Hán Hương ( Dịch Full )

Chương 369 - Q2 - Chương 153: Lợi Và Nghĩa.

Q2 - Chương 153: Lợi và nghĩa. Q2 - Chương 153: Lợi và nghĩa.

Vị ngũ kinh bác sĩ đầu tiên phụng chiếu là Trương Hội, người này cả đời chuyên nghiên cứu Xuân Thu, là người xuất sắc trong số ngũ kinh bác sĩ.

Sau khi nghe nghi hoặc của hoàng đế, ông ta liền kể câu chuyện về Phạm Lãi thời Xuân Thu.

Phạm Lãi cả đời ba lần đem tài phú kiếm được chia cho bách tính và bằng hữu, chia hết lại lần nữa gây dựng sự nghiệp.

Trong quá trình gây dựng đó lấy tín nghĩa làm xuất phát điểm kinh doanh, ông ta không vơ vét tính toán chi li như thương cổ bình thường, với người hợp tác thì khiêm tốn nhường nhịn, với người làm thuê thì khảng khái.

Gặp phải năm thiên tai thì miễn giảm tiền tô còn phát cháo chẩn tế.

Đầu năm Phạm Lãi cùng với một số nông dân, công tượng ký hiệp ước mua bán hàng hóa, nếu cuối năm giá lên, Phạm Lãi mua theo giá hiện thời, nếu giá giảm, ông ta thực hiện đúng hiệp ước.

Do có tín nghĩa mà dù ba lần tán hết gia sản, vẫn nhanh chóng giàu có.

Phạm Lãi thích làm việc thiện báo đáp quốc gia, khiến tiếng tăm tín nghĩa của ông ta lưu truyền hậu thế, có lời khen "giàu mà giữ được cái đức!".

Trương Hội cho rằng, Vân thị sản xuất tự nhiên, có thêm một quả trứng gà là quốc gia thêm một quả trứng gà, còn kinh thương thì chẳng qua là lấy tài phú ở nơi này chuyển nơi khác để hưởng giá chênh lệch, là hành vi ti tiện đáng bị đả kích.

Vân thị rõ ràng học theo Phạm Lãi, đáng được quốc triều khen thưởng.

Nghe Trương Hội giải thích xong, Lưu Triệt càng thêm nghi hoặc, vì thế gọi vị ngũ kinh bác sĩ cao tuổi nhất là Đồ Căn tới, ông ta cũng là môn đồ Nho gia.

Đồ Căn nhắm mắt nghe hết rồi trầm tư:” Bệ hạ sao chỉ nói tới chữ lợi? Chỉ có nghĩa lợi tương hợp mới là đại chính. Nho gia không phản đối theo đuổi cái ‘lợi’, ‘nghĩa’ và ‘lợ’ không xung đốt, nhưng đoạt ‘lợi’ phải hợp với ‘nghĩa’. Người ta nói Nho khinh thương chỉ là không hiểu thấu đáo mà thôi.”

“ Luận Ngữ có nói: Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã ; bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện, thị nhân chi sở ác dã ; bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã."

“ Điều ấy nghĩa là giàu có thì ai chẳng muốn, nhưng lấy lợi ích thì phải có đạo nghĩa, còn làm giàu mà trái với đạo nghĩa là không được, cho nên Nho gia cho rằng, có thể lấy ‘lợi’ ở trong phạm vi của ‘nghĩa’. Bệ hạ, phải đọc thêm Luận ngữ, bên trong đó còn có rất nhiều luận thuật liên quan tới nghĩa và lợi, ví như: Phú nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi, ý nói nếu giàu sang có thể cầu thì dù người ta làm kẻ đầu sai thấp kém cũng làm ...”

“ Được rồi, được, trẫm nhất định sẽ đọc.” Lưu Triệt sốt ruột xua tay ngăn cản màn giải giải kinh nghia dông dai của ông ta, hắn chỉ cần biết thứ thực tế:” Khanh nói tiếp về Vân thị đi.”

“ Lấy được lợi mà giữ nghĩa thì chỉ bậc quân tử mới làm được, còn thương cổ thường là kẻ thấy lợi mà quên nghĩa, thần luận theo lời bệ hạ nói, cách làm Vân thị rất phụ hợp với yêu cầu lợi kết hợp với nghĩa của Nho gia, đó là nhà đại thiện. Bởi vì thế mới nói ...”

Lưu Triệt lại lần nữa nghe Đồ Căn thao thao bất tuyệt giảng giải "lợi" và "nghĩa" suốt nửa canh giờ, sau đó cho ông ta lui, khẽ gật đầu với Trương Thang.

