Hệ Thống Trung Y (Bản Dịch Full)

Chương 126 - Chương 126 - Có Đôi Khi, Tín Nhiệm Cũng Là Điểm Mấu Chốt Nhất Trong Quá Trình Trị Liệu!

Chương 126 - Có Đôi Khi, Tín Nhiệm Cũng Là Điểm Mấu Chốt Nhất Trong Quá Trình Trị Liệu!
Chương 126 - Có Đôi Khi, Tín Nhiệm Cũng Là Điểm Mấu Chốt Nhất Trong Quá Trình Trị Liệu!

Kỳ thật, bệnh này cũng có cùng một đạo lý với người mắc bệnh tiểu đường uống thuốc hạ đường huyết trong khoảng thời gian dài.

Một khi người bệnh bắt đầu uống thuốc, hơn nữa còn là uống thuốc lâu dài, thì chỉ cần công năng của một cơ quan nội tạng nào đó bị thoái hóa thôi, trường hợp như vậy cũng không phải bác sĩ trung y bình thường có thể ứng phó được, càng đừng nói tới chuyện trị liệu tích cực khiến cho người bệnh hoàn toàn thoát khỏi tính ỷ lại vào thuốc men.

Bởi vì một khi để cho người bệnh đã uống thuốc lâu dài ngừng uống thuốc, bệnh trạng vẫn luôn tích trữ lâu dài trong thân thể người nọ sẽ bộc phát ra trong nháy mắt, cái này gọi là biến chứng bệnh mãn tính.

Rất nhiều người đều không biết, kỳ thật căn nguyên của biến chứng bệnh mãn tính vốn không nằm trên bệnh trạng ban đầu, mà nằm trên thuốc men bọn họ uống vào cơ thể.

Tựa như bệnh tiểu đường, bệnh biến chứng của nó vốn không phát sinh do lượng đường trong máu cao, mà phát sinh do uống quá nhiều thuốc hạ đường huyết.

Nói đơn giản như thế này, sau khi thuốc hạ đường huyết tiến vào thân thể, nó sẽ giảm bớt lượng đường mà thân thể chúng ta hấp thu vào, cũng sẽ "Khuân vác" đường bên trong máu của chúng ta rời đi, nhưng năng lượng lại phải tuân thủ hàng ngày. Hiện giờ, đường không thể tiến vào máu, lại không bài trừ ra bên ngoài cơ thể, thì nó sẽ đi đâu?

Hãy nhớ kỹ, bất cứ loại dinh dưỡng nào không thể bị ruột non hoá khí, đều sẽ lắng đọng lại rồi tích trữ trong thân thể.

Cho nên, theo một lẽ hiển nhiên, những loại "Đường" này sẽ rơi xuống bộ phận thấp nhất trong thân thể, đó là hai chân!

Đây chính là nguyên nhân vì sao biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp nhất chính là bệnh lý bàn chân đái tháo đường!

(Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành và gây hệ quả lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống cũng như sinh mạng của người bệnh.)

Đáng tiếc, rất nhiều người đều bị đánh lạc hướng!

Ví như đều là nửa chén nước đường, nhưng có bác sĩ cảm thấy lượng đường này hơi nhiều, vì thế nghiên cứu phát triển ra một loại thuốc thiêu đốt toàn bộ đường trong chén nước đường nọ, như vậy nồng độ đường trong nước lập tức giảm đi.

Về phần lớp cặn còn lại sau khi thiêu đốt? Thật có lỗi, không nhìn thấy được.

Mà một bác sĩ khác lại cảm thấy rằng nước trong này hơi ít, vì thế lập tức đổ thêm vào trong đó nửa chén nước nữa, làm như vậy nồng độ đường trong nước cũng giảm, hơn nữa trong chén cũng không có chút cặn nào.

Một bên được gọi là bệnh tiểu đường, còn một bên được gọi là bệnh tiêu khát.

(Bệnh tiêu khát, trong Đông y chỉ chứng uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều, bao gồm các bệnh tiểu đường, bệnh tháo nhạt.)

Chỉ từ cái tên cũng có thể hiểu được trình độ thấu hiểu bệnh tật của người ta rồi.

Trương Hiền Lượng nặn ra một nụ cười: "Bác sĩ Trần, anh không cần mang lên mình gánh nặng tâm lý. Tôi tin tưởng anh, thật sự. Từ khi bắt đầu đến nay, chỉ một mình anh có thể giúp em trai tôi tỉnh táo trở lại mà không cần dùng tới thuốc. Mong anh hãy chữa bệnh cho em trai tôi đi, dù tới cuối cùng kết quả không được như mong muốn, tôi cũng chấp nhận."

