Khai Quốc Công Tặc ( Dịch Full)

Chương 616 - Chương 260: Cao Chót Vót (7).

Chương 260: Cao chót vót (7).

Mặt trời tỏa ra ánh sáng màu vàng nhạt, cuối cùng quân phòng thủ trên núi Ngưu Đầu đã phát hiện ra kẻ thù. Bọn họ thổi kèn loạn lên, ý là cầu cứu chủ doanh ngoài mấy chục dặm. Nhưng đã quá muộn, quân Đường ngoài thành Phần Dương cách núi Ngưu Đầu khoảng ba mươi dặm, tính cả sau khi hai người Lý Thế Dân và Lý Kiến Thành nhận được tin báo động xác minh xung quanh có mai phục hay không, thời gian lại điều binh khiển tướng ít nhất cũng mất ba bốn canh giờ. Theo kinh nghiệm trước kia, ba canh giờ đã đủ để Uất Trì Kính Đức đánh cho đối thủ mấy chục lần, bảo đảm khiến cho viện quân đến nhặt cặn bã cốt xương cũng không có chỗ mà nhặt.

- Triển khai trân hình, xông thẳng từ dốc phía nam. San bằng bọn chúng!

Uất Trì Kính Đức nâng giáo dài trong tay lên, lớn tiếng hô to. Đêm qua những khốn nhiễu mà Lục Kiến Phương gây ra đã hoàn toàn bị y vứt qua sau đầu. Hiện giờ y nghĩ chính là chuyện xông lên sườn núi bắt tướng lĩnh của địch, đạp nát dưới vó ngựa, khiến mãi mãi không thể lật người lên được.

Gió sớm làm bay áo choàng của y, phần phật nhảy múa. Cái lồng giáp bọc màu bạc phản xạ ra màu ngọc bính, khiến cho ánh hào quang chiếu dài vô cùng. Ở giữa cái lồng giáp, là một miếng hộ tâm sáng bóng không một hạt bụi. Bên cạnh còn mơ hồ lộ ra một ngọn lửa màu đỏ nhảy múa tí tách, theo cách nói của Tát Mãn người Đột Quyết, đó là máu thịt và linh hồn và oán khí của tướng địch bị miếng hộ tâm vây khốn, chỉ có thể cam tâm tình nguyện hiệu lực cho chủ nhân của miếng hộ tâm này.

Phá phong tướng quân Đỗ Thế quý dắt chiến mã đi ở đội ngũ đầu tiên. Tất cả có khoảng hai mươi mấy kị binh, sau đó còn có khoảng hơn một trăm người. Phía nam chân núi Ngưu Đầu địa thế bằng phẳng có thể phi ngựa được. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tấn công một chút, nhưng đối với với bộ binh mà nói ngựa chạy chậm thì cũng giống như áp đỉnh Thái Sơn, trừ việc né tránh ra, chỉ còn lựa chọn duy nhất là ôm đầu chờ chết thôi.

Kiêu Kị Đô úy Tôn Đại An dẫn theo hơn 200 danh kỵ cung thủ đi theo đội của Đỗ Thế Qúy. Nếu Đỗ Thế Qúy tấn công mà bị ngăn cản thì y sẽ cho đối phương một trận mưa tên. Loại cưỡi ngựa, bắn tên trên thảo nguyên này phải là người có kỹ thuật tuyệt vời. Uất Trì Kính Đức từng tham khảo và thay đổi nó khiến nó trở thành một cuốn sách quý phá quân địch của Lưu Vũ Chu. Bình thường Đỗ Thế Qúy tấn công đợt đầu đều là để thử, điều quân giữ lực lượng, nhưng sau khi khiến phần lớn quân địch gặp phải chướng ngại vật thì vừa lúc sẽ trở thành bia bắn tên của nhóm cung thủ.

Vòng tấn công thứ ba là do Vũ Văn Nguyên Lượng đảm nhiệm. Gã là một người bà con xa của Uất Trì Kính Đức, nhưng vị trí hiện tại của người này cũng không cao lắm. Sau khi Tôn Đại An lần thứ hai bắn khiến cho đối phương đại loạn. 200 quân của y cầm dây thừng và móc câu câu ngựa định xông lên một loạt. Dùng móc câu gây ra chướng ngại vật cho kẻ thù. Mượn lực chiến mã chạy trốn xông lên, gạt chướng ngại vật thông đường cho đội phía sau.

Vòng thứ tư cũng là một vòng quan trọng nhất. Uất Trì Kính Đức định tự mình dẫn quân đi. Đối thủ chỉ là một tên hại dân hại nước không có danh tiếng gì, không nên đích thân xuất mã. Nhưng cảm giác bất an đến qua khiến cho y càng có phải quyết định thận trọng một chút. Đâu cần phải tử tế với đối phương cũng tránh xuất hiện điều đánh tiếc xảy ra.

