Tư Mã Thiên thật thà đứng trong gió lạnh, run cầm cập sao chép lại toàn bộ văn bia trên Thái Sơn, thuẩn bị cho vào sách của hắn.
Chức vị hắn thấp, sở dĩ được lên Thái Sơn vì hắn là sử quan, song ai cũng biết hắn là thứ sử quan không tiền đồ, chẳng sống được bao lâu, cho nên ngay cả cái lều mỏng cũng không có.
Vân Lang và Tào Tương đem lều hai người chồng lên nhau cho dày, ba người chen chúc bên trong, Tư Mã Thiên mới không bị chết cóng.
Vừa từ ngoài vào Tư Mã Thiên còn hưng phấn nói với hai người nấp trong lều:” Văn bia của bệ hạ bắt đầu khắc rồi.”
Tào Tương la lên:” Lão già họ Đổng không biết khắc trước à?”
Tư Mã Thiên nghiêm mặt nói:” Khắc văn bia chỉ có thể làm sau khi bệ hạ tế thiên, nếu không là bất kính với thần, đợi văn bia khắc xong là lúc thực sự tiến hành đại điển phong thiện. Quân hầu yên tâm, nhanh thôi, mỗi tấm bia có mấy chục người thợ, một ngày là xong.”
Tào Tương cắn một miếng bánh khô:” Lần này đừng ngốc, viết về bệ hạ tốt một chút.”
“ Cứ đợi văn bia của bệ hạ khắc xong hẵng nói, nếu trong đó không nói đúng, mỗ tất nhiên phải sửa lại trong sách. Bình Dương hầu, Sử Ký của ta không cho phép có quá nhiều sai lầm.”
Chuyện này khuyên vô số lần, cãi nhau vô số lần rồi, cái đầu của hắn cứng hơn đá trên Thái Sơn, không cải tạo nổi.
Chập tối gió núi càng lạnh, đỉnh đồng đặt ở nơi cao nhất trên Thái Sơn bốc cháy hừng hực, một con dê sống được ném vào đỉnh, lửa cháy càng to, Lưu Triệt quỳ bái dưới đỉnh, Đổng Trọng Thư hô hoán thần linh được gió núi mang đi rất xa, dù ông ta gào khản giọng, mọi người xung quanh chỉ nghe thấy tiếng ù ù là chính.
Có lẽ thần linh trên trời nghe thấy ông ta la hét cũng không chừng.
Vân Lang, Tào Tương, Tư Mã Thiên quỳ lạy mửa canh giờ trong gió lạnh, về tới lều đông cứng.
Một quả bóng thịt nhảy tưng tưng vào trong lều, Vân Lang tức thì ôm chặt lấy nhi tử ấm áp vùi mặt vào lớp cáo lông dày trên người nó.
“ Cha, con có bánh bao thịt.”
Vân Triết lấy trong lòng ra ba cái bánh bao vừa ra khỏi lồng, mắt Tào Tương tức thì xanh lét, cướp lấy không ăn mà cầm trong tay cảm thụ hơi ấm hiếm có, hai người còn lại cũng vội học theo.
Phong thiện đa phần là chuyện riêng của hoàng đế, hoàng đế nhịn đói là để đêm cơ nghiệp của mình đưa lên trời, đám người Vân Lang đói chỉ có oán trách.
Kỳ thực Thái Sơn vào tháng 10 chưa lạnh tới mức không chịu nổi, nhưng với đám Vân Lang chịu lạnh vô nghĩa thì chẳng ai muốn chịu.
Năm xưa ở mạc bắc, khí hậu càng khắc nghiệt, cuộc sống càng gian khổ, Vân Lang kiên trì vượt qua, cả Tào Tương dù lạnh tới tai chảy mủ vàng cũng chẳng kêu ca gì.
Nên mới nói tất cả ở lòng người.
Hoàng đế sau khi tự xưng nhịn đói bốn ngày, cuối cùng đã phải ăn cơm, Đổng Trọng Thư đích thân mang tới, rất đơn giản, một cháo, một rau, một bánh.
Nhưng sắc mặt hoàng đế hồng hào, không giống người nhịn đói bốn ngày, Đổng Trọng Thư không tiện chỉ trích, hoàng đế cười:” Có đứa bé thấy bụng trẫm kêu như sấm, biết rõ phạm cấm lệnh vẫn hiến thức ăn cho trẫm, trẫm phải làm sao?”
Không ngờ Đổng Trọng Thư nghe thế vui vẻ nói:” Lòng trẻ nhỏ hiếm có.”
