"Ha hả, không tồi, có tâm tư này là rất đúng. Và hẳn là mỗi một bác sĩ trung y trong chúng ta đều lấy bậc thứ tư làm mục tiêu phấn đấu cả đời của mình. Bởi vì ba tầng trước chỉ là y thuật đỉnh phong, nhưng bước vào bậc thứ tư sẽ chân chính ngộ ra ‘Đạo’ trong trung y. Vậy cái gì là đạo? Đó chính là tự nhiên chi đạo!"
"Bác sĩ trung y đạt tới bậc thứ tư có thể vận dụng hết thảy mọi năng lượng và vật chất tồn tại trên thế gian để điều trị thân thể cho người bệnh, mà muốn nắm giữ được loại bản lĩnh ảo diệu này, phương pháp nằm ngay tại phần Đại Y Tinh Thành trong cuốn《 Thiên Kim Yếu Phương 》của Dược Vương Tôn Tư Mạc, cùng với《 Dịch Kinh 》, tác phẩm kinh điển của Hoa Hạ ta!"
"Nhớ kỹ, không tu y đức, không đủ để gọi là danh y, không biết dịch học, không đủ để gọi là thái y, chỉ có cần tu y đức, nghiên cứu dịch học, mới có thể chân chính đạt tới bậc thứ tư!"
Cần tu y đức, nghiên cứu dịch học?
Điền Học Lâm không hiểu, nhưng lại nghiêm túc nhớ thật kỹ tám chữ này!
Gã biết rõ, với trình độ trung y trước mắt của mình là rất khó để lập tức hiểu được hàm nghĩa của những từ đại gia trung y kia, chỉ có ghi nhớ để ngày sau chậm rãi lĩnh ngộ, mới có thể nắm giữ tinh túy trong đó.
Và đến lúc ấy, gã liền có thể biến kiến thức mà mình biết thành đạo.
"Cám ơn Quách lão!"
Quách Bạch Gia gật đầu mỉm cười: "Được rồi, kế tiếp, ừm, người ngồi vị trí thứ ba, hàng thứ chín, mời cậu hỏi đi."
Người nọ đứng lên, đúng là Trương Khắc Vân, người vừa nói chuyện với hai người Trần Khánh.
Ông ấy đứng dậy tiếp nhận microphong từ tay người chủ trì, dừng một chút, giống như đang chuẩn bị sẵn những lời cần nói trong đầu, qua một lát, mới mở miệng nói: "Quách lão, quả thật buổi diễn thuyết của ngài hôm nay, đã mang lại sự tự tin cho người học trung y, đồng thời cũng cho chúng ta càng thêm hiểu biết về tây y. Nếu ngài cảm thấy tây y không bằng trung y, vậy tôi muốn hỏi ngài rằng, trung y có thể phục hưng hay không?"
Lời này vừa ra, tất cả mọi người lập tức hướng ánh mắt nhìn về phía Trương Khắc Vân, ngay cả nhóm bác sĩ tây y như Địch Lập Hoành cũng cực kỳ coi trọng vấn đề này.
Trên sân khấu, Quách Bạch Gia đang cười tủm tỉm quan sát Trương Khắc Vân, ông ấy vừa không tự giác mà cười nhẹ hai tiếng.
Âm thanh này cũng khiến cho mọi người dưới đài lại chuyển toàn bộ ánh mắt lên người ông ấy.
Lúc này, tất cả mọi người đều đang chờ đợi đáp án từ phía Quách Bạch Gia...
"Năm 1840, chiến tranh nha phiến [1] bùng nổ, Hoa Hạ chiến bại, phải ký kết một loạt những hiệp ước không bình đẳng. Từ đó, phương Tây có được rất nhiều đặc quyền từ phía Hoa Hạ. Một, có thể cho quân đồn trú ở Hoa Hạ; hai, được tiếp quản hải quan của Hoa Hạ; ba, được quyền tự chủ với tô thuế của mình ở Hoa Hạ; bốn, tôn giáo có quyền lực truyền giáo."
[1] : Nước Anh mượn cớ Trung Quốc cấm thương nhân Anh buôn bán thuốc phiện nên phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc 1840-1842.