Gió sớm thổi qua, giáo dài tạo thành rừng cây phát ra những tiếng thê lương nức nở. Nghe thấy âm thanh này quân canh gác trên núi càng hoảng sợ hơn. Cờ chiến không ngừng đung đưa đám sĩ tốt cầm doi da và lưỡi đao sắc bén chạy đi chạy lại. Đây là một đám khốn nạn chuyên ức hiếp dân chúng nhà lành, có tố chất để huấn luyện thành quân chính quy chỉ là chúng tự tìm đường chết mà thôi. Nghĩ đến đây Uất Trì Kính Đức đè giáo dài phía trước lại lớn tiếng ra lệnh:

- Tiên phong, xuất kích!

Tiếng trống chợt nổ vang, sao đó là tiếng vó ngựa. Tướng quân Đỗ Thế Qúy rút hoành đao ra quỳ phục xuống, lấy lưỡi đao bên cạnh thăm dò thành một cánh tử. Ngoài ra, 100 quân tinh nhuệ cũng học theo y cúi nguời thăm dò cánh tay, từ từ tăng tốc độ, chậm rãi xông lên sường núi áp sát quân địch.

Sau khi đợt tấn công thứ nhất lao ra được hơn 100 bước, đột tấn công thứ hai ưới sự dẫn dắt của Kiêu Kỵ Đô úy Tôn Đại An nhanh chóng đuổi kịp. Số quân của hai đội cũng không nhiều nhưng chiến mã phi bụi bay mù mịt che phủ cả bầu trời. Uất Trì Kính Đức bị che khuất tầm mắt chỉ có thể dựa vào năng lực phán đoán nhạy bén của mình là phán đoán ra động tĩnh của ta và địch. Trong tiếng vó ngựa như tiếng sấm, y nghe thấy quân địch hét lên bối rối, tiếng kèn trầm thấp. Rồi bỗng nhiên lại rõ ràng vang vọng, sau đó lại gầm rống lên như xuyên thấu màn khói bụi.

- Ô ô ô

Tiếng kèn không hề đề phòng gì của Minh Châu quân vang lên làm núi rừng xung quanh bừng tỉnh làm cho tinh thần của các tướng sĩ Minh châu phấn chấn hẳn lên. Họ nhanh chóng chỉnh đốn đội hình, nhặt cung trên mặt đất lên, giương cung, gài tên bắn trắng xóa cả một bầu trời.

Gần như theo tiếng kèn là tiếng gió rít của cung tên lông vũ, lướt qua 120 bước, thành một trận mưa tên to rơi xuống đầu quân địch. Hoa máu từng bông nở rộ trên bầu trời, tươi đẹp đến lóa cả mắt. Hai gã thân vệ trung thành và tận tâm dùng hoành đao chắn mũi tên. Bọn họ cố gắng đảm bảo an toàn cho Đỗ Thế Qúy, nhưng trên người mình lại trúng 5,6 mũi tên do mất máu quá nhiều mà từ từ ngã xuống.

Mắc lừa rồi, bằng trực giác Đỗ Thế Qúy có thể phán đoán ra được. Trên núi lấy đâu ra kẻ hại dân hại nước bình thường được. Người bắn cung tên này còn có tố chất được huấn luyện hơn cả trước đó đoàn người đụng phải quân Đại Đường. Trong nháy mắt, huynh đệ của Đỗ Thế Qúy chỉ còn có ba người ngã xuống. Nhưng đã bắt đầu tấn công, bọn họ lại không thể truyền cho chủ soái bất cứ thông tin gì, chỉ có thể liều mạng cưỡi ngựa tìm lấy khả năng sống sót.

Trăm bước tiếp trận, sắp đánh không lại được ba mũi tên. Những lời là chỉ trích này là do binh mã tấn công trên bình nguyên, cung tên của quân địch có tần suất sát thương lớn nhất. Chiến mã trên bình nguyên chỉ cần xông lên 100 bước, chỉ trong khoảng thời gian này một cung thủ được huấn luyện sẽ bắn ra ba mũi tên. Cung thủ chưa đươc huấn luyện nhiều nhất là bắn được hai mũi tên, nếu lòng quân hoảng loạn thì... Sau một mũi tên phải bỏ trốn ngay, nếu không chắc chắn sẽ phải chịu chết. Nhưng trong cuộc chiến hôm nay không thể sử dụng câu ngạn ngữ này được. Sườn núi làm chậm tốc độ của kỵ binh, còn cung thủ của Minh châu doanh đều trải đã trải qua bách trận họ không sợ mà xông lên ngay trước mặt kẻ thù. Chỉ thấy bọn họ từ ngửa bắn thành cúi bắn mỗi người đều bình tĩnh bắn ra 5 mũi tên. Dưới sự chỉ huy của tiếng kèn, thuộc hạ của Đỗ Thế Qúy còn chưa đến mười người, trên mình cắm đầy mũi tên, có những thân quân bên cạnh Đỗ Tướng quân do áo giáp dày mới không bị chết trận. Tiến cũng không được mà lùi cũng không xong, cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn.

