Hán Hương ( Dịch Full )

Chương 370 - Chương 154: Hôn Lễ.

Chương 154: Hôn lễ. Chương 154: Hôn lễ.

Vân Lang rất mệt mỏi.

Hôm qua lừa được Tống Kiều ở lại ngủ với Vân Âm, kết quả không phải nói rồi, hai thân thể trẻ trung va chạm suốt cả đêm, dù người làm bằng sắt cũng phải mệt.

Chưa nói trong quá trình đó Vân Âm ngủ không ngon cứ thi thoảng thức dậy khóc mấy tiếng, đến sáng dỗ được nó ngủ say lại quấn lấy nhau.

Tư Mã Thiên thấy Vân Lang tuy mắt nhắm mắt mở mà miệng cười chảy dãi như ngốc, không hiểu y làm gì có trạng thái kỳ lại thế:” Vân huynh, vì sao bản đồ Tây Vực mà huynh lưu giữ lại khác với của quốc triều, Đại Nguyệt Thị ở phía tây Thông Lĩnh thật sao?”

Đối diện với những câu hỏi liên tiếp của Tư Mã Thiên, Vân Lang mệt mỏi ngáp dài:” Tư Mã huynh, nay ta bận rộn chuẩn bị đại hôn, lại đi hỏi mấy thứ này không thích hợp lắm.”

“ Thuần tửu phụ nhân có gì hay, sao thú vị gì bằng bàn học vấn.” Tư Mã Thiên ngồi thẳng lưng, giọng điệu trang nghiêm thần thánh:

Vân Lang liếc khuôn mặt xem như khá thanh tú của Tư Mã Thiên, bằng câu trả lời này xem ra sau này hắn bị thiến cũng đáng đời:” Đó là huynh, ta là tục nhân, tục nhân thì tục sự, nhà ta nhiều sách, cứ thoải mái mà đọc, đừng bám lấy ta hỏi này hỏi nọ, cẩn thận ta trả lời linh tinh đó.”

Tư Mã Thiên nhìn bộ dạng của Vân Lang, cảm thấy lúc này khó nói chuyện đàng hoàng với y:” Nếu vậy ta liệt kê danh sách, viết nghi hoặc lên đó, đợi sau đại hôn, chờ huynh giải đáp.”

Nói xong không thèm ở lại.

Vân Lang thở dài, tên này tính khí ương lắm, muốn mời hắn làm tiên sinh, xem ra phải trả lời những câu hỏi vô vị của hắn.

Bất kể thế gian có bao chuyện, hôn lễ của Vân Lang vẫn diễn ra trong ngày tuyết rơi lất phất.

Quan quan kìa tiếng thư cưu

Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy

U nhàn thục nữ thế này

Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.

Năm mươi đồng tử đồng thanh đọc (Quan sư) vô cùng khí thế, tuy đứa giọng cao đứa giọng thấp, có đứa cứ say sưa gân cổ đọc một mình chẳng để ý bị lạc nhịp, nhưng khách khứ không ai không chấn động, Vân thị có những năm mươi đứa bé biết chữ rồi.

Dải Trường An nhiều huân quý nhiều quan hoạn, bởi thế nhiều người đọc sách biết chữ, nhưng cho dù là nhà giàu có bình thường, nuôi một đứa bé đọc sách chẳng phải chuyện dễ dàng.

Vì mười ba mười bốn tuổi là tuổi thành thân, quá mười lăm tuổi theo luật lệnh phải chia nhà sống riêng, nếu khi ấy mà còn chưa học được bản lĩnh mưu sinh sẽ bị người ta xem thường, nhớ năm xưa Trần Bình vì không hiểu sản xuất mới liên tục bị người người ta lên tiếng sỉ nhục.

Chu Mãi Thần vì một lòng đọc sách khiến gia nghiệp suy bại, bị thê tử sỉ nhục, cuối cùng hạ quyết tâm chuyên môn tới Trường An cầu quan.

Nên trẻ tầm mười tuổi là lúc học bản lĩnh tốt nhất, nhà ai nỡ đặt cược cả tương lai vào chuyện đọc sách chứ?

Năm mươi thiếu niên không hiểu sản xuất, đây là đại sự ...

A Kiều, Trường Bình, Vệ Thanh tới dự lễ cũng sắt mặt khó đoán, vì họ biết ở Vân thị không trẻ nam hài đọc sách mà nữ đồng cũng trải qua quá trình như vậy.

Đám trẻ con hát xong thì ở trong trung viện, lúc này Tống Kiều mặc áo đỏ đội khăn choàng che kín mặt được hỷ nương dìu lên xe.

