Nếu như Thạch Toản và Ân Thu thám thính địch kĩ hơn chắc chắn bọn họ sẽ không dễ dàng chọn xuất quan dã chiến. Phi hổ quân của Lý Thế Dân chính xác chỉ có 3000 quân. Số người không bằng một phần mười viện quân Hổ Lao quan. Nhưng 3000 người này cũng làm tốn rất nhiều thời gian của Lý Thế Dân, tham chiếu hình thức Hổ Bí và vất vả tạo ra, kỵ binh của Đậu gia quân thì không thể nào sánh nổi.
Nhớ năm đó, Lý Uyên phụng mệnh trấn thủ Lũng Tây. Ngày nào cũng bị người Đột Quyết quấy rầy, mà lực lượng của triều đình thì đặt chủ yếu ở Liêu Đông, căn bản là không để ý được đến phía tây. Làm đối tượng phòng bị chủ yếu cho hoàng đến Đại Tùy, Lý Uyên không dám chiêu mộ hương dũng trên quy mô lớn, bảo vệ nước nhà. Không thể tự dựa vào bản thân được, ông đành phải mệnh lệnh hai người là Lý Thế Dân và trưởng tôn Vô Kỵ lẩn vào trong những lưu dân đã bị người Đột Quyết ép đến mức không thể về được nhà, chiêu mộ những người có ý muốn báo thù.
Sau cuộc tuyển chọn kĩ lưỡng, Lý Thế Dân và Vô Kỵ đã tuyển ra được gần 5000 chiến sĩ. Người nào cũng mang một mối thâm thù huyết hận, hung hãn không sợ chết. Lý Thế Dân huấn luyện họ một mùa đông trong ốc đảo hoang mạc, sau đó cho họ mặc trang phục của người Đột Quyết giết nhập thảo nguyên, lấy máu trả máu. Thủ đoạn của đội quân này tàn nhẫn, đi đến như gió, biến hóa khôn lường, rất nhanh khiến cho Chư Hồ nghe nói tới mà biến sắc. Mà người Hồ có thói quen cướp bóc này vẫn cho là đánh cướp bọn họ chính là tư binh đặc công nào đó của người Đột Quyết, oan ức không chốn dung thân, có khổ mà không dám tố cáo, chỉ đành nuốt vào trong bụng.
Tất cả của cải bị cướp bóc, Lý Thế Dân giao nộp không thiếu một xu cho gia tộc. Toàn bộ đổi lấy áo giáp, binh khí, một lần nữa lại vùi đầu vào việc xây dựng đội quân. Vì muốn tăng thêm lực lượng cho gia tộc trong thời loạn thế, Lý Uyên cũng không ngừng chi những khoản tiền lớn vào đội quân. Cung cấp đủ tài chính và luyện tập ngày đêm không ngừng, luyện mất một mùa xuân, đội quân này đã thay da đổi thịt.
Theo thông lệ của người xưa “Hổ Báo kỵ, Bạch Tai binh”, Lý Thế Dân đặt cho đội quân của mình là “Phi hổ quân”. Sau khi Phi hổ quân bắt đầu có quy mô, không chỉ tập kích bao vây tiểu bộ lạc du mục mọi phía, còn bắt đầu coi việc cướp bóc người Đột Quyết là mục tiêu chính.
Do Phi hổ quân cũng mặc trang phục màu đen, đầu đội mũ da, vẻ bên ngoài không khác biệt nhiều so với Đột Quyết lang kỵ. Mỗi lần gặp Đột Quyết Lang kỵ đi ra “Đả thảo cốc” đều bị đối phương cho rằng là người của mình. Đối với vị giang hồ đồng hành này, Lý Thế Dân áp dụng nguyên tắc “Lớn thì trốn, nhỏ thì đánh”. Mỗi lần ra tay phải trúng, sau cuộc chiến không được để lại kẻ nào sống.
Người Đột Quyết phải chịu thiệt không biết là mình Lý Uyên đánh lén, còn tưởng rằng thế lực của đồng tộc mình hùng mạnh xuống tay tàn sát lẫn nhau, bèn khóc lóc gọi Thủy Tất Khả Hãn làm chủ lấy lại công bằng. Nhận được sự phàn nàn của bộ lạc cấp dưới, Thủy Tất Khả Hãn cũng không thể né tránh. Cái gọi là nước Đột Quyết rộng lớn, từ trước đến nay chính là được liên minh từ những bộ lạc rời nhau. Trong bộ lạc thừa nhận quy tắc bầy sói, người mạnh làm vua, kẻ yếu phải chết, hằng ngày không ngừng chém giết lẫn nhau. Mặc dù các vị huynh đệ của gia tộc A Sử Na hạ độc thủ lẫn nhau, chuyện chém giết chưa bao giờ ngừng, chỉ cần ăn xong lau sạch sẽ thì không ai nói ra được lời công bằng.
Những bộ lạc buộc lòng phải cố gắng không được đến gần biên giới Đại Tùy. Nhưng trước sau đều không tránh được lúc nào cũng bị tập kích gây nhiễu, tổn thất về dê, bò, ngựa là vô số. Mãi đến khi Lý Uyên bị điều đi Hà Đông, tai nạn của chư Hồ Lũng Hữu mới kết thúc. Nhưng Lý Uyên cũng không dám để cho lưỡi đao sắc bén của mình bị gỉ sắt, sau khi làm quan ở Hà Đông, ông lập tức phái Phi hổ quân đi chiếm cứ vùng hương dã, làm thổ phỉ giặc cỏ.
