Hệ Thống Trung Y (Bản Dịch Full)

Chương 376 - Chương 376 - Thiêu Sơn Hỏa Và Tề Châm!

Chương 376 - Thiêu Sơn Hỏa Và Tề Châm!
Chương 376 - Thiêu Sơn Hỏa Và Tề Châm!

Bởi vì dinh dưỡng chưa được tinh chế, lục phủ ngũ tạng có thể tiến hành sàng lọc. Chẳng hạn như quýt, sau khi ăn vào trong bụng, chúng sẽ bị tiêu hóa khí hóa. Tiếp đó, ngũ tạng sẽ căn cứ vào tính vị của những chất dinh dưỡng này để tóm nó vào trong tay, chất thải không cần sẽ được thải ra qua ruột già, chất xơ có trong quýt rất thuận lợi cho quá trình đại tiện.

Nhưng dinh dưỡng tinh khiết có thể tránh khỏi phân đoạn chủ động lựa chọn của ngũ tạng. Chúng trực tiếp mạnh mẽ trút vào bên trong cơ thể, khiến cho cơ thể không thể được xác định, phân biệt được lượng chất dinh dưỡng chưa bị hấp thu này, sau đó, cũng rất khó để bài tiết chúng ra khỏi cơ thể.

Đó là lý do vì sao trung y không khuyên bạn uống viên canxi, đặc biệt là sau khi bị ung thư, càng không thể uống canxi được.

Bước 2, tăng cường chức năng của ruột non!

Trần Khánh không cần nhìn đã biết nhiệt độ ruột non của bác gái này không đủ, nếu không làm sao bà ấy có thể mắc bệnh ung thư được?

Bởi vậy quá trình tăng cường chức năng của ruột non sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, cũng thay đổi môi trường sống của các tế bào ung thư.

Đồng thời, ruột non phục hồi cũng có thể nhanh chóng khí hóa lượng nước được hấp thụ trong cơ thể con người, từ đó cắt nguồn cung cấp nước cho các tế bào ung thư.

Vì vậy, môi trường thay đổi, cắt nước, cắt dinh dưỡng, sẽ dẫn đến quá trình sinh tồn của các tế bào ung thư gặp khó khăn, chúng cũng khó có thể khuếch trương và di căn được.

Bước 3, tăng dương!

Kiểm soát được các tế bào ung thư, khiến cho bệnh nhân không còn đau đớn nữa, đây chính là trạng thái sống chung với bệnh ung thư theo ý nghĩa chân chính của nó. Sau đó tiếp tục tăng dương khí lên. Nói cho cùng, nguyên nhân sâu xa của bệnh ung thư này cũng chính là hàn thấp tích lũy lâu năm tạo thành.

Coi như băng dày ba thước!

Cho nên muốn làm tan chảy món đồ chơi này, cần phải có lượng dương khí cực kỳ khổng lồ.

Chuyện này cũng có cùng đạo lý với một tình huống xảy ra ngoài đời thực.

Đơn giản là sau khi trải qua một mùa đông lạnh, dù mặt trời vẫn liên tục xuất hiện trong mấy ngày đầu xuân, dù nhiệt độ ngoài trời tăng lên, chênh lệch tới một, hai chục độ, nhưng khi bước vào trong nhà, chúng ta vẫn cảm thấy lạnh.

Cho nên mới nói, quá trình làm tan băng này tương đối lâu dài, nhưng ít nhất là sau khi bệnh nhân đã bước vào giai đoạn này, bà ấy cũng chính thức thoát khỏi nguy hiểm, giai đoạn sinh mệnh bắt đầu đếm ngược rồi.

Tuy nhiên, muốn làm được bước thứ ba này cũng không dễ dàng!

Bệnh nhân nằm trên giường nhỏ, Trần Khánh mang ngải nhung và gừng tươi đến.

Cách tốt nhất để tăng cường chức năng của ruột non, đương nhiên chính là ngải cứu huyệt Quan Nguyên!

Đây là phương thức đơn giản nhất cũng là thực dụng nhất!

Tuy nhiên, sau khi cứu xong, Trần Khánh vẫn phải dùng tới châm thứ.

Nói cho cùng, có quá nhiều hàn tích tụ trong thân thể bệnh nhân này, và hiển nhiên là không phải một, hai lần ngải cứu có thể hoàn toàn diệt sạch được.

Không bao lâu sau khi cứu chừng vài chục tráng, Trần Khánh cảm nhận được lòng bàn chân của bà ấy đã bắt đầu nóng lên. Hắn lập tức dừng lại, lấy ngân châm ra.