Vân Lang mặc áo hai màu đen đỏ, ngồi ở vị trí đánh xe, Hoắc Khứ Bệnh mặc giáp trụ cưỡi ngựa bên cạnh, theo sau là Hồng Tụ và Tiểu Trùng cầm lẵng hoa cùng rất nhiều phó phụ.

- Lên đường!

Hoắc Khứ Bệnh vừa ra lệnh một tiếng là đại vương lon ton dẫn đầu rồi tiếng kèn sáo, tiếng chiêng trống đồng loạt cất lên vang trời tưng bừng nhộn nhịp, đội ngũ rước dâu hùng hậu đi ra khỏi cổng vòm tới hậu viện.

Xe ngựa chở Vân Lang, Tống Kiều đi một vòng quanh trang tử, lúc tới đồng ruộng hai bên vô số người xem náo nhiệt. Bọn tuy ăn mặc hết sức lam lũ, đầu tóc bù xù, người thậm chí không có giày mà đi, song ai nấy rửa ráy rất sạch sẽ, mặt mày tươi tỉnh, reo hò chúc tụng. Đó đều là người vác than tới Vân thị, không dám tới tiền viện dự tiệc nên đứng ở bên đường đợi chúc mừng.

Vân Lang ngồi ở càng xe cười sang sảng liên tục chắp tay với xung quanh, Hồng Tụ và Tiểu Trùng phát tiền, phó phụ phía sau phát bánh trái, không khí càng thêm náo nhiệt.

Chuyện rước dâu ở thời cổ đại quả thật đặc biệt, rõ ràng là hay hơn so với thời hiện đại nhiều.

Đội xe đi một vòng rồi tới tiền viện, vừa mới đi qua cửa, đám trẻ con liền hát vang ( hữu nữ đồng xa).

Ngồi xe cô gái đi chung,

Như hoa cây thuấn, sắc dung dịu dàng.

Ngao du rảo bước dịu dàng,

Quỳnh cư xâu ngọc đã mang vào người.

Mạnh Khương đẹp đẽ kia ôi!

Lại thêm nhàn nhã đẹp tươi thật là.

Tống Kiều duyên dáng xuống xe, khi Trường Bình bước tới vén khăn che mặt lên, Tô Trĩ dẫn nàng lên đài cao, khách khứa cuối cùng được thấy dung mạo của nữ chủ nhân Vân thị.

Đây là lễ tiết rất trọng yếu, đó muốn khách khứa ghi nhớ mặt nàng, sau này chỉ chủ nhân của gương mặt này mới là nữ chủ nhân của Vân thị.

Lúc Hoắc Khứ Bệnh thành thân thì Trương Oánh chưa có tư cách làm thế, vì mẹ Hoắc Khứ Bệnh mới là nữ chân nhân thực sự.

Lưu Nhị cùng thân vệ biểu diễn màn múa vô cùng đặc sắc, dù ông ta thiếu một tay vẫn không ảnh hưởng gì, điệu múa tràn ngập sắc thái thần bí, khi Lưu Nhị mặt đeo mặt nạ sơn tiêu, miệng ngậm đao lắc đầu vẫy đuôi, phó phụ Vân thị dưới sự suất lĩnh của Lưu Bà đồng loạt hành lễ, thừa nhận từ nay về sau Tống Kiều là nữ chủ nhân.

Hôn lễ của Hoắc Khứ Bệnh diễn ra trong không khí đặc biệt nên có phần qua loa, lần này Trường Bình chủ trì, hận không thể đem hết cổ lễ ra dùng một lượt, kéo dài ba ngày ba đêm cho thỏa lòng, thành ra nghi lễ nhũng nhiễu đủ khiến Vân Lang thề đây là chuyện cả đời làm một lần là quá đủ.

Toàn bộ lưu trình dài dằng dặc kết thúc, hai chiếc kiệu mềm tới đưa đôi tân nhân tới sơn cư, một bà tử cười toe toét miệng khép cửa hậu viện lại, hô lớn:” Đại lễ hoàn thành.”

Tống Kiều và Vân Lang rất muốn một hôn lễ mỹ mãn, cả trang cũng nỗ lực hết sức, nhưng cuối cùng hôn lễ biến thành hoạt động xã giao.

Người thực sự chúc mừng tân hôn chỉ có người Vân gia trang, tính thêm ba người Hoắc Khứ Bệnh, Tào Tương, Lý Cảm.

Còn người khác bắt đầu ở tiền viện Vân thị làm việc của mình rồi, quá đáng hơn còn có kẻ ném lễ vật ở Vân thị một cái là như đàn ong ùa sang Trường Môn cung, mục đích chính của họ là ở đó. Vân Lang biết, cũng chẳng lấy đó làm thất vọng, y còn thở phào, đi cho đỡ phiền.

Bình Luận (0)
Comment