiến Cách Khiêm đại bại, bản thân Dương Nghĩa Thần bị triệu hồi về Lạc Dương, nhưng lại không kịp thời tiếp nhận lại quân đội và tướng sĩ của Dương Nghĩa Thần, đã khiến cho binh lực hư không, tạo cơ hội để cho Đậu Kiến Đức và Cao Sĩ Đạt mở rộng vô cùng lớn.

Đậu Kiến Đức và Cao Sĩ Đạt gần như là đồng thời nhìn thẳng vào miếng mồi béo bở Thanh Châu khiến cho người khác thèm nhỏ dãi này.

Buổi chiều ngày nọ, hai vạn đại quân của Đậu Kiến Đức đã bí mật đến Liêu thành, mặc dù Đậu Kiến Đức và Cao Sĩ Đạt bày ra tư thế tiến công về phía Tề quận và quận Bắc Hải, nhưng Đậu Kiến Đức lại biết rõ rằng thủy quân của Trương Huyễn thường xuyên tuần tra ở Hoàng Hà. Bọn họ rất khó vượt sông Hoàng Hà với quy mô lớn. Nếu quy mô nhỏ thì dễ dành bị thủy quân của Trương Huyễn tiêu diệt.

Vì vậy qua sông ở quận Thanh Hà chỉ là một loại trá hình, mê hoặc quân Tùy ở bờ bên kia. Trước tiên Đậu Kiến Đức nhất định phải phái một đội quân vượt qua Hoàng Hà trước, âm thầm đến Liêu thành quận Võ Dương tăng binh là lựa chọn tốt nhất trong kế hoạch xuất binh của Đậu Kiến Đức.

Đậu Kiến Đức cưỡi ngựa đứng ở bên sông Hoàng Hà. Ngắm nhìn bờ sông xa xa bên kia, Đậu Kiến Đức chừng hơn bốn mươi tuổi, mặt rộng, ánh mắt âm trầm, thân thể y khôi ngô cường tráng. Tay dài chân dài, bả vai đặc biệt rộng và vạm vỡ. Y thoạt nhìn như một người nông dân bình thường, trên người vẫn duy trì cái loại chất phác và rộng lượng của người đàn ông Hà Bắc mà chỉ mỗi y có.

Đậu Kiến Đức vốn là thuộc cấp của Cao Sĩ Đạt, bốn năm trước bắt đầu độc lập thành lập quân đội. Phát triển ở quận Tín Đô và quận Hà Gian, hơn nữa ba năm trước sau khi gia nhập Bột Hải hội, lấy được sự ủng hộ mạnh mẽ của Bột Hải hội, có tiền bạc và lương thực sung túc duy trì, khiến quân đội của y từ mấy nghìn người phát triển tới mười vạn người như hôm nay. Quân số trong quân đội y đã vượt qua Cao Sĩ Đạt.

Tuy nhiên từ khi thực lực bắt đầu lớn mạnh, Đậu Kiến Đức bắt đầu ngày càng bất mãn với Bột Hải hội luôn chỉ tay năm ngón với y, y bắt đầu suy xét xem làm cách nào thoát khỏi sự khống chế của Bột Hải hội, nhưng muốn thoát khỏi khống chế của Bột Hải hội cũng không dễ dàng gì, thê tử và con y đều nằm trong tay Bột Hải hội làm con tin, Bột Hải hội vô cùng cẩn thận, giấu vợ con y cực kỳ bí mật, thành viên bình thường của Bột Hải hội cũng không biết được.

Lần tiến quân Tề quận này không phải là ý của bản thân Đậu Kiến Đức, mà là Bột Hải hội yêu cầu, Bột Hải hội nhìn ra được ý đồ tấn công Thanh Châu của Cao Sĩ Đạt, liền mệnh lệnh cho Đậu Kiến Đức nhất định phải chiếm lĩnh Thanh Châu trước Cao Sĩ Đạt.

Bờ bên kia quận Tế Bắc, cũng là một nơi yếu thế của quân Tùy, Đậu Kiến Đức biết rất rõ ràng binh lực của Trương Huyễn, đối mặt với gần hai mươi vạn đại quân uy hiếp hai đầu, Trương Huyễn không có khả năng lại chia quân đến quận Tế Bắc, vậy liền có thể từ quận Tế Bắc qua Hoàng Hà, trước tiên gây dựng căn cơ ở quận Tế Bắc.