Lần này, hắn muốn sử dụng hai loại châm pháp cùng một lúc!

Thiêu Sơn Hỏa và tề châm!

Thiêu Sơn Hỏa vốn là khắc tinh của hàn chứng, mà bên trong tề châm cũng có một chiêu Thăng Dương Tam Châm, vừa có thể thăng dương vừa có thể sơ can lưu thông khí huyết, vô cùng thích hợp với bệnh nhân này.

Hơn nữa, Trần Khánh cũng muốn nhìn xem, sau khi kết hợp hai chiêu này, hiệu quả nhận được sẽ giảm đi hay là được tăng cường thêm gấp đôi?

Nếu là trường hợp sau, có lẽ đối phương thật sự còn một tia cơ hội!

Trong lúc Trần Khánh tự hỏi, ngân châm trong tay hắn cũng hạ xuống rồi…

Nội quan, Túc Tam Lý, Thần Môn, Trung Quản…

Thăng Dương Tam Châm vốn không cần chọn huyệt, chỉ cần phân rõ phương vị, sau đó hạ châm xuống rốn là được.

Lấy rốn làm trung tâm, xây dựng bát quái bên trong, muốn tăng dương cho đàn ông thì hạ châm xuống ba vị trí tương ứng với Khảm, Tốn, Ly, muốn tăng dương cho phụ nữ thì hạ châm xuống ba vị trí tương ứng với Khảm, Chấn, Ly.

Hai loại phương pháp phối hợp của Thăng Dương Tam Châm đều đi theo mộc vị phương Đông, chính là đi theo Thiếu Dương trong Lục Kinh Biện Chứng, lại kết hợp với canh giờ hỏa, có kết cấu tương sinh, bởi vì mộc sinh hỏa. [1]

Có thể nhận thấy vị trí hạ châm của nam nữ khác nhau ngay tại Tốn và Chấn này. Trên thực tế, trong bát quái, Tốn chỉ nữ, còn Chấn chỉ nam.

Ví dụ như trong một gia đình, Càn đại biểu cho cha, Khôn đại biểu cho mẹ, Tốn đại biểu cho con gái cả, Chấn đại biểu cho con trai cả.

Mà sở dĩ Thăng Dương Tam Châm áp dụng cho nam lại chọn dùng Tốn, còn cho nữ lại chọn dùng Chấn, là bởi vì đạo lý bổ sung âm dương.

Bởi vì ngũ hành thuộc mộc của Tốn là âm mộc, còn ngũ hành thuộc mộc của Chấn lại là dương mộc.

Nếu dùng thủ pháp Thăng Dương Tam Châm mà chọn nhầm hai vị trí Tốn và Chấn này, như vậy châm hạ xuống chẳng những không mang đến hiệu quả trị liệu, ngược lại còn làm phản tác dụng.

Cứ như vậy, ba châm đi xuống, Khảm chỉ thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, dương khí tự đến!

[1] : Mộc vị, trong Tố Vấn - Chí Chân Yếu Đại Luận có viết: Chủ của mộc vị, dùng toan để tả, dùng tân để bổ. (Dùng vị chua để tả, dùng vị đắng để bổ)

Trong đó, chủ của Mộc vị tức là vị Quyết âm làm chủ, nghĩa là vị cố định của bốn mùa không thề thay đổi cho nên gọi nó là “Vị”. Khi chưa đến thời kỳ nó làm chủ, mà khí dương xuân đã đến trước, gọi là khí thịnh, nên dùng vị chua để tả. Khi thời kỳ nó làm chủ nên đến mà chưa đến, gọi là khí suy, nên dùng vị đắng để bổ. Bởi tính của Mộc là thăng (bốc lên), vị chua lại đi ngược với tính ấy, khiến nó thu lại, nên gọi là tả, vị đắng lại giúp khí kia phát sinh, nên gọi là bổ.

Lục Kinh Biện Chứng là phương pháp biện chứng trong trung y, có hai loại. Một là phương pháp biện chứng dựa theo Hoàng Đế Nội Kinh, đại biểu cho Y Kinh Gia, một là phương pháp biện chứng dựa theo Thương Hàn Tạp Bệnh Luận, đại biểu cho Kinh Phương Gia.

Lục Kinh bao gồm Thái Dương Kinh, Dương Minh Kinh, Thiếu Dương Kinh, Thái Âm Kinh, Thiếu Âm Kinh và Quyết Âm Kinh.

Bình Luận (0)
Comment