Khai Quốc Công Tặc ( Dịch Full)

Chương 574 - Chương 218: Ân Cừu (2).

Chương 218: Ân cừu (2).

Tin tức như vậy nghe rơi vào tai người khác thì lại hoàn toàn không giống cảm giác của Trình Danh Chấn. Chưa đến mấy ngày, Trương Cẩn, Đồ Anh, Lưu Thập Thất đã tìm tới tận cửa rồi, nhất trí thỉnh cầu Trình Danh Chấn dẫn mọi người đi báo thù cho Vương Phục Bảo.

- Xin giáo đầu nắm chắc cơ hội, xin đi Đông Chinh giết giặc!

Vừa gặp Trình Danh Chấn, Trương Cẩn thốt lên:

- Nếu giáo đầu lĩnh quân đông chinh… Trương mỗ nguyện làm khuyển mã khêu đèn vì giáo đầu.

- Mọi người ngồi đi. Các ngươi cảm thấy tận tay chặt được đầu Đậu Kiến Đức thì mới vui vẻ sao?

Trình Danh Chấn sớm đã đoán ra mấy người này sẽ tìm đến cửa, chỉ vào hàng ghế trước mặt cười nói.

- Đương nhiên, không báo thù này, ta có chết cũng không nhắm mắt.

Đồ Anh vỗ mạnh vào ngực, rúng động vào tận xương.

Lưu Thập Thất xuất thân là thân binh, thông minh hơn so những tướng lĩnh khác. Thấy thái độ của Trình Danh Chấn không được tích cực lắm, liền chắp tay cười hỏi:

- Không phải là giáo đầu quên lời hứa hôm đó rồi chứ? Nếu là như vậy, ta cũng không miễn cưỡng giáo đầu nữa. Hôm nay đến lấy thư phong tiến từ giáo, tìm Lược Dương Quận Công nhờ vả.

Lược Dương Quận công là cháu họ của Lý Uyên tên là Lý Đạo Tông. Lần này Đại Đường khởi binh đông chinh, người này chính là chủ soái. Nghe Lưu Thập Thất nói rất có khí phách, ngoài ra mấy thân tín của Vương Phục Bảo cũng mồm năm miêng mười nói:

- Đúng, nếu giáo đầu tiếc sự yên ổn trước mắt… ta cũng không ép. Hôm nay mọi người sẽ cùng cáo biệt với giáo đầu, sau đó đến chỗ của Lược Dương Công, để cho ông ta làm người dẫn đường!

- Mấy người các ngươi vội vã như vậy làm gì?

Trình Danh Chấn cười bất đắc dĩ, dùng ngón tay gõ lên bàn, thấp giọng hỏi:

- Ta từng nói không đi sao? Mệnh lệnh của triều đình còn chưa ra, ta không thể lén xuất binh được? Hơn nữa, binh chủ lực của Lược Dương Công còn chưa xuất phát, trong tay chúng ta có một chút binh mã, đến Thái Hành Sơn có quá nhiều sóng gió. Theo ta cứ sốt ruột như này không bằng đi huấn luyện binh sĩ thì hơn. Đợi báo thù cho Vương đại ca.

Mọi người bị hắn nói làm cho đỏ mặt tía tai lên, nín nhịn một lúc lâu mới giải thích oan uổng:

- Chúng ta đợi không phải là sốt ruột sao? Nếu giáo đầu chủ động xin triều đình đi chiến thì động tác của triều đình cũng nhanh hơn một chút.

- Các ngươi yên tâm, không chạy nổi việc chúng ta cần làm đâu! Nhìn trong quân, đối với tình hình của Hà Bắc, ai thuộc hơn mấy người chúng ta?

Trình Danh Chấn cũng làm ra chút phỏng đoán, biết triều định không thể biến Minh châu quân thành một quân cờ không cần đến được. Hắn cười hạ giọng nói.

- Nhưng mà…

Mọi người suy nghĩ một chút, đứng lên cười xấu hổ,

- Lui ra chuẩn bị đi, ta đoán quân lệnh của triều đình sẽ đến trong mấy ngày nữa. Đến lúc đó mọi người nên cẩn thận một chút, đây chính là trận đánh đầu tiên chúng ta khi đầu nhập vào Đại Đường.

Hắn lại gõ bàn thấp giọng chỉ bảo.

- Vâng, mạt tướng tuân lệnh.

Mọi người đứng lên trang nghiêm, chắp tay thi lễ.

Đám Trương Cẩn trông mong quân lệnh đỏ cả con mắt, binh mã đông chinh của Đại Đường lại đột nhiên dừng ở Hà Nội. Một biến cố lớn xảy ra ở đó, khiến cho mọi người không kịp trở tay.

