Chương 1219
Rèn Lại Bản Thân! 1
“Leng keng! Leng keng! Leng keng! Leng keng! Leng keng!”
Tiếng chiêng và tiếng trống không ngừng đan xen với nhau, bên ngoài là một vòng thôn dân đang vây xem náo nhiệt mà bên trong thì lại là mấy đạo sĩ ăn mặc lòe loẹt đang chạy vòng quanh.
Tổng cộng có năm đạo sĩ, trên bộ quần áo của mỗi một người đều thêu một hình động vật, nếu nghiên cứu chi tiết thì thật ra chính là một loại trong rồng sinh chín con ví dụ như Thao Thiết và Nhai Xế, bọn họ đội mũ đạo gia trên đầu, chân đạp guốc gỗ, bước đi cũng uy phong lẫm liệt.
Đi đằng trước là một người mập mạp, tay cầm một thanh kiếm gỗ đào, trong miệng lẩm bẩm, phía sau có người cầm bát gạo cũng có người cầm chân dung của tổ sư gia, tóm lại tất cả đều rất chính quy, nhóm thôn dân vây quanh xem đều có một loại cảm giác “tuy không hiểu nhưng có vẻ rất lợi hại.”
Trước kia từng có một video truyền ra, trong đám tang của một gia đình nọ, một hòa thượng gõ cá gỗ niệm kinh kết quả lại là giai điệu của [Doraemon], cho nên hiển nhiên đội lo việc ma chay cũng khổ sở một phen, mặc đồng phục đọc kinh cũng toàn là đạo kinh chân chính.
Bọn họ đi mấy vòng nối tiếp nhau sau đó lại làm một vài nghi thức khác, đến cuối cùng mập mạp dẫn đầu cầm kiếm gỗ đào khều lá bùa vung một cái, lá bùa tự động bốc cháy khiến thôn dân xung quanh đều trầm trồ khen hay, đại khái thì đạo sĩ này rõ ràng có bản lĩnh thật hơn đạo sĩ lo việc tang lễ ngày trước.
Ít nhất còn biết làm ảo thuật!
Sau một phen lăn lộn cuối cùng mập mạp giơ kiếm dài hô: “Tiễn ông cụ Hà cưỡi hạc về trời, đứng trên thiên cung làm thần tiên!”
Thôn dân bến dưới cùng nhau khen hay thậm chí có không ít người còn vỗ tay, một người đàn ông trung niên mặt béo tai to mặc một bộ tây trang lại càng gật đầu với vẻ hài lòng, tuy rằng giá mời đội ngũ lo ma chay này hơi đắt một chút nhưng người ta quả thật có chút tài năng, dù sao ông ta cũng không thiếu tiền, ông già nhà mình đi rồi hiển nhiên phải làm tang sự một cách mở này nở mặt để cho người trong thôn nhìn thấy bây giờ Hà Nhị Cẩu ông ta cũng được tính là một nhân vật rồi.
Biểu diễn, ồ không, kết thúc việc cúng bái hiển nhiên phải nhập tiệc, đám người mập mạp được chủ nhà sắp xếp cho ngồi chung bàn với đội kèn trống, bên đạo sĩ có năm người còn bên kèn trống có tám người, ngược lại một bàn lớn cũng có thể ngồi đủ.
Có điều, khác với vẻ khí vũ hiên ngang bên đạo sĩ, sắc mặt của mấy người bên đội kèn trống cũng rất khó coi, nguyên nhân rất đơn giản, trước đây tuy bọn họ gọi là đội kèn trống nhưng trên thực tế mấy hoạt động làm việc cúng bái này cũng do bọn họ nhận bao thầu cả.
