Editor: Hye Jin
"Làm gì? Cậu còn giận tớ đấy à?" Tư Ninh Ninh vươn cỗ nhìn nhìn, cố ý trêu ghẹo Tưởng Nguyệt, cuối cùng lắc lắc cái đùi thỏ trong tay, thở dài: "Ây da, cái đùi thỏ thơm như vậy, các cậu ấy cứ bảo thỏ là cậu nuôi muốn đưa cho cậu ăn ... Tớ nghĩ cậu thích ăn đồ ăn tớ nấu cho nên tự mình làm chủ đem đùi thỏ này đi nướng, mà xem bộ dạng của cậu, hình như không muốn ăn nhỉ?"
Tưởng Nguyệt xoay người ngoẹo cổ giật lấy đùi thỏ từ trong tay Tư Ninh Ninh: "Con thỏ của tớ, tới nuôi, ăn một cái đùi thỏ thì làm sao! Mới không cần bọn họ chừa!"
"Hắc hắc ..." Tư Ninh Ninh cười híp mắt nhìn Tưởng Nguyệt, hai tay chống cằm: "Ừ, cậu nói đúng a, thế nào? Thơm không? Ăn ngon không?"
“Thơm ... hừm ... cậu làm đương nhiên ăn ngon!" Tưởng Nguyệt quai hàm cố hết sức nhai, phồng miệng lên trả lời.
Vừa nói, nước mắt lại đến.
"Hu hu hu hu, con thỏ dễ thương của tớ, tớ nuôi nó lớn ... nhưng mà nó thơm quá ..."
Sau khi lau đi nước mắt, Tưởng Nguyệt lại nhai một miệng to.
Tư Ninh Ninh bị dáng vẻ vừa vui vừa buồn của cậu ấy chọc cười thành tiếng, bất quá trở lại chuyện chính, thấy tâm trạng của Tưởng Nguyệt dần ổn định, Tư Ninh Ninh gõ đầu ngón tay mảnh khảnh lên bàn, đúng lúc mà mở miệng:
"Chăn nuôi gia cầm cùng với nuôi vật nuôi là khác nhau, mọi người nuôi thỏ là để cái thiện sinh hoạt hằng ngày, trong mắt mọi người thỏ này cũng giống như nuôi gà, gà đẻ trứng cho chúng ta ăn trứng vậy, chuyện này cậu không thể làm như vậy nữa, nếu không trong lòng mọi người đều sẽ có chút không bằng phẳng."
Tưởng Nguyệt mím môi gặm đùi thỏ không nói lời nào.
Tư Ninh Ninh dùng đầu ngón tay vỗ vỗ mặt bàn: "Cậu có nghe tớ nói?"
“Ai da, tớ hiểu rồi!” Tưởng Nguyệt tức giận đáp, sau một lúc lại ủy khuất khóc lên: "Tớ cũng không phải thực sự so đo, chính là con thỏ này nuôi đến lớn, lớn như vậy, tớ luyến tiếc ..."
Những con vật nhỏ có lông rất dễ chiếm được tình cảm của các cô gái, Tư Ninh Ninh có thể hiểu được Tưởng Nguyệt, cho nên mới nói ra những lời này.
Tư Ninh Ninh đạm nhiên cười cười: "Đùi thỏ này thơm không?"
Tưởng Nguyệt không chút nghĩ ngợi gật đầu: "Thơm!"
Tư Ninh Ninh bật cười thành tiếng, cười càng vui vẻ hơn: "Vậy đùi thỏ thơm vậy về sau cậu có muốn ăn nữa hay không?"
"Muốn ..."
Vừa nói ra từ "muốn", Tưởng Nguyệt đột nhiên bừng tỉnh, ngẩng đầu nhìn Tư Ninh Ninh vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ: "Cậu gài bẫy tớ."
"Được rồi, ăn đùi thỏ của cậu đi."
Sự việc về cơ bản đã được giải quyết, Tư Ninh Ninh cười cười đứng trở về phòng.
Mùa đông không có muỗi nên Tư Ninh Ninh ban ngày vén mùng sang hai bên, bởi vì mùng có thể cản gió nên ban đêm cô vẫn giăng mùng.
Lấy cái rổ nhỏ đựng len ở phía sau giường, Tư Ninh Ninh cầm cái rổ đi vào phòng chính, từ cửa bếp lấy vỏ của mấy cái hạt mà đợt trước nhặt về bóc vỏ thả vào trong bếp lò.
Vừa mới thả thêm vỏ vào, giống như là bật lửa vậy, lửa trong bếp lò bừng lên, cô cố gắng thông khí trong phòng cho hết khói.
Cái bếp lò này là từ không gian lấy ra, từ cuối thu Tư Ninh Ninh đã sử dụng nó để đun nước, lúc đó chủ ý dùng để nấu nước nóng.
Sau đó, khi trời trở lạnh, Tư Ninh Ninh đặt nó vào giữa khoảng trống trong phòng mấy cô cái, cửa sổ chọt một cái lỗ nhỏ để có gió lùa, bếp lò bên trên đun nước, bên dưới hai viên than tổ ong là có thể để từ tối đến sáng sớm hôm sau cả phòng vẫn ấm áp, thoải mái kinh khủng.
Tất nhiên, đây là tình huống trong phòng của các nữ thanh niên trí thức, còn bên phía nam thanh niên trí thức thì hơi chút khổ.
Trong phòng ít người, dù có dùng chậu gốm làm một chậu than đặt trong phòn trước khi đi ngủ, nhưng do chậu gốm tản nhiệt quá nhanh, không có vụn gỗ hoặc là mấy loại vật liệu cháy cho nên căn phòng ấm áp chỉ giữ được trong chốc lát, lúc sau sẽ nhanh chóng lạnh.
