Nếu có âm tào địa phủ, là một chuyện tốt, nhưng nếu không có âm tào địa phủ thì sao, không có gì được nói là luân hồi, sau khi ngươi chết, tất cả đều hoàn toàn biến mất, như vậy vẫn còn tốt chán.
Nhưng nếu sau khi ngươi chết, ý thức của ngươi vẫn còn đó, nhưng lại tồn tại trong một khoảng thiên địa mà chỉ có mình bóng tối, không thể nói chuyện với bất kỳ ai, chỉ có ý thức trường tồn vô số năm, đây mới thật sự là sự hãi.
Nỗi khổ ái biệt ly, nỗi khổ cầu mà không được, oán ghét gặp nhau hoài sẽ khổ, ngũ ấm xí thịnh cũng khổ.
(Ngũ ấm xí thạnh khổ tức là cái khổ do hiện hữu năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, do sự phát huy mạnh mẽ của năm uẩn, chính là cái khổ do chấp thủ vào ngũ uẩn gây ra.)
Những nỗi khổ này, tụ tập lại như biển cả, khiến người ta phải tranh đấu không dừng.
Dưới tám khổ, chúng sinh kêu rên.
Làm sao để phá giải?
Phật môn đưa ra một đáp án, là thế giới cực lạc, là bờ bên kia.
Quên hết mọi phiền não.
Quên sạch tất cả mọi thứ.
Đã không còn thất tình lục dục, đã không còn nhân tính, như vậy hết thảy mọi thứ đều là vô.
Cũng giống như một tảng đá bất biến mãi mãi, đối với nó mà nói, chẳng có gì là thống khổ hay là đau khổ, bởi vì nó chẳng có thứ gì hết.
Nhưng chính lúc này đây.
Hứa Thanh Tiêu chậm rãi vươn tay ra.
Hắn tạo pháp ấn.
Tuệ Giác thần tăng nhìn Hứa Thanh Tiêu, ánh mắt có chút tò mò, không biết Hứa Thanh Tiêu làm gì vậy?
Tám trăm tăng biện kinh cũng vô cùng tò mò, không biết Hứa Thanh Tiêu đang định làm cái gì?
Không chỉ họ, toàn bộ kinh đô Đại Nguỵ.
Nữ Đế, lục bộ thượng thư, toàn triều văn võ bá quan trong hoàng cung, tất cả đều tò mò.
Trong Thiên Địa văn cung, Vương Triều Dương cũng không nhịn được nhíu mày, hắn cũng tò mò không biết Hứa Thanh Tiêu làm vậy là có ý gì.
Đệ tử thất đại tiên môn đồng loạt nhìn về Hứa Thanh Tiêu.
Dân chúng trong kinh đô, cũng cực kỳ khó hiểu.
Duy chỉ trong tửu lâu.
Tuệ Tâm thần tăng, nhìn Hứa Thanh Tiêu bỗng dưng nghĩ tới gì đó.
"Thế gian tám khổ, hoá thành biển khổ."
"Hôm nay ngô truyền cõi Niết Bàn chi pháp, vì thế nhân siêu thoát đến cõi Niết Bàn."
Hứa Thanh Tiêu từ tốn nói, pháp ấn hắn đoan trang, dáng điệu thần thánh, giọng nói cũng từ từ vang lên.
"Tự tại tâm mình, phá giải được huyễn hoặc bao vây, huyễn tan mở tâm thức, phân ra có sinh và diệt, sinh diệt kéo vô minh, vô minh thành thế giới, chư pháp duy tâm hiện."
"Tất cả pháp hữu vi, như mộng ảo, bọt sóng, như sương sa, điện chớp, nên quán sát như thế."
Giọng của Hứa Thanh Tiêu, dần dần cất cao vang dội.
Đây là Kinh Kim Cang.
Nhưng lại là một câu khắc sâu nhất trong Kinh Kim Cang.
Hết thảy toàn ảo ảnh trong mơ, hết thảy thế gian đều là mây hương sương khói, không thể chấp nhất.
Bất luận là tốt đẹp hay bi thương, toàn nhiên đều lướt qua trong giây lát, chính là cái thứ được gọi tựa theo mây trôi không chỗ tìm.
Chớ có quá theo đuổi quá mức, cũng chớ có cố chấp quá mức.
Trong phút chốc.
Một giọng nói không gì sánh bằng vang lên.
Giọng này không phải giọng của Hứa Thanh Tiêu vọng đến.
Mà từ pháp tướng ngưng tụ từ đằng sau Hứa Thanh Tiêu vọng lại.
"Chư hành vô thường.”
“Chư pháp vô ngã.”
"Niết Bàn vắng lặng."
Tiếng nói cổ xửa này vang lên, đây là giọng của chân Phật.
