Đúc lại vinh quang của thần y Hoa Hạ?
Không phải ai cũng có thể làm được chuyện này!
Người như Quách Bạch Gia, có thể thay đổi giữa chừng rồi bỏ ra mười mấy năm đi học thành một thế hệ danh y, nhưng đến nay vẫn chỉ dừng tại ở cấp bậc thứ ba, có thể thấy được cấp bậc thứ tư kia gian nan tới cỡ nào.
Mà cấp bậc thứ tư này mới là bậc cửa để bước vào cảnh giới thần y cổ đại thôi!
Khoa trương!
Rất khoa trương!
Vào giờ phút này, lý luận bốn cấp bậc trong trung y của Quách Bạch Gia, đã khiến những người bên dưới nghe được mà mở rộng tầm mắt.
Cũng tới tận lúc này, rất nhiều người mới phát hiện ra rằng, bản thân đã học tập hơn phân nửa đời người, nhưng hóa ra vẫn một mực bồi hồi tại bậc thứ nhất, bậc thứ hai thôi.
Có điều, chính loại lý luận này cũng trực tiếp đánh thức bọn họ, cho bọn họ một con đường khá cụ thể, để về sau này, bọn họ biết được, mình phải cố gắng đi theo phương hướng nào và cố gắng vươn xa đến đâu, mà không phải một mực đảo quanh trong cái vòng luẩn quẩn của riêng mình.
Có thể nói, Quách Bạch Gia đã gián tiếp làm cho rất nhiều người hiểu được vị trí của bản thân mình, cũng có thể nói, nội dung chia sẻ vừa rồi đã khiến bọn họ được thể hồ quán đỉnh (được truyền thụ tri thức, nhận được dẫn dắt, dẫn tới triệt để tỉnh ngộ)!
Trong số những người ấy, có cả Trần Khánh!
Tới lúc này, hắn mới phát hiện, hóa ra bản thân mình cũng đang bồi hồi tại cấp bậc thứ hai. Và nếu không phải hắn đã tăng lên cấp bậc biện chứng và đơn thuốc, khiến cho phương pháp chữa bệnh của hắn có chút biến hóa, thì rất có thể, hắn vẫn làm như trước kia, là chẩn đoán bệnh, biện chứng, phân tích triệu chứng, sau đó trị liệu.
Mà hoàn toàn không đi cân nhắc tới những vấn đề khác như thiên địa khí hậu, quy luật thời gian... vân vân.
Nhưng thông qua quá trình trị liệu cho Trương Thư An, lại khiến cho Trần Khánh miễn cưỡng có thể đặt chân qua ngưỡng cửa của cấp bậc thứ hai.
Và hiện bây giờ, sau khi hắn đã biết phương hướng mà bản thân cần phải cố gắng, cũng hiểu được, về sau này khi chữa bệnh cho người khác, mình nên bắt tay vào phương diện nào trước!
Buổi toạ đàm này… giá trị! !
"Chúng ta đều biết, trung y học là một nền y học chỉnh thể. Tôn chỉ của nó là điều tiết cơ thể con người đạt tới trạng thái cân bằng tự nhiên nhất, sau đó thân thể chúng ta có thể tự mình chữa trị khỏi những căn bệnh nào đó mà bản thân đang mắc phải. Đây chính là giá trị định hướng của trung y, cũng như giá trị cốt lõi mà toàn bộ những đơn thuốc trung y đang không ngừng hướng tới. Chúng ta dùng những nguyên liệu có trong tự nhiên để gây nên ảnh hưởng tới phần tự nhiên có liên quan tới mỗi con người. Chúng ta dùng thiên tính của những vật chất có trong tự nhiên để sửa lại cho đúng thiên tính của con người. Rồi từ đó hoàn thành điều tiết cả quá trình. Nhưng ở nơi này chúng ta sẽ không nói chuyện đến một thứ riêng biệt nào đó, ta muốn nói về thực tính và dược tính!"
"Và nội dung kế tiếp mà ta muốn nói, rất có khả năng sẽ vả vào mặt người nào đó, ha hả... Nhưng dù bị mắng, ta cũng phải nói ra!"
