Editor: Hye Jin
Đám người anh Dương trèo tường rời đi, Tư Ninh Ninh cõng cái sọt đi về phía con đường lớn.
Tới vội vàng quá cô không chú ý đến hai con hẻm bên cạnh, trở về thì phát hiện ở ngỏ nhỏ đi thêm vài bước có một chỗ sơn màu xanh, là trạm phế phẩm.
Trạm phế phẩm diện tích không lớn, bên trong cửa có kê một chiếc ghế xích đu, một ông già gầy khô đang nằm trên ghế xích đu, tay phe phẩy cái quạt, thờ ơ nhìn người tới lui trên đường không hề có hứng thú.
Chỉ cần nhìn cánh cửa sơn xanh lục kia Tư Ninh Ninh đã biết lý do.
Còn có thể là gì nữa, ăn cơm nhà nước, có người tới thì tiếp không ai thì tuyệt không thèm nói nhiều một câu.
Tư Ninh Ninh nhìn một cái rồi chuẩn bị rời đi, chá mắt lơ đãng nhìn thấy cái ván gỗ cùng bàn nhỏ bên trong, động tâm liền bước chân vào.
Trong số những đống đồ lặt vặt, chiếc bàn nhỏ tinh xảo lạ thường, mặt bàn sơn màu trắng, góc và chân bàn được viền bằng ren vàng, mang phong cách phương Tây cuối thời nhà Thanh.
Tinh tế và sang trọng nhưng tiếc là mặt bàn bị thủng một lỗ to bằng nắm tay, bất quá có thể sửa lại chút để sử dụng.
"Muốn làm quý nhân của nhân dân trước làm học sinh của nhân dân, lão đồng chí, bàn nhỏ bán không?"
"Vì nhân dân phục vụ.”
Ông lão lười biếng cầm bảng báo giá mà không nhấc mí mắt: “Gỗ 1 xu hai cân, đồ xứ 5 xu một cân, muốn gì tự mình chọn, chọn xong ra cân."
Bán cân ký á, mới lạ thật.
Còn cả đồ sứ nữa.
Tư Ninh Ninh mí mắt giật giật, là cái mà cô đang nghĩ sao?
Ông lão không nói lời nào, tay cầm quạt lật ngược tay cầm chỉ vào trong phòng, ý để cho Tư Ninh Ninh tự mình đi vào xem.
Đặt cái sọt trước của cô bước vào bên trong.
Nhìn từ bên ngoài, trạm phế phẩm không lớn lắm nhưng vào trong rồi mới biết bên trong còn một gian nữa, không có cửa sổ thông gió, ánh sát cũng không tốt, bên trong mùi hương cực kỳ kỳ quái.
Một mùi tương tự lúc mà vừa đến đội sản xuất dọn dẹp, cô ngủi được đó là phân chuột cùng mùi ẩm mốc.
Liếc nhìn xung quanh, Tư Ninh Ninh cầm một cái thanh sắt, cô thật ra không sợ chuột, nhưng lại thấy ghê tởm bởi bụi và phân chuột.
Trong phòng có rất nhiều thứ, chẳng hạn như ngăn kéo bị hỏng, bình bị vỡ, chậu đồng và bát sắt và các mảnh gốm vỡ, còn một số tủ gì đó, vân vân mây mây.
Một số đã hoàn toàn rách nát, một số thì không tồi, hầu hết đều có hư hỏng đôi chút.
Mấy cái thứ đây là "tịch thu", ai mà mang về dùng thì sẽ bị chụp cho cái danh che dấu Tư Bản, bởi vậy thống nhất lôi tất về trạm phế phẩm.
Bởi vì hầu hết đều làm bằng sứ và gỗ, người thời đại này không quan trọng mấy thứ như đồ cổ cho lắm, ở nhà cũng có bát, còn gỗ và những thứ khác, thỉnh thoảng mùa đông không mua nổi than đá, củi không đủ thì đến trạm phế phẩm mua về mấy cái bàn, mấy cái băng ghế bổ ra làm củi đốt.
Rẻ hơn mua than nhiều.
Tư Ninh Ninh vốn dĩ chỉ muốn tìm một cái bàn để dùng, nghe bảo có cả đồ sứ, để bụng thêm vài phần.
Vốn muốn trong đống đồ lộn xộn lục tìm chút xem mình có cái vận khí kia không đào được thứ tốt.
Tư Ninh Ninh dùng thanh sắt thử, đụng tới một cái túi da rắn đồ vật bên trong đụng vào cây gậy sắt phát ra tiếng cốp cốp.
Lập tức bỏ thanh sắt xuống, nắm lấy mép túi da rắn vạch ra bên trong xem thế nào, từ từ moi đồ từ bên trong đào ra ngoài.
