Chương 211
Chương 211Chương 211
Thật ra gặp lại Lý Như Khổng Liên Thúy cảm thấy có hơi ái ngại.
Lúc trước hồi còn ở thôn Tiểu Cao, Lý Mai nói muốn để cho Đại Lâm làm rể mình, cô ta vừa nghe thấy cô muốn con mình đến ở rể thì cho là Lý Mai mơ mộng hão huyền, là xem thường nhà cô ta, nhưng kết cục là Lý Mai lại cứu con cô ta, còn nuôi dưỡng thằng bé sống êm đẹp lớn tới chừng này.
Khổng Liên Thúy mang theo vài món đặc sản từ huyện Trường Bình đến coi như quà cảm ơn, lúc này giọng điệu cô ta đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều, ý tứ đẳng sau lời nói là cô ta rất vui khi được làm thông gia với Lý Mai, đứa con trai này coi như là cho Lý Mai luôn, sau này nên qua lại càng nhiều mới được.
Tiễn Khổng Liên Thúy về rồi trong lòng Lý Như thật sự cảm thấy nhẹ nhõm hẳn ra.
Cô quả thật có hơi sợ lỡ Khổng Liên Thúy bất thình lình tới hỏi tội làm rùm làm beng muốn dẫn Đại Lâm về lại thôn Tiểu Cao thì phải làm sao?
Bây giờ xem ra hai đứa nhỏ Đại Lâm và Tiểu Lan cũng khá hợp nhau, chờ khoảng hai năm nữa là có thể đính hôn rồi nhỉ?
Đội kịch mới về mấy hôm trước có đi tuyên truyền tuồng kích mới ra, tên là Hôn sự của Nhị Ni, đã vậy tuồng này còn khác với hai tuồng trước nữa chứ.
Hai tuồng trước thì đều là chê trước khen sau, là kiểu kịch bản người tốt sa cơ sau thì báo thù rửa hận, tuy kết cục có hậu nhưng mở đầu thì lại đấm nước mắt, đây thuộc thể loại chính kịch thời đại, nhưng còn vở Hôn sự của Nhị Ni thì hoàn toàn trái ngược.
Nội dung chủ yếu kể về đôi nam nữ trẻ tuổi trong thôn có tình cảm với nhau nhưng người lớn hai nhà vì lòng riêng của mình mà muốn chia rẽ đôi lứa, thanh niên trẻ và người lớn đấu trí đấu mưu, xen kẽ với nhiều miếng hài sinh động, cuối cùng người có tình vẫn về bên nhau, người lớn hai bên nhà cũng nhận ra sai lầm của mình rồi từ bỏ tư tưởng sắp đặt cổ hủ, đây có thể coi là một vở kịch hài nhẹ nhàng.
Kịch này không chỉ riêng thanh niên trẻ thích xem mà kể cả người lớn tuổi cũng rất chuộng, có nhiều người đến miếu tận ba bốn lần, thậm chí Trương Hồng Hà còn ghi nhớ thuộc lòng mấy lời kịch dí dỏm để nâng cao kỹ năng buôn chuyện của cô ta.
Vở diễn này thật ra hồi còn ở thời hiện đại Lý Như cũng đã xem rồi, nhưng cảm xúc lúc ấy lại không sâu lắm, tác giả viết tiểu thuyết nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là Hà Tây Hà Đông, mỗi tác phẩm đều hết sức gần gũi với đời thường, không chỉ phổ biến mà chúng còn đóng vai trò khai sáng dân trí của mọi người một cách vô thức, còn thúc đẩy những ý tưởng mới và chính sách mới nữa.
Người lạc vào tình cảnh này như Lý Như hiện tại cảm thấy rất khâm phục.
Vở kịch này từng vang bóng một thời trong các thôn làng thời đó, tạo thành tầm ảnh hưởng rất lớn.
Trước đây trong thôn việc cưới xin của con cái rất được cha mẹ xem trọng, khi chúng còn nhỏ thì hai nhà thông gia đã làm lễ đính hôn, làm gì đến phiên con cái tự quyết định được việc kết hôn của mình.
Nhưng còn bây giờ nếu cha mẹ muốn làm lễ đính hôn trước cho con họ thì kể cả một đứa nhóc mười tuổi cũng biết là quyền quyết định nằm trong tay mình, nếu cha mẹ chọn phải người chúng không vừa ý thì chúng sẽ phản đối ngay.
Còn đối với những người đã đính hôn mà chưa kết hôn chẳng hạn như Tiểu Lan, năm ngoái Cát Tiên Cần đã đính ước một mối hôn sự cho cậu bé với một người ở thôn Đông Bình phía Đông bên kia sông, lấy sông Đông để ngăn cách hai thôn.
Cô bé kia lớn hơn Tiểu Xuân một tuổi, dù cả hai đã đính hôn hơn nửa năm nhưng Tiểu Lan vẫn chưa gặp cô bé bao giờ. Sau khi xem vở kịch mới, nội dung gì mà cha mẹ nhất quyết mù quáng đính ước cho con mình.