Hai vị tiên sinh vừa rồi đều là người bác học, lời họ nói không có gì sai lầm, nhưng Lưu Triệt vẫn không tin Vân thị có thể đem lại lợi ích cho tất cả mọi người mà không làm tổn hại lợi ích của ai.

Có điều Lưu Triệt cũng không phải kẻ tầm thường, hắn hơn người ở chỗ có thể thuần thục chắt lọc ra thứ mình muốn từ trong trí tuệ của người khác.

Phạm Lãi mỗi lần lấy được vô số tiền tài thì tán hết gia tài, đảm bảo tài phú thế gian cân bằng. Hơn nữa lại còn làm thế ba lần, cuối cùng không mang đi bao nhiêu tiền tài, mà giong thuyền đưa Tây Thi đi, thành ngư ông ...

Người trong lời kể của Đồ Căn cũng thế, Tử Cống cuối cùng khi chết cũng không mang theo bất kỳ tài phú nào.

Bởi thế Lưu Triệt nhanh chóng có kiến giải đơn giản, đó là không mang tài phú theo mà trả lại cho thế gian mới là thương cổ tốt, ngoài ra không đáng luận.

“ Vân Lang thành thân, vi thần đi một chuyến, không biết bệ hạ có sai bảo gì không?” Trương Thang đã chuẩn bị cáo từ, hôm nay ông ta ở trong cung quá lâu, trời sắp tối:

Lưu Triệt đứng lên, đi lại một lúc rồi quyết định lấy lợi ra dụ:” Bảo với Vân Lang, toàn bộ phong thưởng trẫm giữ cho y, đợi ở Bạch Đăng Sơn về là lúc Vân thị quang tông diệu tổ.”

“ Thần thay Vân Lang tạ hoàng ân.”

Trương Thang bái tạ hoàng đế rồi dẫm trên tia nắng ngày tàn rời hoàng thành, lên ngựa rồi, bất giác quay đầu nhìn lại, ông ta kỳ thực không muốn Vân Lang đi Bạch Đăng Sơn. Bọn họ hay nói chuyện, sao ông không biết, quân sự không phải sở trường của y, thậm chí có thể nói là dốt nát, thậm chí Vân Lang tuy ở quân doanh cũng ít bổ xung kiến thức ở phương diện này.

Y rõ ràng không hứng thú với chiến trận.

Sở dĩ hỏi câu cuối cùng là muốn nghe hoàng đế không cho Vân Lang đi, rốt cuộc thứ hoàng đế cần vẫn là sự trung thành chứ không phải là trí tuệ có thể mang lại lợi ích quốc gia.

Đi Bạch Đăng Sơn, sinh tử đều mịt mù ...

Tàng thư lâu của Vân thị lớn hơn cả dự liệu của Tư Mã Thiên, hai tầng lầu, sáu gian phòng, mỗi phòng là hai giá sách cao tới tận trần. Sách càng không biết cơ man nào mà kế, không những thế còn có rất nhiều sách quý, có vài thứ rõ ràng phạm kỵ húy hoàng gia, nhưng là sách quý hiếm có mà Tư Mã Thiên nghe danh đã lâu, nhưng không có cơ hội đọc.

Tất nhiên Vân Lang hai năm qua thông qua rất nhiều phương thức thu thấp sách để đọc, nhưng quá nửa chỗ này là của A Kiều, A Kiều không thích đọc sách, nhưng rất thích thu giữ. Mà tàng thư của Trường Môn cung khác biệt lớn nhất là không cần tuân thủ kỵ húy hoàng gia, không bận tâm bách gia xung đột, chỉ cần là sách họ không có thì đều tích cực chép lại.

Vì như cuốn ( Hoài Nam tử) mà Tư Mã Thiên đang xem.

Hoài Nam vương Lưu An hiện giờ sống rất thảm, nghe nói xe ngựa bốn ngựa kéo giờ thành hai ngựa kéo.

Khuê nữ của ông ta gả tới tận Hung Nô, nhi tử thì ở Dương Sơn đào đồng, phong quốc của ông ta bị hoàng đế lấy mất quá nửa.

Ở mặt sinh hoạt Lưu An đơn giản, nhưng trong thế giới tinh thần, Lưu An lại giàu có.

Một cuốn Hoài Nam tử khiến Tư Mã thiên ngày đêm không ngủ, đọc liền ba lần vẫn mê mẫn không rời tay.

Dù là như thế Tư Mã Thiên vẫn mẫn cảm chú ý tới Vân thị cất giữ cả bản đồ Tây Vực, khác biệt lớn với với bản đồ hắn thấy ở tàng thứ quán thái sử lệnh.

Thân là người có tò mò cực lớn với thế giới, Tư Mã Thiên sau khi so sánh hai bản đồ, thấy cần phải nói chuyện với Vân Lang.

Bình Luận (0)
Comment