Trước sau khoảng nửa năm chiếm cứ Thượng Đảng, Thái Nguyên, thổ phỉ giặc cỏ vùng lân cận bị diệt sạch không còn một tên. Đến cả Vương Ma Tử dưới trướng của Trương Kim Xưng cũng bị Lý Thế Dân bắt được chém đầu. Sau đó trải qua cuộc chiến Trường Thành hai lần, Phỉ Hổ Quân được huấn luyện tinh nhuệ hơn. Có thể nói, phóng tầm mắt nhìn ra thiên hạ. Trừ Hổ Bí thiết kỵ, Bắc Lăng khinh giáp ra thì không có đội kỵ binh thứ ba dã chiến mà có thể chống lại được Phi hổ quân.
Mặc dù đối diện với hai đội quân đó, trong lòng Lý Thế Dân cũng rất không phục. Theo y thì Hổ Bí thiết kỵ đã già rồi, cả chủ soái và binh lính không còn được dũng mãnh như năm nào nữa. Còn Bác Lăng khinh giáp của Lý Trọng Kiên thì vì chủ soái có con mắt thiển cận, trong vòng năm năm cũng không nghỉ ngơi, chỉnh đốn gì. Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác chiến đấu với kẻ thù đánh từ ngoài đến Hà Nam rồi lại từ Hà Nam ra ngoài. Dù có rèn thép thì cũng phải mòn yếu đến lúc không chịu nổi.
Duy chỉ có Phi Hổ quân cả chủ soái cùng tướng sĩ và binh lính đều trẻ tuổi giống nhau, hào khí ngút trời. Từ khi nhóm dũng tướng tuyệt thế Tần Thúc Bảo, Uất Trì Kính Đức, Trình Tri Tiếp, La Sĩ Tín cùng gia nhập, đội ngũ này càng tỏa ra ánh hào quang lóe mắt. Sở dĩ không giống hai đội trước bị người để ý là vì có thể che dấu những chiến tích trước kia, không thể công khai cho người ta biết. Nhưng lần này Phi Hổ quân không cần giấu tài nữa, Thạch Toản và Ân Thu thuộc đội tiên phong của Đậu gia đã trở thành những viên đá kê chân đầu tiên của Phi Hổ quân.
Thạch Toản và Ân Thu không biết trong lòng đối phương có tính toán gì, hận là không thể ngay lập tức chém chết Lý Thế Dân dưới ngựa. Có thể đối phương gài bẫy, nhưng với ba nghìn sĩ tốt, dù có gài bẫy thì với ba vạn đại quân thì cũng có là gì? Mỗi người bắn ra một mũi tên, có thể bắn chúng thành con nhím. Mỗi người xông lên chém một đao, là có thể chém cho bọn chúng thành mười mảnh. Thạch Toản từng gặp không ít những hảo hán võ nghệ tinh thông. Mấy tên tướng lĩnh bên cạnh Lý Thế Dân vừa rồi cũng để lại cho y ấn tượng sâu sắc. Có thể nói 3000 tướng sĩ người nào cũng giỏi, còn hơi khoa trương nữa? Dù là Ngõa Cương quân năm đó cũng không dám khoa trương như vậy.
Cuộc chiến đấu tiếp theo cơ bản là xác nhận phán đoán của y, có hơn trăm kỵ binh đến trước tiếp ứng cho Lý Thế Dân. Bị cung thủ của Ân Thu bắn một trận mưa tên, bỏ lại một số thi thể, hốt hoảng bị đánh bại lui xuống. Bản lĩnh của họ rất lớn, vừa trốn vẫn vừa không quên quay đầu đánh trả. Nhưng địch ta hai bên chênh lệch nhau quá lớn, một mũi tên bắn ra thường là lọt vào mấy chục mũi tên trả thù, cắm vào người như con nhím. Nếu không phải mình mặc áo giáp thì đã đổ máu tươi mà chết hết rồi.
Lý Thế Dân đau lòng cho binh lính dưới trướng của y, bắt đầu từ bỏ đường lớn, chạy trốn vào khu đất hoang. Thạch Toản phái đại tướng dưới trướng là Thạch Kim dẫn theo 300 kỵ binh đi bọc đánh, còn đại đội nhân mã còn lại tiếp tục tiến công về con đường phía trước, chuẩn bị bức cho Lý Thế Dân còn trò gì thì giở hết ra. Kỵ binh của gã và Ân Thu không nhiều lắm, cộng lại chỉ 5000 có lẻ. Nếu như bị đối phương nắm được mũi dẫn đi thì rất khó đánh được quân chủ lực của tướng địch. Nhưng họ chia ra một số binh mã nhỏ đi vòng quanh với Lý Thế Dân, mặc kệ đại quân chủ lực có sử dụng chiêu thức gì cũng khó tránh khỏi chỗ thiếu hụt này, chỉ cần Lý Thế Dân còn muốn công chiếm Hổ Lao quan. Hai bên sớm muộn gì cũng xảy ra cuộc chiến.