"Hẳn là chúng ta đều biết rất rõ, bất cứ loại vật chất thiên nhiên nào cũng chứa đựng bên trong mình cái gọi là nhịp sinh học vùng miền, năng lượng và tin tức. Mượn nhân sâm núi sinh trưởng tại núi Trường Bạch làm ví dụ đi. Chúng ta lấy đi hai cái hạt giống của nhân sâm núi tại nơi này, một hạt gieo tại núi Trường Bạch, một hạt gieo ở đảo Hải Nam. Chờ tới mười năm, hai mươi năm về sau lại đến ăn hai gốc nhân sâm núi này vào, nhưng cảm nhận mà chúng mang tới cho chúng ta lại hoàn toàn khác nhau.”
“Rõ ràng hai gốc này đều có gen di truyền giống nhau, đều cùng một cây mẹ sinh ra, nhưng chúng sinh trưởng ở những khu vực khác biệt, khí hậu khác biệt, bản thân chúng nó lại ẩn chứa năng lượng và tin tức khác biệt.”
“Có câu nói này hẳn là mọi người từng nghe qua, quả cam sinh ở Hoài Nam được gọi là quả cam, nhưng quả cam sinh ở Hoài Bắc lại được gọi là cam ba lá (hoặc là cam đắng Trung Quốc)."
"Nhưng khi mọi người dùng phương pháp nghiên cứu sinh vật học hiện đại, để đi nghiên cứu vật chất cơ sở của nó, sẽ phát hiện ra bản chất của hai loại này cũng chẳng khác nhau nhiều lắm. Đây là dấu hiệu điển hình của tình trạng không hiểu thực tính và dược tính, cũng chính là thứ mà bọn họ gọi là nghiên cứu vị dược hiệu, thành phần…”
“Rốt cuộc cái gì là thực tính? Nó chính là hàn nhiệt ôn lương (lạnh nóng ấm mát). Cái gì là dược tính? Nó chính là thăng hàng trầm phù (tăng giảm chìm nổi). Mấy thứ này đều không thể nghiên cứu được thông qua những quá trình như thực nghiệm khoa học, môi trường nuôi cấy, nghiên cứu động vật…”
“Mọi người thử đưa gừng khô đặt vào trong ống nghiệm xem, có thể lắc ra ôn tính của nó hay không? Không lắc được. Nhưng một khi mọi người bài trừ thực tính và dược tính của nó ra bên ngoài, nó có còn tồn tại hay không?"
"Rất nhiều người đều nói rằng tây y là y học sinh vật. Tự bản thân ta đây cũng xuất thân từ tây y, ta hiểu tây y, cho nên ta dám khẳng định rằng nó không phải y học sinh vật. Nó là y học tử vật, bởi vì ở thời điểm tây y nghiên cứu một sinh mệnh, bước đầu tiên cần làm, chính là giết chết sinh mệnh đó đi, tiếp theo mới bắt đầu giải phẫu, chia cắt, nghiên cứu. Kỳ thật loại phương pháp này chính là đang nghiên cứu vật chất cơ sở tạo thành sinh mệnh, trong khi bản thân sinh mệnh đã tiêu vong rồi."
"Ta lại lấy một ví dụ nữa, ngư dân bắt được hai con cá hồi từ dưới biển, một con còn tươi sống bị chúng ta bưng lên bàn ăn, chấm một chút mù tạt, ăn vào. Hẳn là những người thích hải sản đều biết hương vị của nó là gì. Một con khác được bỏ vào vại muối ướp chế ba ngày, chờ đến lúc lấy ra ăn. Ừm mọi người cũng biết rõ đó là cái vị gì rồi. Tới hiện tại, ta hỏi mọi người, biển rộng cũng là một vại muối, vì sao con cá đầu tiên lại không mặn?"
Lời này vừa ra, trong đầu tất cả mọi người đang có mặt ở đó đều bật ra một câu.
Bởi vì con cá đầu tiên còn sống!
Sau khi Quách Bạch Gia nhìn thấy phản ứng của những người ngồi hàng ghế đầu tiên, ông chợt cười nói: "Đúng vậy, bởi vì con cá đầu tiên còn sống.”