Nói ra thì cảm thấy câu này có chút khoa trương, nhưng đứng ở góc độ trung y, thảm họa nhân loại vị hủy diệt cũng không phải hoàn toàn không có căn cứ.
Ít nhất là ở thời điểm hiện tại, sức khỏe của toàn dân đều đã bị uy hiếp không nhỏ, và thuyết pháp này cũng không phải vô căn cứ, thứ mà nó dựa vào chính là lý luận sống yên [1].
[1] : “Sống yên trước mặt, tầm nhìn lâu dài” nguyên văn: 立足当前, 着眼长远 là bài bình luận chính trị ngắn, được đăng trên tờ nhật báo Chiết Giang, chuyên mục Chi Giang Tân Ngữ, tác giả của nó chính là Tập Cận Bình, phát hành ở thời điểm ông này đảm nhiệm chức vụ thư ký tỉnh ủy Chiết Giang.
Chỉ tiếc chúng ta đã sớm nuôi dưỡng loại thói quen này, dần dần khiến cho chúng ta ỷ lại vào nó để sinh tồn!
Phản kháng là không có khả năng, chỉ có thể lựa chọn thích ứng!
"Hiểu được, bác sĩ Trần, tôi sẽ tiếp tục kiên trì." Trương Hiền Lượng cười cười rồi kéo Trương Thư An đến trước người: "Bác sĩ Trần, anh nhìn em trai của tôi đi. Tới hiện giờ, thời gian uống thuốc đã được kéo dài khá đáng kể rồi, gần như ba ngày nay nó vẫn chưa uống thuốc, nhưng không hề biểu hiện ra hành vi nóng nảy, bức bối không yên."
Trương Thư An cũng nhìn Trần Khánh, ánh mắt không hề né tránh, dường như cậu ấy vô cùng tín nhiệm vị bác sĩ này, nhưng bệnh chưa khỏi hẳn, bản thân vẫn bị hạn chế bởi suy nghĩ trong đầu mình, cho nên hết thảy mọi hành vi đều vô cùng cẩn thận, chỉ sợ một động tác dư thừa của mình sẽ chọc cho người khác không vui.
"Không tồi, có tiến bộ." Trần Khánh bắt lấy cổ tay Trương Thư An, vừa kiểm tra tình huống bên trong vừa quan sát biểu hiện bên ngoài thân thể cậu ấy, một lát sau mới nói: "Ừm, kinh mạch đã thông suốt rất nhiều, khí huyết không bị cản trở, có thể bắt đầu dùng thuốc rồi."
Trương Hiền Lượng rất vui vẻ, hỏi lại: "Thật ư?"
Trần Khánh cười nói: "Anh cứ hỏi cậu ấy là biết, có phải mấy ngày nay, chuyện ăn uống của cậu đã được cải thiện, còn ngủ ngon hơn trước kia hay không?"
Khi con người ăn được ngủ được, đương nhiên năng lực hấp thu của thân thể cũng sẽ khôi phục lại bình thường, dưới tình trạng này, tiếp tục bồi bổ thêm, sẽ không có nỗi lo về sau.
Trương Thư An ngại ngùng gật gật đầu, đã xác nhận lời nói của Trần Khánh.
Trương Hiền Lượng có chút kích động: "Tốt quá rồi, bác sĩ Trần ơi, anh mau bốc thuốc đi."
Trần Khánh lập tức lấy ra giấy bút, hạ bút thành văn...
Mộc hương, long nhãn, nhân hạt táo chua, viễn chí, cam thảo, bạch thuật, nhân sâm...
Phương thuốc này có tổng cộng mười bảy vị dược, còn về liều lượng, Trần Khánh cũng chỉ đại khái gia giảm một chút, nhưng có hiệu quả với Trương Thư An hay không, lại phải nhìn xem sau khi cậu ấy uống vào, thân thể có phản ứng ra sau mới khẳng định được.
Hiện tại Trần Khánh còn chưa chính thức thử dược, cho nên đối với tổ hợp dược phương, hắn cũng không quá tin tưởng.
"Anh cứ mua trước ba thang dược liệu này, mỗi ngày uống một thang, đổ ba chén nước nấu thành một chén, vào lúc giữa trưa, từ mười một đến mười ba giờ, nhất định phải uống một chén, tới lúc buổi tối, từ bảy giờ đến chín giờ, lại uống thêm một chén nữa, nhất định phải uống đúng vào hai thời điểm này. Anh đã nhớ kỹ chưa?" Trần Khánh nói.