"Năm 1828, thầy tu Cao Lập Chi nước Anh mở bệnh viện giáo hội đầu tiên ở Macao. Sau chiến tranh nha phiến, bệnh viện giáo hội phát triển mạnh mẽ, tới năm 1949 tổng cộng đã có 340 cơ sở, trải rộng khắp Cửu Châu, chúng cũng là tiền thân của rất nhiều bệnh viện hiện tại."
"Tây y xuất hiện, mang tới cho dân chúng Hoa Hạ một loại hệ thống y học khác, giải phẫu học, vi trùng học, miễn dịch học, bệnh độc học… vân vân. Nó mở ra cho mọi người một thế giới xán lạn, trở thành thứ y học khiến cho mọi người có thể nhìn thấy, cũng như chạm vào được. Tại bối cảnh thời bấy giờ, đây là tri thức tiên tiến, mà trung y và chữ Hán lại bị coi là văn hóa phong kiến truyền thống, và cùng nhau biến mất."
"Năm 1929, đám người Dư Tụ [2] đề xuất lên trên bản《 dự luật bãi bỏ trung y 》, mục đích chính của biện pháp bãi bỏ trung y này chính là, để trung y tự nhiên tiêu vong. Vì ngăn cản dự luật này có hiệu lực, giới Trung Y đã đoàn kết nhất trí, cộng đồng phản kháng, lấy phương thức võ đài tỷ thí hiệu quả trị liệu cùng tây y. Cuối cùng, trung y lấy được toàn thắng, bảo đảm bản thân có được tư cách tiếp tục sống tạm. Nhưng cũng bởi vậy mà trung y phải thỏa hiệp với khoa học, phải xây dựng hệ thống theo hướng hiện đại, không được truyền bá tư tưởng phong kiến mê tín, không được quản lý trường học, không được kêu gọi học tập, phải thay tên thành sở truyền tập (truyền thụ và học tập), không xếp vào hệ thống giáo dục phía chính phủ."
[2] : Dư Vân Tụ: sinh 14-9-1879 mất 3-1-1954, người Chiết Giang, Trung Quốc.
"Dưới hai tầng đả kích là dân gian và phía chính phủ, trung y đã gặp phải một lần tai ương ngập đầu. Cho đến năm 1949, Hoa Hạ quật khởi, sau khi vị kia đề xuất tây y phải học trung y, trung y đã nghênh đón một thời huy hoàng ngắn ngủi. Trong khoảng thời gian kia, thậm chí những vị đại phu, thầy lang vườn cũng bị Liên Hiệp Quốc khen ngợi. Bọn họ cho rằng hình thức thầy lang của Hoa Hạ chính là phương hướng tương lai của y học, nhưng tới cuối cùng huy hoàng ấy cũng đến từ người dưng nước lã."
"Năm 2001, Hoa Hạ gia nhập WTO, để nối đường ray cùng thế giới, cũng như trước đây, Hoa Hạ lại làm ra rất nhiều thỏa hiệp. Trong đó, vì quy phạm hệ thống chữa bệnh vệ sinh, đầu tiên ở năm 1998, chính phủ ban bố chứng chỉ tư cách làm nghề y, nghĩa là phải có được văn kiện cho chính phủ ban bố mới được hành nghề.
Đến lúc này, vốn dĩ trung y chỉ vừa mới vùng dậy, lại bởi vì sở học và nội dung sát hạch khác xa nhau một trời một vực, mà lại một lần nữa bị thương nặng."
"Từ đó, Hoa Hạ tiến vào kinh tế xã hội, trung y cũng dần dần không thể sáng tạo nên hiệu quả và lợi ích kinh tế kếch xù, cho nên bị ném thật xa ra sau đầu. Còn tây y lại như cá gặp nước, nhất kỵ tuyệt trần [3], tức thì dễ dàng chiếm lĩnh mảnh đất phì nhiêu Hoa Hạ này."
[3] : tiến nhanh tiến mạnh khiến những đối thủ cạnh tranh khác không thể đuổi kịp được
"Rất nhiều những bác sĩ trung y từng hỏi ta rằng, vì sao sau khi tây y tiến vào Hoa Hạ, bọn họ lại quật khởi nhanh như vậy? Thật sự do trung y vô dụng sao? Tơi hiện tại, ta nói với mọi người, không phải trung y vô dụng, mà là người sáng tạo nên lịch sử đã quyết định vận mệnh của nó."