Vì lấy được danh hiệu báo thù cho “tiên đế”, Ngõa Cương Quân và Giang Đô quân dưới trướng của Vũ Văn Hóa Cập đều liều mạng đến lưỡng bại câu thương. Lúc Lý Mật đang dẫn Ngõa Cương Quân đuổi theo Vũ Văn Hóa Cập không tha, đồng minh của Ngõa Cương Quân, Giám quốc Trịnh Vương, Vương Thế Sung đóng ở Đông Đô đột nhiên từ bên cạnh giết đi ra.

Lý Mật cả đời luôn phản bội người khác, vội vàng không kịp chuẩn bị. Y bị đồng minh trước kia đuổi giết đến nỗi quăng mũ cởi giáp. Binh mã Ngõa Cương Quân còn sót lại mấy tàn binh bại tướng bảo vệ Lý Mật lui về hướng Đông quận, thề phải tìm lại Vương Thế Sung để đòi nợ máu.

Vì tăng lòng thù hận của mình, Lý Mật đã phi ngựa truyền lệnh lên Hà Bắc, để Lưu Hắc Thát buông tha cho Vũ Văn Hóa Cập, đi đến Hà Nam hợp binh với chủ lực. Vũ Văn Hóa Cập vô cùng mừng rỡ nhân cơ hội này mà vào Liêu thành nghỉ ngơi và chỉnh đốn lại quân ngũ.

Tự biết không có nhiều thời gian, Vũ Văn Hóa Cập phát điên lên, muốn trước khi chết phải đánh một trận lớn. Không để ý đến sự phản đổi của anh em ruột là Vũ Văn Sĩ Cập, tự phế bỏ Hoàng đế con rối mà mình tạo nên, sửa lại quốc hiệu là Đại Hứa.

Quân thần Đại Đường ở Trường An nghe thấy lập tức tranh giành mục tiêu.

Rất nhiều những di lão, thế gia, hậu duệ quý tộc triều Tùy cũ tụ tập ở phủ Thái tử chiêm sự Lý Cương, Tống quốc công Tiêu Vũ kiên trì cho rằng nếu Đại Đường nhường ngôi mà lấy được nước, kế thừa triều Tùy, hẳn là không phái liều lĩnh tiếp tục dùng binh hướng đông nữa, giết chết Vũ Văn Hóa Cập, báo thù cho thiên tử tiền triều Dương Quảng. Như vậy những chi sĩ tuấn kiệt trong dân gian nhận được hồng ân Đại Tùy mới quy thuận Đại Đường, thoát khỏi sự thống trị của bọn họ phối hợp với Đại Đường thống nhất thiên hạ.

Còn Tiết Quốc công Trưởng Tôn Thuận Đức cầm đầu một vài tân quý Quan Lũng lại cho rằng làm trên danh phận đạo nghĩa, giá trị vượt xa với những anh hùng hào kiệt. Ngõa Cương Quân từ sau khi Lý Mật giết với Địch Nhượng, các chư tướng đã có sự lục đục. Nếu Đại Tùy nhân dịp này đưa than cho bại binh Lý Mật sưởi ấm trong ngày tuyết rơi, tham gia chiến sự Hà Nam có thể mời được nhiều anh tài đang thất thế. Như Tần Thúc Bảo, La Sĩ Tín, Trình Tri Tiết, Đơn Hùng Tín và Trương Lượng, họ đều là những danh tướng ngàn dặm mới tìm được một. Lôi kéo bọn họ sẽ bù lại cho Đại Đường một lượng quân sung sức, lấp phần thiếu hụt nhân tài.

Mỗi đại thần lại nói khác nhau về hai quan đểm trên, không ngừng tranh luận, không ai chịu thỏa hiệp. Kết quả, Hoàng đế Đại Đường Lý Uyên cũng do dự, không đưa ra được đáp án cuối cùng. Ở sâu trong thâm tâm, ông có một quan điểm từ trước. Cho rằng, chăm lo cho danh phận của mình là vô cùng quan trọng. Nếu không ông đã không sau khi cướp được Trường An thì lập tức kiến quốc mà tìm một con rối Dương Hựu mười hai tuổi cưỡi trên đầu mình hơn nửa năm trời. Mãi đến lúc sau khi Dương Quảng chết mới nhường ngôi.

