Dưới đài là một mảnh yên lặng.
Nhưng là nhân sĩ trong ngành, bọn họ đều biết căn bệnh truyền nhiễm từng bùng phát ở Dự Châu hơn hai mươi năm trước kia.
Lúc ấy đã chết không ít người, nhưng may mắn là qua không bao lâu, căn bệnh truyền nhiễm kia đã bị khống chế.
Quách Bạch Gia chính là tổng chỉ huy cho chiến dịch phòng chống bệnh đó, và cũng đạt được thật nhiều vinh quanh ở nơi này.
Sau này cũng có tin tức nói rằng, bởi vì có một tiểu đạo sĩ trung y tham gia vào, căn bệnh nọ mới được khống chế, nhưng phía chính phủ lại không đưa lên thông tin này, bởi vậy tin tức nọ chỉ được truyền bá trong quần thể trung y mà thôi, còn dân chúng căn bản đều không rõ vị bác sĩ trung y nọ có tham gia hay không.
Hiện tại, chính miệng Quách Bạch Gia đã lên tiếng thừa nhận bản thân không thể chữa khỏi cho bất cứ người bệnh nào, có thể thấy được tin tức về tiểu đạo sĩ kia, vô cùng có khả năng là sự thật.
"Cũng vì trải qua biến cố lần này, mới khiến cho ta biết được một vị lão đạo trưởng đức cao vọng trọng, và chính nó cũng làm cho quan niệm của ta về trung y được hoàn toàn đổi mới. Từ đó về sau, ta triệt để bỏ mặc tây y, một lòng một dạ nghiên cứu trung y. Cũng may, bản thân còn không đến nỗi ngu dốt, nhiều năm như vậy cũng học được một chút da lông, tới hiện tại, còn có thể giảng bài cho mọi người, ha hả."
"Chuyện xưa chỉ nói đến đây thôi, phía dưới chúng ta liền tiến vào chính đề. Ở thời điểm mọi người lâm sàng trị liệu, có đụng tới loại người bệnh này hay không? Hắn tới tìm mọi người xem bệnh, nói mình bị miệng đắng lưỡi khô, eo mỏi chân nhuyễn, sau đó, mọi người bắt mạch cho hắn, chẩn đoán bệnh của hắn là can thận âm hư, tiếp theo nói cho hắn biết, bệnh mà hắn mắc phải là can thận âm hư, chỉ cần dùng thuốc điều trị thân thể đến trạng thái âm dương cân bằng là được, những bệnh trạng kia sẽ biến mất. Kết quả là hắn hỏi mọi người, bác sĩ à, anh nói tôi bị bệnh gì vậy? Mọi người lại nói cho hắn nghe, là can thận âm hư. Hắn lại hỏi, nhưng rốt cuộc là tôi bị bệnh gì?"
Dưới đài vang lên một tràng cười.
Bởi vì có rất nhiều bác sĩ trung y đã gặp phải người bệnh như vậy rồi.
Mọi người nói với đối phương về bệnh trạng, nhưng đối phương lại rối rắm với mọi người về tên của căn bệnh đó.
Cho nên, rất nhiều bác sĩ trung y đành phải dùng tới tên bệnh trong tây y để giải thích cho người bệnh, bởi vì làm như vậy người bệnh mới nghe hiểu được.
"Nói cách khác, chúng ta đang miêu tả cho người bệnh biết về bệnh trạng trong thân thể hắn, sau đó, lại nói cho hắn biết nên điều tiết như thế nào, nhưng mà trong đầu hắn chỉ có duy nhất một vấn đề, đó là… tôi phải biết chính mình đang mắc loại bệnh gì. Chúng ta nói bệnh trạng, nhưng thứ hắn muốn nghe chính là tên bệnh. Ví dụ như chúng ta nói khí trệ huyết ứ, hắn không hiểu, nhưng vừa nói cao huyết áp… Ai nha… hắn lập tức biết được tình huống trong thân thể của mình. Đây là sự khác nhau giữa chứng và bệnh."
"Tây y là y học biện bệnh, còn trung y là y học biện chứng, cho nên, tây y chỉ cần biết rằng người bệnh mắc loại bệnh gì, là có thể dựa vào loại thuốc đối ứng với loại bệnh đó để chữa trị. Kỳ thực, trên lâm sàng, ta có phát hiện ra rất nhiều bác sĩ trung y kiểu như thế này, tuy bọn họ học trung y, nhưng hình thức tư duy lại thường là tây y. Vì sao?"
"Ở thời điểm biện chứng, rất nhiều bác sĩ trung y đều không đi cân nhắc tình huống chỉnh thể, âm dương cân bằng trong cơ thể người bệnh, mà lại tìm xem triệu chứng trên người bệnh nhân, sau đó căn cứ vào những triệu chứng này, đi tìm đơn thuốc trong sách. Cách làm này có gì khác y học biện bệnh không? Không có. Nhưng kể cả khi bọn họ làm như vậy, đơn thuốc của trung y vẫn có hiệu quả trị liệu. Là vì sao?"