“ Đúng thế, trẫm rất hưởng thụ tấm lòng đó, trẫm nghĩ thần linh cũng vui vẻ nhìn thấy.”
“ Trong ổ hồ ly lại sinh ra thỏ trắng thơm tho, thật quái lạ.”
Lưu Triệt ăn rất nhanh:” Thiện lương càng hiếm có hơn thông tuệ, thông tuệ là thiên phú, thiện lương lại là một sự lựa chọn. Đó là cái thằng bé nếu mình sống tốt liền hi vọng cả thiên hạ được sống tốt như mình, Đổng công có thể nhận làm đệ tử.”
Đổng Trọng Thư mừng lắm:” Thằng bé này cũng thích theo thần học, chỉ là từ nhỏ đã học tư tưởng của Khoa kỹ Tây Bắc, muốn uốn nắn lại e là khó.”
“ Trên đời này đâu có thành tựu gì là dễ dàng, dạy được một đứa trẻ Vân thị có ích hơn cả trăm đứa trẻ khác.” Lưu Triệt ra sức cổ vũ Đổng Trọng Thư khoét góc tường Vân thị, có đứa bé này sẽ giữ chân y:” Vân Lang xảo trá tới cức điểm, đây gọi là cực âm sinh dương, trưởng tử của y trời sinh nhân hậu, chính là thiên đạo không thể nghịch chuyển.”
“ Đó là kết quả trời ban, người trong thiên hạ ngu ngốc tám chín phần, trung đẳng chỉ chiếm một phần, còn lại là những người được bệ hạ tuyển chọn.” Đổng Trọng Thư vái một cái:” Không thể không nói, bệ hạ là thiên tử, đi đứng nằm ngồi tự có phong lôi, long hổ tương trợ. Nay bệ hạ ở chốn quê hương thần linh, cung phụng thần linh, đại sự quốc gia ở tế tự và quân sự, hai chuyện này làm tốt, thiên hạ sẽ Lưu thị sẽ dài lâu.”
Lưu Triệt gật đầu, coi như thừa nhận lời Đổng Trọng Thư:” Năm xưa Vân Lang và Lý Thiếu Quân đấu pháp, sấm sét vang trời, mưa to như trút, còn có băng rơi, sau khi ông ta chết, da thịt không đâm chém được, bị Trưởng công chúa dùng lửa thiêu đốt mới thành tro, tiên sinh cho rằng Vân Lang là người hay quỷ?”
Đổng Trọng Thư không ngờ bao năm rồi mà hoàng đế vẫn bận lòng chuyện này:” Lý Thiếu Quân là yêu nhân, sống trăm năm mà dung nhan như thiếu niên, hắn là yêu nghiệt, chuyện Lý Thiếu Quân và Vân Lang đấu pháp, lão thần cũng biết một chút.”
“ Kết quả Lý Thiếu Quân tử vong là thiên phạt, so với việc bệ hạ hỏi Vân Lang có phải yêu nhân hay không, không bằng cảm tạ thần linh, dù sao trong mắt thần linh, không cho loại ô uế như Lý Thiếu Quân tồn tại.”
Lưu Triệt rất hoài nghi ý đồ của Đổng Trọng Thư khi nói những lời này, song vẫn lễ độ tiễn ông ta đi.
Vân Triết từ ngoài đi vào rất hớn hở, Lưu Triệt hỏi:” Thức ăn kính hiến thần linh, cha ngươi ăn chư?”
“ Cha thần ăn rồi, Tào bá bá ăn rồi, Tư Mã tiên sinh cũng ăn rồi.”
“ Phụ thân ngươi không lo bị thân linh trừng phạt à?”
Vân Triết đàng hoàng trả lời:” Trong nhà thần mỗi năm tiến công cho tổ tiên, cuối cùng đều vào bụng nhà thần.”
Lưu Triệt cười ha hả.
…… …….
“ Hoàng Đế được Thổ đức, được hoàng long dẫn kiến, Hạ được Mộc đức, thanh long ở ngoài đồng, cỏ cây thịnh vượng. Ân được Kim đức, bạc tràn cả núi. Chu được Hóa đức, có Xích Ô giáng xuống. Nay Tần thay Chu, bắt đầu Thủy Đức, gặp được hắc long, vì thế Tần cải mệnh, lấy mùa đông tháng 10 làm khởi đầu một năm, tôn sùng màu đen ....”
