Mỗi ngày, một phòng khám bệnh sẽ tiếp từ mấy chục đến hơn trăm người.
Phòng khám bệnh chuyên gia có ít hơn một chút, nhưng khẳng định là cũng đạt tới bốn, năm mươi người một ngày.
Trần Khánh là một bác sĩ trung y thuần túy, không dựa vào bất cứ dụng cụ y học gì, khẳng định là tốc độ xem bệnh sẽ không quá nhanh.
Bỗng nhiên Hoàng Băng lại có chút lo lắng về tình huống của phòng khám bệnh tại khoa nội một ngày mai!
Hi vọng cục diện sẽ không quá mức tồi tệ như ông ấy đang suy đoán.
Khí Chí, rút châm!
Trần Khánh vỗ vỗ bả vai Hoàng Băng: "Viện trưởng Hoàng, dù xã giao có bận rộn, cũng nên chú ý đến thân thể mình một chút. Trong năm nay, đặc biệt là mùa hè, anh cần phải cẩn thận hơn một chút, hiểu chưa nào?"
Hoàng Băng cười nói: "Hiểu được hiểu được, sao có thể không nghe lời dặn của bác sĩ chứ? Từ giờ trở đi, hết thảy mọi xã giao không cần thiết tôi đều sẽ thoái thác, chú tâm đi điều dưỡng thân thể của mình!"
Trần Khánh cười nói: "Vậy mới đúng nha!"
Hoàng Băng đứng dậy thở một hơi, chợt cảm giác cơ thể khỏe khoắn hơn gấp đôi lúc trước: "Chủ nhiệm Trần, ngày mai tôi có phải châm cứu trị liệu nữa không? Hoặc là cậu kê đơn thuốc cho tôi đi, ha ha."
Trần Khánh lắc đầu, nói: "Hiệu quả của châm thứ đã đủ rồi, anh không cần phải uống thuốc đâu. Sau khi trở về, chỉ cần anh dùng 30g rễ bản lam thêm nước sắc uống, sau đó thả vài đóa hoa cúc vào, mỗi ngày uống một, hai chén là được rồi. Thứ này có thể thanh nhiệt bài phong, minh mục giải độc, có trợ giúp rất lớn với thân thể của anh."
Hoàng Băng vừa nghe, trong lòng không khỏi dở khóc dở cười, rễ bản lam và hoa cúc vốn là hai thứ dược liệu vô cùng rẻ tiền.
Mỗi ngày uống một ly chén, phí tổn còn chưa đến hai tệ.
Cộng cả phí dụng Trần Khánh vừa châm cứu và tiền mời chuyên gia… Có thể nói rằng, hắn chữa khỏi bệnh can đảm thấp nhiệt cho ông ấy, còn khống chế tổng chi phí chữa bệnh này chỉ dao động ở mức một trăm tệ.
Phải biết rằng, phí dụng châm cứu ở bệnh viện là một lần một trăm tệ, nhưng bệnh viện đều là thu phí theo đợt trị liệu, mà gần như một đợt trị liệu sẽ kéo dài chừng một tuần.
Cho nên, thoạt nhìn một lần một trăm khá là rẻ, nhưng trên thực tế, giá cả này vẫn đắt hơn Hán Y Đường nhiều lắm, bởi vì mấy bác sĩ trung y phụ trách châm cứu xoa bóp ở nơi này, chẳng mấy ai có trình độ sánh ngang với Tiếu Khải, càng đừng nói đến Trần Khánh.
Cho nên một loại bệnh, nếu bệnh nhân không trải qua hai, ba đợt trị liệu, khẳng định là không thể khỏi được.
Có thể nói, khi một bác sĩ có hiệu quả trị liệu nhanh, lại bốc thuốc rẻ như Trần Khánh xuất hiện tại khoa nội một này, thực sự làm Hoàng Băng có cảm giác thu nhập của khoa nội một sẽ trực tiếp giảm xuống.
Tới cuối cùng, gần như Hoàng Băng hoàn toàn không nhìn thấy bất cứ hy vọng chiến thắng nào của Trần Khánh cả.
"Chủ nhiệm Trần, tôi muốn nói một chút, khi cậu trị bệnh bốc thuốc tuyệt đối không thể lấy rẻ như vậy nha, bằng không... Ách, không phải tôi muốn bảo cậu đi bốc thuốc lung tung, chỉ muốn nói là… ừm dưới tình huống không gây thương tổn cho người bệnh, cậu kê thêm một chút dược liệu hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của đối phương, để cho ra một đơn thuốc không quá đắt, nhưng cũng không quá rẻ, như vậy sẽ tốt hơn một chút. À chuyện này vốn không phải là tôi quy định, chẳng qua từ xưa đến nay, trung y viện chúng ta vẫn làm như thế, nếu không, thực sự là không thể tồn tại nổi đâu, thật đó." Hoàng Băng cười chua chát nói.