Giọng nói đó truyền khắp toàn bộ Trung châu.
Mà thân ảnh Phật đà đằng sau Hứa Thanh Tiêu, cũng ngay tại một khắc này, triệt để hoá thành Cổ Phật chân thật.
Đoàng đoàng đoàng.
Giờ phút này.
Toàn bộ Tấy Châu, tất cả các chùa miếu bùng lên phật quang khủng khiếp, tiếng Phật âm cuồn cuộn vô cùng, vang vọng khắp mọi Tây Châu.
"Không thể nào!"
"Chuyện này không thể nào!"
"Đây là pháp ấn của Chân Phật, đây là pháp ấn của Chân Phật."
Bên trong Tây Châu, có một giọng nói vang dội cất lên.
Là một lão tăng khô toạ, lão đã khô toạ được trăm năm, được tăng nhân Tây Châu coi như là Phật gần chứng đạo.
Địa vị cực cao, phật hiệu cao thâm, nói theo một nghĩa nào đó, địa vị của lão còn cao hơn cả thần tăng của chùa Thiên Trúc rất nhiều.
Nhưng lại không ngờ, trong khoảng khắc này, lão đột nhiên mở mắt, trong ánh mắt vẩn đục, lộ ra vẻ kinh động không gì bằng.
Đây là tam pháp ấn.
Pháp ấn tối cao của Phật môn, là tiêu chuẩn duy nhất để phân biệt Chân Phật và Nguỵ Phật.
Chư hành vô thượng, chư pháp vô ngã, Niết Bàn vắng lặng.
Đại biểu cho ba tầng cảnh giới.
Chỉ khi đạt đến ba tầng cảnh giới, đó mới là Chân Phật, nếu chưa đạt đến tam trọng cảnh giới, đó là Nguỵ Phật.
Hứa Thanh Tiêu niết ra tam pháp ấn, nói ra chân lý của Phật pháp.
Dẫn đến Chân Phật hiện thế, vì hắn thêm vào vô lượng Phật pháp.
"Tất cả pháp hữu vi, như mộng ảo, bọt sóng, như sương sa, điện chớp, nên quán sát như thế."
Đây là cách Hứa Thanh Tiêu dùng để giải quyết tám khổ.
Hết thảy hết thảy, chẳng qua chỉ là ảo ảnh trong mơ, chớ nên theo đuổi quá mức.
Thế nhân phải hiểu rõ, chư pháp vô thường, mới có thể thoát khỏi biển khổ, dưới chân đó chính là cõi Niết Bàn.
Bây giờ đây.
Một giọng nói càng thêm khiếp sợ khảng thốt vang lên.
"Nhìn kìa."
"Các ngươi nhìn kìa."
"Sau đầu Hứa Thanh Tiêu, xuất hiện Phật môn trí tuệ luân."
Cùng với giọng nói này vang lên.
Trong phút chốc, vô số ánh mắt nhìn sang.
Đúng thật.
Sau đầu Hứa Thanh Tiêu vậy mà lại xuất hiện Phật môn trí tuệ luân.
Giống như cầu vồng vậy, cũng màu kim sắc, lộng lẫy vô ngần, từng vòng rồi từng vòng một, có tầm khoảng chín vòng trí tuệ luân.
"Đây..."
"Đây là..."
"Chuyện này không thể nào..."
Toàn thân Tuệ Giác thần tăng phát run, cảnh này, khiến lão ta chấn động không gì bằng, so với Chân Phật xuất hiện còn chấn động hơn."
Phật môn trí tuệ luân.
Đó đại biểu cho trí tuệ.
Một vòng trí tuệ là một tầng trời.
Tứ đại thần tăng, cũng chỉ có sáu vòng Phật luân, Già Lam thần tăng là bảy vòng.
Hứa Thanh Tiêu có chín vòng.
Nhưng khủng bố thật sự không phải chuyện này.
Mà là, Hứa Thanh Tiêu không phải Phật tu.
Trong cơ thể hắn không có tý Phật pháp nào hết.
Bọn họ tu luyện bằng phương pháp của Phật môn rồi tạo ra, Hứa Thanh Tiêu dùng trí tuệ tạo ra Phật luân.
Khác biệt giữa cả hai cách nhau hàng vạn dặm.
Hơn nữa chín vòng đại biểu cho là Chính Giác.
Hứa Thanh Tiêu là Phật đà Chính Giác.
Bây giờ đây.
Trong kinh đô Đại Nguỵ, từng đoá hoa sen vàng từ mặt đất trào lên, từng đoá hoa, trên vòm trời rải xuống.
Giữa Tây Châu.
Già Lam thần tăng ngẩn ngơ cả người, cũng không phải vì trí tuệ Phật luân, mà là tam pháp ấn.