Sau khi châm xong, Trần Khánh bắt đầu chăm chú quan sát ngũ tạng của bác gái.
“Ai, tâm hỏa, có động tĩnh rồi!”
“Đúng vậy, ta cũng cảm nhận được rồi.”
“Đừng vui mừng quá sớm, chút nhiệt độ này có đáng là gì, đi phơi nắng một chút là đạt được thôi?”
“Nhưng hiện giờ bà ấy không ra ngoài phơi nắng nha tâm hỏa. Chẳng phải chuyện này có nghĩa là vị bác sĩ vừa rồi có thể khuyên nhủ bà ấy đi ra ngoài phơi nắng mỗi ngày sao? Sau đó can mộc sẽ không sợ lạnh nữa?”
“Tỳ thổ, ngươi đừng quá ngây thơ như vậy, nếu phơi nắng tốt như thế thì thân thể cua bà ấy có trở nên tồi tệ như hiện tại hay không?”
“Tâm hỏa, ngươi quá bi quan rồi, không thể nghĩ tích cực một chút sao?”
“Nếu ta cũng ngốc nghếch như ngươi, thì bà ấy đã sớm chơi xong từ lâu rồi.”
“Ta ngốc nghếch khi nào?”
“Lúc nào cũng thế.”
“…”
Được đó, ngũ tạng có cảm giác nghĩa là hành động của hắn không phải là vô ích rồi. Nhưng đương nhiên, muốn biết phương pháp điều trị này có mang tới hiệu quả hay không, vẫn phải chờ đợi thêm.
Với loại bệnh này, châm thứ của Trần Khánh không thể mang tới hiệu quả nhanh chóng, một gõ liền vang được.
Chỉ là phản ứng của tâm hỏa đã làm Trần Khánh hiểu được rằng, một mực kéo dài tình trạng bệnh tật đến tận bây giờ, tư tưởng của bác gái này đã trở nên cực kỳ bi quan rồi.
Nhưng điều này cũng không khó hiểu, khi bản thân không rõ rốt cuộc ung thư là căn bệnh gì, chỉ mù quáng nghe theo những thông tin tuyên truyền bên ngoài, cho rằng nó là bệnh nan y, thì ai cũng sợ thôi.
Huống chi bác gái này còn có tật xấu là thích lo lắng, khiến cho tình trạng của bà càng thêm họa vô đơn chí.
Rất nhiều người đều không hiểu được, vì sao cảm xúc của bản thân lại có thể gây bệnh, thậm chí nó còn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong.
Chẳng hạn như những người bị bệnh ung thư, bọn họ chính là một ví dụ điển hình.
Bệnh nhân mắc bệnh nan y sẽ rơi vào tâm lý hoảng loạn cực độ.
Tâm lý hoảng loạn này có thể làm tổn thương đến thận thủy. Một khoảng thời gian dài sau đó, bọn họ trà không muốn uống, cơm không muốn ăn, lo lắng thái quá sẽ làm tổn thương đến tỳ và phế.
Cũng từ đó về sau, ngũ tạng không thể đạt tới cân bằng được!
Tại sao sau khi mắc bệnh nan y, nhiều người lựa chọn ra ngoài giải sầu, mà bệnh tình hoàn toàn không chuyển biến xấu đi?
Chính vì cảm xúc đang hỗ trợ bọn họ!
Có điều, đối với bác gái này, Trần Khánh cũng không biết liệu bà ấy có thể thay đổi nhận thức của mình về bệnh ung thư hay không.
Nếu không thể thay đổi, nếu mỗi ngày trôi qua, bản thân bà chỉ có thể đắm chìm trong lo lắng, sợ hãi, thì kể cả khi Trần Khánh là một vị thần y, quá trình trị liệu của hắn cũng không mang đến bất cứ tác dụng gì.
Bởi vì không một vị bác sĩ nào trên thế giới này có thể chữa khỏi bệnh cho một người muốn chết!
Do vậy, biện pháp duy nhất để phá bỏ cục diện này chính là khơi dậy ham muốn sống sót của bác gái ấy, để bản năng muốn sống sót chiến thắng nỗi sợ hãi, làm như vậy có lẽ bà vẫn còn một con đường sống.