Lớp ngoài là mấy miếng vải lẻ, đang kéo thì từ bên trong khẽ lắc ra những hạt nhỏ màu đen, kèm theo mùi lạ, hu hu hu đây là phân chuột.
Thật là ghê quá đi, lại cầm cái thanh sắt thay cho tay, hất hất cái bao ra bên dưới lộ ra mấy cái chén dĩa.
Lật ngược chiếc đĩa, dưới đáy có in một dấu ấn vuông vức màu đỏ, ánh sáng không tốt Tư Ninh ninh không nhìn ra được ấn ký kia là từ thời đại, nhưng trực giác nói cho cô biết đại khái có xác suất là đồ tốt.
Tư Ninh Ninh vội vàng lật toàn bộ chiếc đĩa lại, nhìn thấy hoa văn trên đó thì trợn tròn cả mắt.
Thứ tốt đó! ! !
Đĩa đế màu trắng, bên ngoài là hình tròn màu xanh ngọc bích. Các đường vân trắng cực kỳ tinh tế mượt mà cân đối. Nhưng phá hư ở một chỗ là dưới đáy có một cái ấn ký hình con gà trống khá uy vũ.
Tư Ninh Ninh không biết nhiều về đồ cổ, trước kia từng thấy quá không ít lần giám định bảo vật, nhiều ít biết đôi chút kiến thức nông cạn, nhưng không có đồ cổ nào có thể sánh được như thế này.
Đưa cái đĩa lật ngược lên dí sát vào mắt, Tư Ninh Ninh mơ hồ nhìn thấy dòng chữ trên con dấu đỏ ở phía dưới: Nhà máy lò nung Đệ Tam, huyện Hy, tỉnh H.
Tư Ninh Ninh trán nổi gân xanh, hít một hơi thật sâu rồi cho lại đồ vào túi da rắn, sau đó tìm kiếm vài lần cũng không tìm được đồ sứ đáng tin cậy nào, chỉ tìm được một cái muỗng vàng.
Tay cầm của chiếc thìa hình trụ, có chạm khắc mờ hoa văn, cầm trên tay cân thì ước tính nó nặng khoảng 25 gam đến 30 gam, nếu tính theo trọng lượng của vàng mà nói hẳn là toàn bộ làm bằng vàng.
Được rồi mua luôn, có chút thu hoạch cô thu tay lại, ra bên ngoài lấy thêm cái bàn nhỏ cùng cái tấm ván gỗ để ông cụ cân lại tính tiền.
Doanh nghiệp nhà nước sử dụng cân công để cân, cân thống nhất trong cả nước.
Ông cụ lấy tới cái đòn gánh, cột chắc đồ vật vào cây sào xuyên qua cái cân đòn, Tư Ninh Ninh khiêng một đầu đem cái bàn cùng tấm bàn gỗ nâng lên, ông cụ híp mắt: "26 cân hai lượng, ván gỗ không đáng tiền, bớt cho đồng chí hai lạng, tổng cộng 13 xu."
Ông lão vẫy tay ra hiệu cho Tư Ninh Ninh đặt đòn gánh xuống, rút cái đòn gánh ra: "Ở đây có dây thừng, nếu đồng chí muốn dùng dây thường bó lại, nhiều hơn 1 xu tiền."
“Được.” Tư Ninh Ninh gật gật đầu, đưa chiếc thìa vàng ra: “Cái này bao nhiêu tiền? Tính luôn giúp cháu."
Ông lão cúi đầu buộc chặt cái bàn cho cô, nhưng khi nhìn thấy chiếc thìa vàng, ông ta ngẩng đầu nhìn Tư Ninh Ninh: "Lớn cỡ này, 50 xu."
Tư Ninh Ninh gật gật đầu, chuẩn bị trả tiền, ông lão trầm giọng nói: "Nơi này đồ vật đều bị người ta cuốn đến đây, nhóc con ta đây nói cho cậu nghe, thứ này không có khả năng là thật.”
Thời buổi này nhiều sóng gió, vàng ở niên đại nào cũng đều đại biểu cho tài phú, cũng không phải nói bởi vì đại loạn mà giảm giá trị.
Ngay cả khi nó mất giá, thì đó là sự mất giá chung, không chỉ mình vàng.
Những thứ này nói chung không được mang đi để tránh bị nghi ngờ, toàn bộ đều được đưa đến trạm phế phẩm để xử lý. Chân chính đi thu món hời trừ bỏ lúc soát nhà còn có một số người dân nhìn xa trông rộng.
Không biết bao nhiêu người gan lớn núp trong bóng tối nhìn chằm chằm vào trạm phế phẩm chỉ chờ mỗi tháng đồ vật mới đưa sang để đón đầu ngọn sóng đầu tiên.