Lúc này, một con thuyền nhỏ lái tới bờ bắc Hoàng Hà, trong thuyền là hai gã thám tử giả mạo là người đánh cá, bọn họ lên bờ, bước nhanh đến trước chiến mã của Đậu Kiến Đức quỳ xuống bẩm báo:

- Khởi bẩm Đậu công, bở bên kia chỉ có hơn ba nghìn quân Tùy, trú đóng ở Lư huyện.

- Hơn ba nghìn quân Tùy?

Đậu Kiến Đức nhướn mày, tại sao có thể lại có nhiều quân đội như vậy? Y lại hỏi:

- Là quân đội của Trương Huyễn sao?

- Hồi bẩm Đậu công, không phải là quân đội của Trương Huyễn, mà là binh lính của quận Tế Bắc tự chiêu mộ trước đó không lâu, trang bị và huấn luyện đều khá lạc hậu, Trương Huyễn còn chưa kịp hợp nhất bọn họ.

Lúc này Đậu Kiến Đức mới thoáng yên tâm, trước đó không lâu rất nhiều quận đều lấy cớ lệnh cần vương chiêu mộ quân đội, quận binh của quận Tế Bắc cũng là một trong số đó, y biết rằng cái gọi là quận binh kỳ thật chính là “Tam vô quân đội” không trang bị, không ý chí chiến đấu, không huấn luyện, chỉ là một vài lãng tử nhàn hạ vì một phần tiền lương mà nhập ngũ, chính là một đám ô hợp, không đáng khiến y để trong lòng.

Đậu Kiến Đức nhìn sắc trời một chút, lập tức ra lệnh nói:

- Canh một đêm nay qua sông!

… . . .

Quận trị của quận Tế Bắc chính là Lư huyện ở bờ nam Hoàng Hà, thái thú tên là Tống Văn Khiêm, vốn là Lễ bộ thị lang, tháng mười năm trước bị triều đình phái tới thay thế thái thú mà Trương Huyễn bổ nhiệm, vốn chính là thái thú tên Tôn Giản, nguyên là huyện lệnh huyện Lâm Truy, bởi vì coi giữ huyện Lâm Truy có biểu hiện xuất sắc nên được Trương Huyễn bổ nhiệm về làm thái thú quận Tế Bắc, nhưng triều đình lại không thừa nhận bổ nhiệm của Trương Huyễn, sau khi Tống Văn Khiêm nhận chức liền giáng chức Tôn Giản xuống làm huyện lệnh huyện Tế Bắc.

Con người Tống Văn Khiêm cũng không tệ lắm, mặc dù là thư sinh nhu nhược, nhưng xuất thân bần hàn, có một chút thực tài học vấn, tận lực bớt lao dịch, giảm thuế phú, không quấy nhiễu dân chúng, hắn đối với thái thú Tôn Giản cũ cũng không hà khắc, không cố ý chèn ép, luôn luôn cố gắng dùng lễ đối đãi, vì vậy y mới đảm nhiệm thái thú chưa đến nửa năm, liền có được thanh danh rất tốt.

Màn đêm buông xuống, cửa thành Lư huyện đóng kín, từng nhà từng nhà đóng cửa, trong huyện thành nhanh chóng trở nên yên tĩnh, ở bên cạnh cửa thành phía đông của huyện có một tòa quân doanh, bên trong có hai nghìn binh lính đóng quân, mặt khác còn có một nghìn người trú đóng ở huyện Tế Bắc.

Đây là do vài gia đình quyền quý của quận Tế Bắc bỏ tiền bỏ lương thực, yêu cầu Tống Văn Khiêm dùng danh nghĩa cần vương chiêu mộ binh lính, tuy rằng trên danh nghĩa là quận binh, nhưng thực tế là quân đội riêng của vài gia đình quyền quý, dùng để bảo vệ điền trang và người nhà họ an toàn.

Ba nghìn quân đội này do một tên lang tướng thống soái, người này tên là Trịnh Lâm, người địa phương Lư huyện, vốn là một gã ưng kích lang tướng quân Tùy, sau chiến dịch Cao Câu Ly giảm biên thì về quê, hiện được Tống Văn Khiêm mời đảm nhiệm chức vụ lang tướng của quận binh, tuy nhiên hai ngày nay Trịnh Lâm có nhiều điểm phiền não, ba ngày trước y nhận được quân lệnh của Trương Huyễn, mệnh lệnh y dẫn ba nghìn quân đội đến Tề quận tập huấn.