Nhưng lý trí nói cho ông biết, có thể quan điểm của Trưởng Tôn Thuận Đức là chính xác. Tần Thúc Bảo, La Sĩ Tín là hai người từng hiệu lực dưới trướng của Trương Tu Đà, Hà Nam quần đạo nghe tên mà biến sắc. Dù là lực kêu gọi hay kinh nghiệm chiến đấu đều là số một số hai hiện nay. Còn đám người Trình Tri Tiết, Đơn Hùng Tín tuy không nổi tiếng như Tần Thúc Bảo, La Sĩ Tín nhưng dưới trướng của Địch Nhượng cũng lập được nhiều kì công. Từng nhiều lần thảo phạt Đông Đô, mấy lần đánh cho Vương Thế Sung núp trong thành Lạc Dương mà không dám thò đầu ra.

Trái lại, tuy thế lực của Đại Đường hùng hậu nhưng những danh tướng, quân sĩ giỏi chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong đó vẻn vẹn có mấy người, còn lại những người khác chỉ thuộc loại tầm thường, không cẩn thận còn làm hại chính mình. Nếu thực sự có thể lung lạc được các anh hùng của Ngõa Cương… lấy năng lực chư tướng phục vụ cho Đại Đường thì bình định Hà Nam dễ như trở bàn tay. Mà đám anh hùng Ngõa Cương quy thuận, cũng có thể tạo được tác dụng uy hiếp đến những nơi có thực lực chống lại Đại Đường, cũng có thể có tác dụng giữ được thế cân bằng và uy hiếp rất lớn.

- Cổ nhân có câu, trời ban cho người ta cơ hội nếu không nắm lấy ắt bị trời phạt. Lúc này Vũ Văn thị như cá nổi trên mặt nước, đúng là trời ban cơ hội cho Đại Đường chúng ta. Nếu bệ hạ không sớm hành động, chỉ e Đậu Kiến Đức sẽ đứng lên!

Tống Quốc công Tiêu Vũ thấy Lý Uyên vẫn do dự, đã lấy thiên mệnh ra để giải thích cho ý của mình.

- Đúng vậy, còn đây là cơ hội tốt trời ban. Ngõa Cương Quân bốn phía tụ sao, nếu có thể tụ chủ nhân thì lo gì không có thiên hạ.

Cũng là một thiên mệnh nhưng được nói ra từ miệng của Tiết quốc công Trưởng Tôn Thuận Đức lại biến thành khái niệm hoàn toàn tương phản.

Đối với các loại tà thuyết về mệnh trời, số kiếp từ trước đến nay Lý Uyên đều không để ý. Nếu không năm đó ông đã không có gan tạo phản Đại Tùy rồi. Nhưng thái độ của quần thần như vậy ông không thể bỏ mặc được. Một quân vương đủ tư cách hẳn là phải có sự bạo dạn, còn phải cân bằng thế lực của cả triều đình. Nếu không vì sự ổn định và hòa bình lâu dài của quốc gia, thì ngôi vị Hoàng đến cũng đần nguy cơ.

- Trẫm từng chịu đại ân của Tiên hoàng Đại Tùy, nếu không thể báo thù e rằng sẽ bị hậu thế chê cười!

Dáng vẻ vô cùng đau đớn, Lý Uyên trầm giọng nói:

- Nhưng Tiết công nói như vậy, khó cho trẫm lấy hay bỏ. Ngày xưa Hán Quang Vũ đã từng nói, lòng người không biết thế nào là đủ, được voi lại đòi tiên. Hiện giờ trẫm luôn nhìn về Hà Nam là luyến tiếc không thôi. Chư vị có cách nào xử lý vẹn cả đôi đường, không ngại cứ nói ra cho trẫm nghe một chút.

Thiên hạ có được vẹn toàn đôi bên mới là chuyện tốt? Phủ Thái tử chiêm sự Lý Cương giận đến mức râu vểnh lên trời. Y là nhà đại nho đọc đủ thứ sách, thích nói về “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Thấy Lý Uyên như vậy, y bước ra khỏi hàng khom người bắt đầu tấu:

- Lời của bệ hạ sai rồi! nếu chư tướng của Ngõa Cương Quân thực sự có bản lĩnh như trong truyền thuyết, Lý Mật sẽ không bị Vương Thế Sung đánh bại. Chỉ là một đám hạng người sát cẩu giết heo, có thể vì chúng mà chậm trễ đại sự là thảo phạt nghịch tặc chứ?

- Lời của Lý Chiêm đã quá rồi!

Trưởng Tôn Thuận Đức vốn không cùng phe với Lý Cương, thấy y kiêu ngạo như vậy, ông ta lập tức đứng ra phản bác:

- Chiêm Sư nói như vậy, Võ Hầu, tướng Đằng Công như nào đây? Không có công lao huyết chiến của chư tướng, Đại Hán sao có bốn trăm năm giang sơn? Hừ.

Bình Luận (0)
Comment