Trước khi Tư Ninh Ninh đến vào tháng này, bãi phế liệu đã sớm bị người ta cướp đoạt đi mấy hồi rồi, liền tính bên trong có vàng đi chăng nữa thì cũng sớm bị người ta đào đi rồi.
Tư Ninh Ninh đầu óc hoạt động thật nhanh, cô đã hiểu ý được của ông cụ rồi, chỉ cười nhàn nhạt, duỗi tay đưa ra 63 xu sang: "Không phải chuyện vinh quang gì, hy vọng lão đồng chí không cần lộ ra bên ngoài."
Cũng không có mấy người dám tới bãi phế liệu để tìm vàng, ông cụ cầm tiền, thấy Tư Ninh Ninh đã hạ quyết tâm thì không nói cái gì, mu bàn tay hướng về phía cửa, ý bảo Tư Ninh Ninh đi đi.
Tư Ninh Ninh nhét thìa vào trong túi, thật ra là thu vào trong không gian, cõng cái sọt lên nói cảm ơn, rồi ôm cái bàn ra ngoài trạm phế phẩm.
Rẽ hai góc trong ngõ, cô lờ mờ nghe thấy tiếng người đi bộ nói chuyện trên con phố chính phía trước không xa, Tư Ninh Ninh đặt bàn xuống, nhìn quanh lau mồ hôi trên trán, bảo đảm không có ai xung quanh, cô cất cái bàn vào không gian, cõng cái sọt ra ngoài ngõ nhỏ.
Vật tư trong không gian đầy đủ hết, cơ bản không cần mua thêm nữa, vấn đề là đại bộ phận đều có vấn đề đóng gói, không có biện pháp lấy ra trực tiếp được.
Tư Ninh Ninh nghiêm túc suy nghĩ cái vấn đề này, không thể trực tiếp lấy ra ngoài thì gia công một chút rồi lấy ra cũng có thể.
Đã gần ba giờ chiều, đường về nhà còn rất là xa, không dám chậm trễ thêm nữa cô đi thẳng đến Cung Tiêu Xã.
Suy xét tới kẹo cô hay đem ra ngoài quá bắt mắt, một hai lần còn được chứ mà nhiều quá thì không những để người chú ý đến khả năng còn khiến người ta sinh ra nghi kỵ.
Tư Ninh Ninh hỏi giá kẹo trái cây ở Cung tiêu xã, một xu 2 viên, đóng gói cực kỳ đơn sơ.
Tư Ninh Ninh mua tới 50 xu, gần 100 viên ước tính nặng gần 2 cân.
Nhân viên bán hàng lần trước chính là đồng chí Tiểu Hà, cô ấy không nhận ra vì Tư Ninh Ninh đang cải trang, trả tiền xong thì cô ấy đưa ra một cái túi nilon trong suốt, cỡ bằng túi da rắn cỡ nhỏ.
Trong túi nilon đựng đầy kẹo trái cây, đồng chí Tiểu Hà cầm cái muỗng bầu múc ra hai muỗng kẹo, đếm từng cái một trước mặt Tư Ninh Ninh.
Cũng may mắn lúc này không có khách hàng nào trong Cung tiêu xã, bằng không sẽ gấp đến dậm chân.
Trong khi người bán hàng đếm số kẹo, Tư Ninh Ninh hỏi: "Ở đây có bán cân không?"
"Không, cân phải đến cửa hàng bách hóa. Ở lầu một ngay góc có một cửa hàng đồ gia dụng đặc biệt.
Tư Ninh Ninh nói "ồ" một tiếng rồi lại hỏi: "Ở đây có bán răng cưa, túi nilon không? Túi không cần quá lớn, chỉ độ bằng bàn tay là được."
"Cậu đang nói về túi đường đỏ, đúng không? Có, năm xu một sấp, một xấp hai mươi cái."
Người bán hàng ngẩng đầu nhìn Tư Ninh Ninh liếc mắt một cái, tươi cười thẹn thùng: "Ở cung tiêu xã có bán lưỡi răng cưa, bằng sắt, cậu mua về phải tự mình lắp tay cầm."
Tư Ninh Ninh gật đầu: "Tôi muốn cả lưỡi cưa và 4 xấp túi đựng đường đỏ. Mà này, lưỡi cưa bao nhiêu tiền?"
"Lưỡi cưa 8 xu."
Người bán hàng đếm xong kẹp đổ vào sọt trên lưng Tư Ninh Ninh, sau đó quay ra giá sau lấy túi đựng đường và lưỡi cưa, thuận tiện nói chuyện đôi ba câu: "Sao đồng chí mua nhiều túi đựng đường thế? Trong nhà có hỷ sự sao?"
“Vâng, vâng.”