- Tránh ra, tránh ra để báo tin cho Đại tướng quân!

Đỗ Thế Qúy phun ra một ngụm máu, ho to đến khàn cả giọng. Giáo dài của quân địch đã biến thành chướng ngại vật, hơn mười kỵ binh tiến lên chỉ có thành những xiên thịt mà thôi. Trong mắt y tràn đầy thù hận nhưng không y không đánh mất ý chí. Y liều mạng ra lệnh rút lui, sau đó cơ thể mềm nhũn ra nằm trên lưng ngựa cưỡi trốn vào đồng hoang.

Không đợi cho Đỗ Thế Qúy trốn khỏi chiến trường, vòng tấn công thứ hai đã đuổi đến. Bọn họ gần như tận mắt nhìn thấy thảm kịch của quân mình, một đám hai mắt bốc hỏa. Nhưng tầm bắn sát thương của kỵ cung thua xa sơ với bộ cung, lại cần bắn ngửa cho nên bọn họ không nhịn nổi sự thù hận này. Tướng địch hai bên chỉ còn cách nhau khoảng 50 bước.

Muốn trực tiếp phá bỏ trân địa của địch là không thể nào. Kiêu Kỵ Đô úy Tôn Đại An thầm nghĩ có thể bắn nhiều mũi tên hơn, lợi dụng chiến thuật bắn lao, có số lượng sát thương kẻ thù lớn nhất. Bỏ dây cương ra, tay trái nắm chặt cánh cung, tay phải kẹp lấy mũi tên giương cung. Đây là tuyệt kĩ của dũng sĩ thảo nguyên, ba mũi tên liên tiếp cướp mạng.

Một người bắt tên cưỡi ngựa cần phải huấn luyện trong ba năm. Trong ba năm này, hằng ngày không ngừng giục ngựa lao nhanh, giương cung, bắn tên, huấn luyện trong thời gian dài cung thủ mới có phản ứng. Chỉ cần khoảng cách gần đối thủ sẽ mở cung ra lắp mũi tên vào bắn. Hoặc là hai mũi, hoặc là ba mũi kẹp vào ngón tay giữa đuổi đến khoảng cách sát thương gần nhất. Trước kia chiêu thức này sử dụng hầu như là thuận lợi. Nhưng hôm nay, giáo dài của đối thủ chất như núi, khiến mọi người hơi rối mắt. Bỗng nhiên có người hô lên một tiếng, nhanh chóng buông dây cung ra. Mũi tên xẹt qua hơn 70 bước trúng mũ giáp một gã mặc áo giáp cầm giáo dài, lại mất hết sức lực người mềm nhũn ngã trên mặt đất.

- Đợi...

Đỗ Thế Qúy gọi to ý là bảo binh lính dưới trướng không cần phải tốn công, tiếp cục tấn công. Nhưng rất nhanh, y cũng bắn ra ba mũi tên không biết có trúng mục tiêu không rồi lại thúc ngựa lao đi.

Sau chướng ngại vật bất động như núi, các Trường sóc thủ trọng giáp toàn bộ ngồi xổm xuống, lộ ra một sát chiêu thực sự. Một loạt tướng sĩ Minh châu doanh mang nỏ ra, xuất hiện sau lưng Trường sóc thủ, bóp cơ quan, tên nỏ bắn thành một cơn lốc màu đen. Đang quay ngựa thì quân của Lưu Vũ Chu bị cơn lốc này quấn lấy, người trên lưng ngựa ngã xuống liên tiếp.

Không nhìn xem quân địch rốt cuộc chết nhiều hay ít. Đội bắn nỏ của Minh châu doanh lập tức lui về phía sau. Đội bắn nỏ thứ hai nhanh chóng tiến lên thay cho đồng đội bắn ra một cơn lốc xoáy khác.