Một thang thuốc Đông y có thể đun đi đun lại vài lần trong ngày, mỗi lần cũng không cần phải uống hết, có thể uống được bao nhiêu thì uống bấy nhiêu.
Trên phương diện này, trung y không định ra quy củ quá cứng nhắc.
Nhưng thời gian uống dược lại phải chú trọng hơn!
Từ sau khi hạng mục đơn thuốc và biện chứng của Trần Khánh đều tăng lên cấp bậc, coi như hắn đã có thêm một chút nhận thức cơ sở nhất về một loại lý luận khác của trung y.
Đó là Tý Ngọ Lưu Chú!
(Nguyên văn: 子午流注 – Tử Ngọ Lưu Chú, nhưng ở Việt Nam, gọi nó là Tý Ngọ Lưu Chú, và từ này cũng có ý nghĩa riêng nên mình để Tý Ngọ Lưu Chú.
Theo nội dung nói đến kinh mạch trong Linh Khu – Kinh Biệt Thiên, có viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả”. Sự vận hành của kinh mạch trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật như “đồng hổ sinh học”, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh mạch và mỗi kinh mạch lại có thời gian hoạt động riêng, hay còn gọi là giờ vượng của kinh đó. Đây là quy luật “Tý Ngọ Lưu Chú” của kinh mạch.)
Trong Tý Ngọ Lưu Chú, tý ngọ đại biểu cho canh giờ, lưu là lưu động, chú chính là quán chú (được rót vào).
Lý luận về Tý Ngọ Lưu Chú là chia một ngày ra làm mười hai canh giờ, đối ứng mười hai Địa chi, tiến hành kết hợp cùng khí huyết vận hành trong mười hai tạng phủ va năm đường huyệt khép mở.
Sở dĩ Trần Khánh dặn dò Trương Thư An phải uống thuốc trong hai khoảng thời gian này, là bởi vì buổi trưa chính là thời khắc kinh mạch tim vượng nhất, mà bảy giờ buổi tối là giờ Tuất, cũng là thời khắc kinh mạch màng tim vượng nhất.
Người mắc loại bệnh như Trương Thư An cần trị liệu nhất chính là công năng trái tim, và uống thuốc vào thời khắc kinh mạch tim vượng nhất, có thể mang đến tác dụng làm ít công to.
Về phần vì sao lại phải uống thuốc vào thời khắc kinh mạch màng tim vượng nhất?
Là bởi vì trong Linh Xu · Tà Khách Thiên《 Hoàng Đế Nội Kinh 》có một câu rằng: "Tâm là đại chủ của ngũ tạng lục phủ, cũng là nơi ở của tinh thần. Nếu tạng kiên cố thì tà khí khó mà ẩn náu được. Nếu tà khí có chỗ ẩn náu tức là hại tâm, tâm bị hại thì thần mất đi, thần mất đi thì người cũng chết. Và mọi tà khí khi hướng tới tâm, đều phải đi qua màng bọc bên ngoài tâm."
Sở dĩ trái tim của Trương Thư An xuất hiện vấn đề, ngoại trừ ảnh hưởng căn bản của ý nguyện và tâm tư tình cảm, còn chịu tác hại của ngoại tà xâm nhập vào kinh mạch màng tim, chạy thẳng tới tâm.
Cho nên, muốn giải quyết ngọn nguồn của vấn đề, cần phải đồng thời chữa trị cả kinh mạch màng tim cho cậu ấy.
Nó chính là một bức tường phòng cháy cho trái tim, nếu mặc kệ nó không quan tâm tới, dù đã điều trị được trái tim rồi, về sau vẫn dễ dàng gặp chuyện không may.
Đáng tiếc Trần Khánh nghiên cứu về Tý Ngọ Lưu Chú không sâu, nếu không hắn cũng có thể mượn dùng phương pháp mở huyệt trong Tý Ngọ Lưu Chú, vào thời khắc bệnh khí bắt đầu bộc phát, trực tiếp châm vào một loại huyệt vị riêng biệt nào đó., khẳng định sẽ đạt được một chút hiệu quả nhất định!
"Được được, tôi nhớ kỹ rồi." Trương Hiền Lượng nói.