Đó chính là tế văn phong thiện Thái Sơn của Thủy hoàng đế, không rõ là Đổng Trọng Thư làm tế văn cho bệ hạ ra sao, song không thoát được phạm trù của "Ngũ đức thủy chung".
Tư Mã Thiên mới bắt đầu đã thao thao bất tuyệt nói chuyện lịch sử.
“ Năm trăm năm trước tổ tông bọn ta săn được một con lợn rừng, nghe nói nó cao ba trượng, lưng dài ba trượng, đầu to như bánh xe, đuôi như roi sắt, răng như kiếm bén, họng biết phun lửa ... Thường ngày lấy rung núi làm thú vui, tùy tiện ăn bách tính tiểu quốc lót dạ ... Gia tổ nổi giân, cầm trường kích, vác trường cung ...” Tào Tương thao thao bất tuyết thêm một nén hương vì cơ nghiệp vĩ đại của tổ tiên, thấy Tư Mã Thiên nhìn mình chằm chằm, biết điều ngậm miệng, ra hiệu cho hắn nói tiếp:
Tư Mã Thiên coi như hắn đánh rắm, điều chỉnh lại tư duy, tiếp tục:” Phong thiện có hai cách giải thích, một là lên Thái Sơn đắp đất lập đàn tế trời cho dân gọi là phong. Dọn một mảnh đất nhỏ dưới Thái Sơn tế đất, gọi là thiện. Nên gọi là phong thiện.”
“ Bất kể là loại nào thì cũng không yêu cầu bệ hạ phải trống giong cờ mở, phí phạm vô số tiền thuế để làm chuyện này. Trương Thỉ chỉ vì không quá coi trọng mà bị đồ sát cả gia tộc, đó là sự bất nhân của bệ hạ.”
“ Năm xưa Thủy Hoàng Đế phong thiện Thái Sơn không ai hiểu cách giải thích về phong thiện trong Chu lễ, nho sinh Sơn Đông chuẩn bị đắp một cái đồi đất dưới Thái Sơn mời Thủy Hoàng Đế tuyên cáo là xong.”
“ Thủy Hoàng Đế cực kỳ bất mãn, ông ta cho rằng đắp đất nơi đó sao bằng đắp đất trên Thái Sơn, cho nên mở mở đường xe đi mà chúng ta đi lúc tới đây, thế là phong trên Thái Sơn, thiện ở dưới dưới Thái Sơn.”
“ Bệ hạ lần này không chỉ muốn phong trên Thái Sơn, mà còn muốn thiện trên Thái Sơn, ý muốn vượt qua Thủy Hoàng Đế, làm thiên hạ đệ nhất nhân.”
“ Lòng đế vương nên khiêm nhường chứ không nên tự mãn, bệ hạ làm như thế, đặt công tích của mình trên toàn bộ đế vương trước kia, nếu thiên hạ có chút biến cố, bệ hạ không còn đường vãn hồi.”
Vân Lang thở dài:” Tư Mã tiên sinh, sử quan viết sách, quan trọng ở thực, tiên sinh chớ đem luận điệu của mình vào sách. Đôi khi việc làm một người ở khi đó nhìn không thích hợp, nhưng nhìn cả chiều dài lịch sử lại có ý nghĩa không gì sánh bằng. Nếu tiên sinh cho quá nhiều ý kiến cá nhân, e làm người đọc sử sau này hiểu lầm.”
Tư Mã Thiên đứng lên, khoác áo choàng, chắp tay với Vân Lang:” Chuyện này mỗ tự có định đoạt.”
Nói xong đi ngay, lời không hợp ý, nửa câu cũng nhiều.
Tào Tương thở dài bình phẩm:” Người này điên mất rồi.”
Vân Lang cũng thở dài, y nhớ tới chương trứ danh trong Sử Ký, tên là (phong thiện thư)
Còn nhớ thầy giáo của y phân tích ( phong thiện thư) là lời nói phẫn hận của Thử Mã Thiên với người thống trị, nhất là Hán Vũ Đế quá lạm dụng việc tế tự, lời lẽ đầy sự trào phúng và bóc trần sự thực, thành tâm gương chói sáng cho đời sau.
Kỳ thực đúng đúng sai sai, đến nghìn năm sau ai có thể phân rõ.
Vân Lang rời lều, nhìn Tư Mã Thiên đứng trên đỉnh núi cao phát tiết hào khí, y cũng mong sự xuất hiện của mình có thể làm nên điều gì đó khác biệt ở cuộc đời này ...