Đương nhiên Trịnh Lâm hiểu được là Trương Huyễn muốn hợp nhất quân đội của mình, mặc dù y không muốn đắc tội Trương Huyễn, cũng muốn suất quân đi Tề quận, nhưng quân đội cũng không thuộc về y, ý kiến của y không có ý nghĩa, sau khi xin chỉ thị, mấy gia đình quyền quý đều nhất trí phản đối hợp nhất với quân đội của Trương Huyễn, hơn nữa thái thú Tống Văn Khiêm cũng giữ im lặng, sau khi Trương Huyễn trở về quận Bắc Hải, y cũng không đi quận Bắc Hải gặp mặt Trương Huyễn lấy một lần.

Vì vậy trong lòng Trịnh Lâm vô cùng khó xử, y biết rằng Trương Huyễn là tiên lễ hậu binh, nếu như mình rượu mời không uống lại muốn uống rượu phạt, như vậy rất nhanh Trương Huyễn sẽ dẫn đại quân giết đến quận Tế Bắc, không chỉ là trực tiếp hợp nhất quân đội của mình, chỉ sợ chính mình cũng sẽ bị đá ra khỏi quân doanh.

Điều này làm cho Trịnh Lâm tâm sự nặng nề, vừa vì mấy đại thế gia của quận Tế Bắc không đồng ý mà không biết phải làm sao, lại vì vận mệnh tiền đồ của mình mà lo lắng.

Lúc này, một tên binh lính phi nhanh chạy tới, chỉ vào Hoàng Hà phía xa hô lớn:

- Tướng quân mau nhìn xem, khỏi lửa cháy lên rồi kìa!

Lư huyện cách Hoàng Hà chừng hai mươi dặm, năm đó Trương Tu Đà xây dựng hơn mười trạm khói lửa để báo động bên bờ Hoàng Hà, từ Phạm huyện nằm ở phía tây của quận Tế Bắc kéo dài đến huyện Lịch Thành, Lư huyện phía bắc Hoàng Hà thì có một trạm khói lửa.

Trịnh Lâm cũng nhìn thấy khói lửa, lập tức chấn động, đây chính là có quân phản loạn qua sông rồi.

Y liền xoay người chạy xuống dưới thành, dẫn hơn mười binh lính một hơi chạy vào trong quận nha, bang bang gõ cửa:

- Nhanh mở cửa!

Lúc này đã sắp đến canh hai, thái thú Tống Văn Khiêm đã đi vào giấc ngủ, một lát sau, cửa mở một khe nhỏ, một lão nhân gia không nhịn được nói:

- Lão gia đã ngủ rồi, có chuyện gì để ngày mai rồi nói sau!

- Mau nói cho Tống thái thú, có quân phản loạn qua sông Hoàng Hà!

Lão nhân gia cũng hoảng sợ, vội vàng chạy vào bẩm báo, không bao lâu sau, thái thú Tống Văn Khiêm khoác một chiếc áo choàng đi ra hỏi:

- Trịnh tướng quân, là việc gì?

- Sứ quân, khói lửa bên sông Hoàng Hà đốt lên rồi!

Tống Văn Khiêm vẫn có thể bình tĩnh, y nhướn mày nói:

- Có phải hay không là từ Phạm huyện bên kia truyền đến báo động?

- Không phải, là khói lửa nơi này của chúng ta, phía tây không có đốt lửa, nhất định là từ nơi này của chúng ta để qua sông rồi, sứ quân mau rút nhanh thôi!

Sau một lúc lâu Tống Văn Khiêm nói:

- Bảo ta bỏ lại toàn bộ huyện dân chạy trốn một mình, chỉ sợ ta không làm được!

- Sứ quân, để dân chúng cùng nhau chạy nhanh, bây giờ còn có một chút thời gian, ta suất quân đi nghênh chiến, ngăn cản quân phản loạn lên bờ.

Ngẫm lại Tống Văn Khiêm cũng chỉ có thể làm như vậy:

- Được rồi! Thông báo cho dân chúng lập tức rút lui khỏi huyện thành.

Bình Luận (0)
Comment