"Theo cá nhân ta, tổng cộng có bốn cấp bậc bác sĩ trung y. Bác sĩ trung y bậc thấp nhất là chữa bệnh. Tây y gọi chứng bệnh đó là giảm mỡ máu, giảm đường huyết, hắn cũng đi theo gọi nó là giảm mỡ máu, giảm đường huyết, trong mắt chỉ có bệnh, là một loại hình thức tư duy đối kháng. Đây là điển hình của người không bước vào được bậc cửa trung y.”
“Cấp bậc thứ hai là phân tích bên trong một cái tên bệnh có mấy triệu chứng, sau đó trị liệu theo triệu chứng. Bác sĩ trung y thuộc cấp bậc này, đã nhập môn cơ bản, nếu biện chứng chuẩn xác, hiệu quả trị liệu cũng tương đối không tồi."
"Cấp bậc thứ ba sẽ bắt đầu đọc thiên, đọc địa, đọc người, đọc cảm xúc, đọc cấu trúc tâm lý của người bệnh, đọc bệnh cơ của chứng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó đạt tới viên cơ hoạt pháp [1], tri thường đạt biến [2], có thể làm y chang như mở ra sách Kinh Phương mà chuẩn đoán. Dưới tình điều kiện hoàn cảnh và thời tiết khác nhau, vị bác sĩ này sẽ chuyên môn điều trị từng chứng bệnh cho người bệnh, phục vụ từng cá nhân theo thể chất của mỗi người. Cấp bậc bác sĩ trung y này đã có thể xem như có chút trình độ."
"Một cấp bậc cuối cùng, đó chính là tâm linh kết nối. Ngay khi bọn họ nhìn thấy người bệnh, quan sát trạng thái cảm xúc, tiêu chuẩn đạo đức, hoàn cảnh cuộc sống… của đối phương, lại dùng ngôn ngữ kết nối, liền có thể làm cho người bệnh có hoàn cảnh cuộc sống tương ứng, có tính cách đặc thù tương ứng, đi điều chỉnh trạng thái của chính mình, khiến cho bản thân người đó sẽ không phát sinh tật bệnh nghiêm trọng hơn."
"Cả Hoa Hạ, không còn nhiều những bác sĩ trung y có thể đạt tới cấp bậc thứ ba, cấp bậc cuối cùng lại càng ít ỏi. Bản thân ta ngu dốt, khó khăn lắm mới đạt tới tầng thứ ba, mà một cấp bậc cuối cùng này, lại hoàn toàn là lý niệm cốt lõi nhất trong trung y: chữa khỏi bệnh trước khi nó trở thành bệnh. Một khi không đạt đến cấp bậc thứ tư, thì vĩnh viễn cũng không thể tìm tòi nghiên cứu được những thủ đoạn thần quỷ của các bậc danh y cổ đại. Ta thực chờ mong bên trong các vị, có người sẽ đủ khả năng đúc lại vinh quang của thần y Hoa Hạ. Và đây cũng là một trong những mục đích mà ta tới đây hôm nay."
[1] : Viên cơ: chỉ quá trình hoàn thiện tư duy của bản thân dựa trên cơ sở lý luận về Âm Dương Ngũ Hành và mô phỏng, đối chiếu, chứng minh bằng lâm sàng, bất kể là vận dụng bát cương biện chứng, lục kinh biện chứng, hay tạng phủ biện chứng, đều phải tự mình hình thành nên một hệ thống cơ sở lý luận hoàn chỉnh, có thể phù hợp với lý luận Âm Dương Ngũ Hành.
Hoạt pháp: là căn cứ vào kết quả biện chứng lâm sàng, vận dụng phương pháp linh hoạt trong chữa trị bệnh tật, nghĩa là tùy theo từng người, từng thời điểm, từng nơi và từng triệu chứng mà áp dụng các phương pháp phù hợp.
Viên cơ hoạt pháp là mục tiêu mà các bác sĩ cần không ngừng tìm tòi, hoàn thiện và theo đuổi, nó thể hiện trong toàn bộ quá trình tư duy lâm sàng của bác sĩ và trong từng đơn thuốc của mỗi một bệnh nhân. Thông qua hiệu quả nhận được sau khi người bệnh uống thuốc, để phán đoán xem “viên cơ” của mình có chính xác hay không, tiến tới cải tiến, hoàn thiện và đề cao.
[2] : *Tri thường đạt biến: * Không chỉ nắm vững các quy luật cơ bản của sự vật, mà còn phải biết ứng phó linh hoạt với các tình huống, vấn đề cụ thể; không chỉ tuân thủ các nguyên tắc mà còn phải có khả năng thích ứng với những thay đổi. Tri thường đại biến: phản ánh nhận thức luận và phương pháp luận của người xưa về sự thống nhất giữa tính phổ biến, tính đặc thù, tính nguyên tắc và tính linh hoạt trong biện chứng.