Nông Nữ Làm Giàu, Vang Danh Thiên Hạ ((Dịch Full)

Chương 1485 - Chương 1492: Chia Đất Tới Từng Hộ

Chương 1492: Chia Đất Tới Từng Hộ Chương 1492: Chia Đất Tới Từng HộChương 1492: Chia Đất Tới Từng Hộ

Vương Kiêu: "Từng có sự kiện người dân biểu tình bạo loạn, nhưng đã được giải quyết nhanh chóng! Những kẻ bạo loạn đó cũng bị tống vào tù! Trong những người dân này, nhất định có mật thám của Đông Lăng quốc trà trộn vào, đây là điêu không thể tránh khỏi! Trong một thời gian ngắn có thể sẽ có nhiều người phản đối! Nhưng chỉ cần triều đình có chính sách tốt, yên ổn lòng dân, những việc này sẽ ít đi!"

Những người dân đó nói mình bị Đông Lăng quốc bỏ rơi, trong lòng bọn họ cũng đã hiểu rõ.

Hơn nữa, việc này là do quốc chủ của Đông Lăng quốc kém cỏi, mới có thể làm cho bọn họ trôi dạt khắp nơi.

Đương nhiên có thể bọn họ không hiểu đạo lý này. Nếu có người xúi giục, bọn họ sẽ cảm thấy Nạp Lan quốc có lỗi.

Nhưng nói chung, người dân thực sự không có nhiều cảm giác về việc ai làm hoàng thượng.

Miễn là họ an cư lạc nghiệp, yên ổn là được.

Chỉ cần triều đình có biện pháp để bọn họ an cư lạc nghiệp, đủ cơm ăn áo mặc, lâu dần sẽ chiếm được lòng của dân chúng.

Nhưng đây cũng là một quá trình rất dài, không cần phải vội vàng.

Do đó, bạo loạn là điều tất yếu trong một hai năm tới.

Hoàng thượng nhìn mấy người: "Các ngươi có biện pháp gì hay để có thể nhanh chóng ổn định lòng dân không?”

Đây không phải là lần đầu tiên Nạp Lan quốc giành được thành trì từ các nước khác. Nhưng cho đến nay, ở các thành trì đó vẫn có bạo loạn.

Ngay cả khi triêu đình ban cho rất nhiều tiền và vật tư để cứu tế những người dân ở đó.

Nhưng do có người đứng đằng sau xúi giục nên hiệu quả không lớn.

Bởi vì hiện tại Ôn Thuần đã là Huyện lệnh của hai tòa thành kia, nên trách nhiệm của việc này đương nhiên hắn phải là người mở miệng trước.

Vả lại lần này trở về, hắn cũng muốn nói ý tưởng của mình cho Hoàng thượng nghe, muốn nhận được sự đồng ý từ Hoàng thượng.

"Bẩm Hoàng thượng, những dân chúng còn ở lại thành Tín Dương đều là những dân chúng nghèo khổ, thế nhưng có một câu gọi là cứu cấp không cứu nghèo.

Triều đình cứ tiếp tục dùng bạc và vật tư để cứu tế, căn bản cũng không giải quyết được sự nghèo khó của người dân.

Nguyên nhân khiến lòng của người dân Đông Lăng vẫn chưa yên, bởi vì cuộc sống của bọn họ ở tận giây phút này vẫn sống trong lo sợ.

Hạ quan cho rằng phải có cách để cho dân chúng an cư lạc nghiệp, thoát khỏi cảnh nghèo khó, như vậy lòng của người dân Đông Lăng cũng sẽ yên tâm hơn phần nào.

Mà đối với dân chúng nghèo khổ mà nói, sự giúp đỡ đơn giản nhất chính là có mái che đầu, có đất trông trọt!

Hạ quan cho rằng đất vườn của triều đình ở thành Tín Dương chưa có bắt đầu bán ra. Không bằng dùng hết số đất đó để trực tiếp phân phát cho dân chúng ở thành Tín Dương trồng trọt chứ không bán đấu giá nữa, triều đình cũng bắt đầu trưng thu thuế má."

Hoàng thượng vuốt vuốt râu: "Đất vườn của Nạp Lan quốc đều đã được triều đình thống nhất bán ra, như vậy, triều đình cũng sẽ thu được một số lớn bạc vào sổ sách.

Còn nếu trực tiếp phân phát cho dân chúng, vậy thì triêu đình sẽ mất một số bạc lớn." Hoàng thượng cũng biết nếu trực tiếp phát cho dân chúng, thì lòng dân cũng an ổn, đất chính là gốc rễ của dân chúng! Có đất, bọn họ mới có thể trở về cội nguồn của mình.

Tuệ An quận chúa cũng đã từng đề cập đến việc phân đất, ông cảm thấy ý này cũng rất tốt, nhưng có rất nhiều đại thân không đồng ý.

Hoàng thượng quyết định sẽ chọn một huyện trong thành trì vừa thu được để thực hiện nó, Hoàng thượng cũng rất khó xử vì quốc khố thật sự trống rỗng!

"Hoàng thượng, việc phân ruộng tới từng hộ này đều đã được làm thử ở thành trì phủ Giang Hoài, phủ Nam Dương và mấy thành trì vừa lấy được! Hạ quan cố ý liên hệ với quan viên ở nơi đó, hiệu quả rất tốt. Dân chúng ở huyện đó không có phần tử bạo loạn, cho nên hạ quan cho rằng lân này thành Tín Dương nên phân ruộng cho từng hộ, chia xong còn dư lại đất vườn thì toàn bộ thuộc về ruộng hoàng gia, thuê người đi trồng trọt.

Như vậy tuy triều đình có thiếu bạc một chút, nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm được không ít bạc.
Bình Luận (0)
Comment