Thường khi mọi người ăn cơm tán gẫu không ít lần nghe được Lý Lăng Nguyên và Tống Thư Hãn nói ban đêm lạnh quá, đang ngủ say mà bị lạnh đến tỉnh, lòng bàn chân tê rần. Còn hỏi Tư Ninh Ninh là bếp lò mua ở đâu về?
Tư Ninh Ninh lịch sự trả lời nó được mua ở chợ đen, và giá là năm đồng tiền.
Đối với một số loại bếp cũ kiểu cũ, nếu mà mua từ người khác, thấp nhất phải là 7 đến 8 tệ, hơn nữa người có chưa chắc chịu bán.
Năm đồng không phải số tiền nhỏ, có thể mua được bếp lò tốt vậy thì quá đáng giá, mấy đồng chí nam thanh niên trí thức đặc biệt động tâm.
Còn về vấn đề giá cả thì họ chỉ nghĩ nơi đây là địa phương nhỏ, người dân tương đối nghèo, đạm bạc, cho nên những thứ như bếp lò không phải là lương thực, cho nên có thể tiết kiệm khoản chi tiêu này thì tiết kiệm, cho nên giá cả bếp lò không cao.
Tư Ninh Ninh nhìn thấy ý định của nam thanh niên trí thức, vì lý do này, cô còn vào không gian thu thập ra mấy cái bếp lò.
Đương nhiên, làm những thứ này không phải để kiếm tiền, nếu chỉ vì tiền, cô đã không báo giá cố định, dựa theo giá cả thị trường không chỉ là chút tiền ấy.
Cô làm toàn bộ chỉ để cuộc sống mọi người tiện lợi hơn, an ổn hơn, thoải mái hơn phần nào mà thôi.
Chỉ là mặc dù bếp lò cô đã chuẩn bị ổn mà khoảng thời gian này cứ mưa liên miên không ngừng, đường trơn trượt không dễ đi nên cô không đi vào thị trấn.
Nghĩ đến những điều này, Tư Ninh Ninh sau khi khống chế được lửa trong bếp, đổ thêm nước vào trong cái ấm nước, lúc sau dọn cái ghế đến chỗ ánh sáng tốt, một bên sưởi ấm, một bên từ từ đan găng tay.
Lần trước đi vào thị trấn là vì muốn đem chăn bông chuyển ra ngoài, thuận đường hỏi thăm chỗ Đầu Khỉ bên kia, Tư Ninh Ninh uyển chuyển bảo hắn tìm hiểu tình hình chỗ anh em Cố gia, câu trả lời không ngoài ý muốn, có dự kiến bên trong.
Ba anh em nhà họ Cố hơn một tháng nay không hề tìm kiếm Đầu Khỉ, Đầu Khỉ cũng chưa từng nhìn thấy họ ở thị trấn.
Tư Ninh Ninh có chút khó đoán, không biết ba anh em nhà họ Cố tạm thời chọn né tránh ánh đèn sân khấu, hay là Cố Hi Cùng đã có chuyện gì xảy ra?
Tóm lại, Tư Ninh Ninh đã để lại lời nhắn cho Đầu Khỉ vào thời điểm đó, nếu anh em Cố gia quay lại, có hứng thú với công việc ở xưởng cao su thì ngày mồng tám tháng chạp (*), ở chỗ trạm phế phẩm chờ cô.
(*) Ngày mùng 8 tháng chạp hay còn gọi là Lễ Laba (腊八节), Lễ Phật Thành Đạo (佛成道节). Trước đây, lễ hội ra đời để tưởng nhớ sự thành đạo của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Sau dần trở thành ngày lễ của dân gian.
Vào thời Tiền Tần, một số nơi ở Trung Quốc có tục cúng tế các Thần vào tháng 12 âm lịch, ngày cụ thể không quá rõ ràng. Tục lệ này được coi là một trong những nguồn gốc của Lễ Laba ở các thế hệ sau.
Ở miền Bắc Trung Quốc, có câu đồng dao “Các bé đừng thèm vội, qua lễ Laba là năm mới”. Qua lễ Laba có nghĩa là sự khởi đầu của năm mới. Trong ngày lễ này, người dân miền Bắc bận rộn bóc tỏi làm giấm, ngâm tỏi Laba, ăn mỳ và cháo Laba. Lễ Laba rất hiếm khi được nhắc đến ở miền Nam. Đây là một ngày lễ đặc trưng của miền Bắc.
Thời buổi này không chú ý đến việc nghỉ đông hay gì đó, nhưng một số ngày truyền thống nhà xưởng vẫn cho công nhân nghỉ ngơi, ít nhất Phó Hồng Thư cấp bậc chủ nhiệm khẳng định sẽ nghỉ ngơi.
Nếu anh em Cố gia đến thì cô sẽ mang bọn họ sang chỗ Phó Hồng Thư để Phó Hồng Thư xem qua người.
Nghĩ đến đây, Tư Ninh Ninh chợt nhận ra rằng đã hơn 20 ngày trôi qua kể từ khi cô vào thị trấn đến giờ.
Ngày mốt là mồng tám tháng chạp.
Ánh mắt của Tư Ninh Ninh từ cây kim đan trên tay nhìn về phía cửa, phương nam cây cối xanh xanh khắp nơi đều có, trước cửa mấy cây đại thụ mùa hè phiến lá còn xanh biếc, bắt đầu một đoạn trước mùa đông, có lẽ thiếu quang hợp cho nên lộ một màu xanh thẩm.