Trần Khánh nhìn Hoàng Băng, chợt cười cười nói: "Cho tới bây giờ đều như thế, thì sẽ là đúng sao?"
Lại nói, trung y có thể tồn tại đến tận ngày hôm nay là dựa vào tiền ư?
Chưa bao giờ là vậy!
Thứ mà nó dựa vào là hiệu quả trị liệu, là lòng người, là tai nạn, là khảo nghiệm hết lần này tới lần khác!
Đúng. Đúng là có tiền sẽ giúp các bác sĩ trung y có cuộc sống càng tốt hơn, cũng có thể khiến cho trung y càng có thêm thể diện.
Nhưng nếu trung y vứt bỏ thứ hạch tâm nhất của mình, khiến cho tất cả mọi người đều thỏa hiệp với tiền tại, như vậy đợi cho đến thời điểm trung y chân chính lớn mạnh lên, thì nó cũng chỉ trở thành một con dao mổ gác lên cổ dân chúng mà thôi.
Nếu thực sự là như thế, thì trung y thà không phục hưng, trực tiếp tiến vào viện bảo tàng luôn cho rồi!
Vì sao từ cận đại tới nay, phái Ôn Bệnh lại nhiều lần bị phái Kinh Phương phỉ nhổ? Trong khi ban đầu, phái Ôn Bệnh vốn bổ sung cho phái Kinh Phương, vốn là một trong những tiền đề trợ giúp trung y càng ngày càng phát triển hơn?
Chính vì sau này, phái Ôn Bệnh dần dần phát hiện ra hiệu quả kỳ diệu khi bọn họ cung cấp dịch vụ chữa bệnh cho những vị quan to hiển quý, kèm theo đó là kéo dài thời kỳ chữa bệnh ra, vì thế nhóm này tạm thời từ bỏ tinh thần đại y hành y tế thế, để chuyển qua kiếm những khoản tiền mà bản thân không thể đạt được trên người nhóm dân chúng bình thường.
Mà phái Kinh Phương lại chú ý đến tiêu chuẩn biện chứng, hiệu quả khi dùng dược, nếu có thể dùng hai vị dược, tuyệt đối sẽ không kê ba vị dược, nếu có thể chữa khỏi trong vòng một ngày, tuyệt đối sẽ không kéo dài sang ngày hôm sau.
Đây là lý do vì sao phái Kinh Phương có thể chữa khỏi những chứng bệnh khó trị cho mọi người, là bởi vì bọn họ dám dùng thuốc mạnh, mà phái Ôn Bệnh chỉ cầu ổn, tựa như ngự y triều nhà Thanh vậy, chỉ cần chữa không chết, bọn họ có thể kéo dài thật lâu, cho nên đúng là phương pháp chữa trị của bọn họ có hiệu quả đối với một vài loại bệnh tật, nhưng cứ chữa đi chữa lại mãi, không dứt căn nguyên bệnh tật.
Có thể nói rằng, danh tiếng "Có thể điều trị nhưng điều trị rất chậm" của trung y đều do phái Ôn Bệnh ban tặng!
Nhưng trên thực tế, thuỷ tổ chân chính của phái Ôn Bệnh là Ngô Hựu Khả tiên sinh [1] lại là một vị đại sư trung y có phương pháp bốc thuốc cực kỳ lớn mật. Từ sau thời của Ngô Hựu Khả tiên sinh về sau này, toàn bộ những vị trung y đại biểu của phái Ôn Bệnh, như Diệp Thiên Sĩ, Vương Mạnh Anh, Bồ Phụ Chu [2]… đều dùng dược phương không bị hạn chế trong khuôn mẫu, thậm chí còn có không ít người thường sử dụng dược hiệu mạnh.
[1] : Ngô Hữu Tính (1582—1652 năm ), tự Hựu Khả, dân tộc Hán, quê quán huyện Đông Sơn, Giang Tô, là học giả về bệnh truyền nhiễm cuối đời Minh, đầu đời Thanh.
[2] : Diệp Danh Quế: (1666 hoặc 1667 – 1745), tự Thiên Sĩ, quê quán Ngô Huyện, Giang Tôm nay là Tô Châu, Giang Tô, là một trong tứ đại gia của phái Ôn Bệnh thuộc đời nhà Thanh.
Vương Sĩ Hùng: (1808-1868, cũng có người nói là 1863), tự Mạnh Anh, nguyên quán Hải Ninh, Chiết Giang, sau đó chuyển nhà đến sống tại Hàng Châu, ở thời Tiền Đường, là học giả trung y phái Ôn Bệnh.
Bồ Phụ Chu: (1888-1975) học giả trung y hiện đại, quê quán Tử Đồng, Tứ Xuyên.