Tuy gã và Trần Khánh quen biết chưa lâu, nhưng chỉ qua vài lần tiếp xúc, trong lòng gã đã sinh ra tín nhiệm không thể nói rõ được với Trần Khánh.

Về phần… rút cuộc loại tín nhiệm này xuất phát từ tín nhiệm với y thuật của Trần Khánh, hay là tín nhiệm với nhân phẩm của Trần Khánh, đều không quan trọng.

Trần Khánh nghe vậy cũng có chút vui mừng.

Làm bác sĩ, bọn họ chỉ mong muốn và hy vọng người bệnh có thể tin tưởng vào mình.

Có đôi khi, tín nhiệm cũng là điểm mấu chốt nhất trong quá trình trị liệu!

"Được, tôi đã biết, kế tiếp tôi sẽ nói phương án trị liệu cho anh nghe. Đầu tiên, mỗi ngày, cậu ấy đều phải đến nơi này của tôi châm kim một lần. Tiếp theo, anh phải về nhà mua đủ ngải cứu, sau đó lại mua thêm mấy củ gừng tươi, rồi lúc ở nhà, hãy châm cứu huyệt vị cho cậu ấy bằng phương pháp cứu ngải qua gừng. Đợi lát nữa, tôi sẽ viết huyệt vị lên giấy cho anh."

"Ngải cứu, nhất là cách châm cứu qua gừng, có công hiệu làm lan rộng cảm giác thư thái, thả lỏng, điều hòa doanh vệ, khư hàn phát biểu, thông kinh hoạt lạc. Phương pháp này có thể áp dụng cho hết thảy những bệnh chứng hàn hư.”

(Doanh vệ: thuật ngữ trong y học cổ truyền Trung Quốc, doanh chỉ vật chất dinh dưỡng được hấp thu trong thức ăn, có tác dụng sinh ra huyết dịch, đưa dinh dưỡng đi khắp cơ thể, vệ chỉ cơ năng kháng bệnh của cơ thể)

“Bệnh trạng của em trai anh chính là tâm tỳ lưỡng hư, nhưng muốn chữa tâm phải chữa thận, muốn chữa tỳ cần chữa can. Bởi cân nhắc đến tình trạng hư nhược không thể bồi bổ của em trai anh, cho nên trước hết, chúng ta cần phải hoạt huyết thông kinh, khiến cho kinh mạch toàn thân trở nên thông suốt trước đã. Mà châm thứ và ngải cứu đó là bước đầu tiên."

(Vì sao lại là hư nhược không thể bồi bổ? Cũng tương tự như người đang quá đói không thể cho ăn no vậy, nếu cơ thể hư nhược mà bồi bổ ngay sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được, tiếp tục sinh ra bệnh trạng khác.)

"Bước thứ hai cũng là một bước mấu chốt nhất. Trong quá trình trị liệu, cần phải dần dần kéo dài thời gian sử dụng thuốc của cậu ấy, sau đó chậm rãi giảm xuống tính ỷ lại vào thuốc men. Chuyện này cần người nhà anh trực tiếp chú tâm và điều chỉnh. Nhưng hãy nhớ kỹ, tuyệt đối phải tiến hành theo chất lượng, không thể nóng vội được."

"Bước thứ ba, đợi cho đến khi tính ỷ lại vào thuốc men của cậu ấy hoàn toàn biến mất, tôi sẽ kê cho cậu ấy một chút thuốc bổ, nhằm điều trị ngũ tạng lục phủ của cậu ấy, khôi phục lại trạng thái cân bằng cho tạng phủ. Trạng thái lý tưởng nhất đương nhiên sẽ làm cho em trai của anh hoàn toàn khôi phục trở lại, nhưng nếu ngũ tạng lục phủ đều khôi phục khỏe mạnh rồi, mà trạnh thái tinh thần của em trai anh vẫn không quá lý tưởng như trước, rất có khả năng, chúng ta cần tìm kiếm phương pháp trị liệu khác."

Trương Hiền Lượng cẩn thận lắng nghe những lời Trần Khánh nói, thậm chí để tránh bỏ sót chi tiết nào đó, gã còn mở chức năng ghi âm của điện thoại di động ra.

Nhưng chờ sau khi nghe được một câu cuối cùng mà Trần Khánh nói, dù đã điều trị cho ngũ tạng lục phủ trở về trạng thái cân bằng, em trai của gã cũng không nhất định có thể khôi phục đến trạng thái lý tưởng, Trương Hiền Lượng lập tức có chút hoang mang.

Không phải trung y vẫn nói rằng, khi ngũ tạng trong thân thể được duy trì ở trạng thái cân bằng, con người sẽ không sinh bệnh hay sao?

Bình Luận (0)
Comment