Tiếng kêu thảm thiết không ngừng bên tai, nhóm kỵ xạ thủ của Lưu Vũ Chu quân muốn né tránh nhưng tốc độ bắn của nỏ nhanh hơn của cung tên, đuổi ngay sát sườn bọn chúng, làm từng lớp từng lớp ngã xuống khỏi chiến mã. Mất đi chủ nhân, chiến mã thất kinh, không thể tiếp tục chạy trốn, gào thét trước trận. Rất nhanh, hơn mười nhánh nỏ tiễn xuyên vào thân thể của ngựa, máu trên cơ thể phun ra như suối, mang theo nhiệt huyết nhuộm đỏ cả bầu trời.

Trên trời dưới đất một màu đỏ au. Tôn Đại An như một con nhím ôm lấy cổ ngựa cố không để ngã xuống. Vào lúc này, y nghĩ đến những lời của Lục Kiến Phương đêm qua hận là năm đó không chết tại bờ đông sông Liêu. Năm đó, y cũng là một trong những dũng sĩ giết nhập vào trận địa của địch, tay cầm chông sắt cái vồ trốn sau Lưu Vũ Chu, hò hét thà chết không lùi. Từ đó về sau, y giao tính mạng của mình cho Lưu tướng quân, đi theo ông ta y không hề hối hận. Nhưng Lưu tướng quân hôm nay không phải là Lưu tướng quân ngày xưa, mặc dù vẫn là doanh trướng nam nhi nhà Hán, nhưng ngày ngày lại hát bài ca dao người Hồ.

- Đại An!

Lúc sắp chết y còn nghe thấy có người gọi tên mình:

- Đi đi, báo thù cho Mạch lão tướng quân!

Cố gắng đến sức cuối cùng, Tôn Đại An xé cổ gào lên, máu từ cổ chảy ra nhuộm đỏ cả áo giáp, đỏ cả ngựa, đỏ cả đất dưới chân.

Mảnh đất tối như mực ôm lấy cơ thể và linh hồn của y. Tướng sĩ đợt tấn công thứ ba đã đuổi đến, tạm dừng ở bên ngoài tầm nỏ bắn, dùng dây thừng quấn quanh người Tôn Đại An xốc y lên mình ngựa từ từ rút lui. Không tấn công nữa là điều tất yếu. Kỵ Đô úy Lư Vũ Văn Nguyên Lượng bất chấp mạo hiểm sẽ bị quân pháp trừng trị, lúc này y chủ động dừng cuộc chiến, mang theo huynh đệ cố gắng cướp lấy thi thể của đồng đội mình, sau đó thổi kèn lui quân.

- Ô ô ô ô...

Tiếng kèn nghe nghẹn ngào như tiếng khóc. Toàn bộ công kích, như một trận gió thổi qua vó ngựa tung bụi mù. Uất Trì Kính Đức đứng ở trên yên ngựa dựa vào thị lực và thính lực đã phát giác tình thế không đúng, ánh mắt xuyên qua màn bụi, ngơ ngác.

Trước sau chưa đến một khắc. Gần ba trăm huynh đệ đã chết dưới mũi tên của địch. Đến hiện tại mới thôi, ngay cả quần áo giáp của quân địch y còn chưa đụng tới. Đây là một tên giặc cỏ điên sao? Y không dám tin vào những lời thám báo nói... Chỉ cảm thấy trước mắt là một màu đen tối, y khổ sở, nước mắt đọng quanh, lau thế nào cũng không sạch.

“Hiện giờ Lục mỗ chỉ hận sao năm đó không chết ở bờ đông sông Liêu!”

Câu nói của Lục Kiến Phương lại vang lên từng hồi ở tai y. Trận này đánh tiếp đáng giá sao? Rốt cuộc mọi người vì ai mà chết, cuối cùng được cái gì? Chưa từng nghĩ đến vấn đề này, hôm nay lần đầu tiên y có một cảm giác mờ mịt. Trong nháy mắt, ân nghĩa của Lưu Vũ Chu từ trước đến nay, thù hận vì Tống Kim Cương đầu một nơi thân một nẻo. Còn chất vấn trong tuyệt vọng của Lục Kiến Phương, nặng như núi đè không thở nổi. Lúc này một bài dân ca như cố tình ở trên núi hát vang lên:

- Nam nhi nam nhi kẻ đáng thương, đầu một nơi thân một nẻo chết trong mương máng, xương cốt chết trận không người thu, vợ cơn trông mong trong giấc mộng...

Nam nhi, nham nhi kẻ đáng thương, xuân qua thu đến không về, cốc đậu ở nhà chẳng người thu, chim đa đa hót trên ngọn cây. Nam nhi, nam nhi kẻ đáng thương, đầu một nơi thân một nẻo trong mương máng, chết trận xương cốt không người thu, vợ con ngóng trông trong giấc mộng...

Bình Luận (0)
Comment