Kể cả khi cuối cùng căn bệnh ung thư này vẫn không được chữa khỏi, Trần Khánh cũng sẽ cố gắng hết sức tìm mọi cách để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho bác gái này khi bà phải sống chung với căn bệnh ung thư.
Và hiển nhiên, độ khó để duy trì tình huống như vậy sẽ giảm xuống rất nhiều!
Phải biết rằng, sau khi trình độ trung y của một bác sĩ lên tới mức độ nhất định, đối phương hoàn toàn có thể làm cho một người nào đó ăn được ngủ được, năng động hơn, và thân thể không còn bất cứ đau đớn gì.
Miễn là âm dương có thể cân bằng, thì kể cả khi đối phương vẫn bị bệnh nhưng căn bệnh đó lại không hề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đối phương.
Tình huống như vậy cũng được coi là chữa trị có hiệu quả trong trung y.
Theo quan điểm về sức khỏe trong trung y, bác sĩ không nhất định phải triệt để giết chết bệnh khuẩn, bởi vì con người vốn sinh tồn trong tự nhiên, không thể tồn tại trạng thái hoàn toàn không có bệnh được.
Trên thực tế, có một vài loại bệnh rất giảo hoạt, cuhnsg ẩn núp trong cơ thể thật nhiều năm vẫn không phát tác, chỉ chờ đợi đến khi người nọ suy yếu, mới thừa dịp vật chủ bị bệnh, xông ra lấy mạng đối phương.
Vì vậy, trung y chỉ cần quan tâm xem người này có ngủ được hay không, có ăn được hay không, hoạt động có bị hạn chế hay không, bài tiết có bị cản trở hay không, cơ thể có đau đớn hay không, là đủ rồi.
Nếu tất cả những điều trên đều không có vấn đề, thì liệu chúng ta có cần đi cân nhắc vấn đề bệnh tật của người nọ nữa hay không?
Ngược lại, nếu cứ cố chấp đi giết chết bệnh khuẩn, tới cuối cùng bệnh được diệt trừ rồi, nhưng chất lượng cuộc sống hàng ngày của người nọ lại không được tốt, ví dụ như ngủ không ngon, ăn không vào, thì rốt cuộc chữa bệnh tốt hay là không chữa bệnh tốt?
Bởi vậy, thiết nghĩ rằng suy nghĩ mục tiêu của y học nên thay đổi, không cần cố chấp muốn triệt để chữa khỏi bệnh nữa, mà nên cân nhắc tới chất lượng sinh hoạt và tôn nghiêm làm người của bệnh nhân.
Ở thời điểm trên cơ thể một người bị cắm đầy ống, không thể động đậy, chỉ cần giữ lại một hơi thở cuối cùng, không thể ngủ, không thể ăn, không thể hoạt động, toàn bộ cơ thể cứng đơ, ù lì như đang đặt mình trong một hầm băng.
Đó thực sự được gọi là sống sao?
“Mẹ, mẹ cảm thấy thế nào?” Ninh Hải Yến nhìn những cây ngân châm trên người mẹ mình, không khỏi hỏi.
Triệu Thúy cũng nói không rõ: “Không biết, xương sườn vẫn không thoải mái.”
Trần Khánh nói: “Tế bào ung thư đã di căn đến gan, đương nhiên khu vực xương sườn của bác sẽ không được thoải mái, trước mắt châm cứu đã có một chút tác dụng, nhưng hàn thấp trong cơ thể của bác quá nặng, trong thời gian ngắn chưa thể mang đến hiệu quả chữa trị gì rõ ràng. Cho nên, hôm nay tôi thử trước một lần, kê cho bà ba thang thuốc. Nói cách khác, tôi chỉ chữa đúng ba ngày, nếu ba ngày sau bác vẫn không có một chút thay đổi nào, thì hai người đừng đến tìm tôi nữa.”
Ninh Hải Yến nóng nảy: “Này, bác sĩ Trần, sao cậu chỉ chữa đúng ba ngày chứ? Thời gian quá ngắn như vậy? Tôi, tôi thực sự, tôi thực sự rất tin cậu, nhưng thời gian ba ngày này quá ngắn rồi.”