Quá trình ma chay truyền thống ở khu nông thôn miền trung Giang Tô bây giờ là như vậy, trong nhà có người qua đời sẽ mời đội kèn trống tới, buổi sáng người của đội kèn trống thay áo đạo sĩ hoặc là hòa thượng vào bắt đầu làm cúng bái hành lễ như chuyện bình thường, đến buổi chiều sẽ mở hội biểu diễn karaoke trong thôn, cầm micro bật nhạc bắt đầu hát hò khiêu vũ thậm chí là diễn hí khúc.
Dù sao đối với sự ra đi của người chết, ngoại trừ chủ nhà và mấy người họ hàng gần rất đau lòng ra thì đại đa số khách tới ăn tiệc thật ra cũng chỉ là ứng phó với trách nhiệm tạm thời, cũng chỉ là quan hệ bạn bè thân thích mà thôi, tuy rằng không có tình cảm gì và qua lại bao nhiêu nhưng nhất định vẫn phải người đến có mặt giao một phần tiền. Buổi trưa ăn một bữa cơm buổi tối ăn thêm một bữa, cũng không thể nói mọi người cùng ngơ ngác ở bên cạnh chủ nhà bi thương được, hiển nhiên cũng phải tìm chút thú vui, và đội kèn trống thì lại thỏa mãn niềm vui của mọi người, buổi chiều mọi người vây quanh bãi đá nghe nhạc xem biểu diễn, sau khi biểu diễn kết thúc cũng gần đến giờ cơm tối.
Nhưng bây giờ, phần lớn việc của đội kèn trống đã bị mấy đạo sĩ này cướp mất, mà chuyện cúng bái ma chay mới là chỗ kiếm được nhiều tiền nhất hơn nữa chủ nhà cũng sẽ cho tiền thưởng tang lễ dày dày.
Mập mạp dẫn đầu nhóm đạo sĩ thì ngược lại, anh ta xắn tay áo lên ăn rất vui vẻ, mấy đạo sĩ còn lại vốn còn chần chừ ra vẻ, nhưng vừa nhìn thấy đại ca ăn như hổ đói như vậy cũng thả lỏng hơn.
Bây giờ tiệc ở nông thôn làm hoàn toàn không kém hơn trong khách sạn, tuy rằng về mặt giá cả rẻ hơn không ít nhưng món mặn nhiều dầu mỡ tuyệt đối là ăn đứt.
Ăn xong cơm, mập mạp cởi áo đạo sĩ xuống, mặc áo sơ mi trắng ngồi ở nơi đó huýt sáo, hôm nay mặc áo đạo sĩ đặt làm ở Taobao đúng là chịu khổ.
Bên kia đội kèn trống đang chuẩn bị dựng sân, có mấy người đang thử micro: “Alo, alo alo… alo alo alo…” Đám thôn dân ăn cơm trưa xong cũng tự động tụ tập ở đó chuẩn bị thưởng thức hát karaoke ở thôn quê.
“Anh Bát Nhất.”
Một đạo sĩ chạy bước nhỏ tới sáp tới bên cạnh mập mạp, cậu ta tên là Tiểu Lý Tử, người Tứ Xuyên, ra ngoài làm việc ở Giang Tô, do ngốc nghếch bị lừa tiền công, ngồi ở bên đường khóc lóc và được mập mạp thu nhận.
“Chủ nhà này nói, hôm bảy ngày và ba lăm ngày còn muốn kêu chúng ta tới, tiền đặt cọc cũng đã đưa rồi.” Tiểu đạo sĩ này nhét tiền vào trong túi của mập mạp một cách rất thức thời.
Mập mạp gật đầu, ý bảo mình biết rồi.
“Bà nội nó, lâu rồi không hát karaoke, chúng ta cũng đi hát một bài đi.”
Mập mạp tùy tiện đẩy đám người ra, tiến vào trong sân của đội kèn trống.
“Nào, đạo gia tôi cũng hát một bài được không?” Mập mạp nói với người dẫn đầu của đội kèn trống.
“Được, anh hát đi.” Tuy rằng người dẫn đầu đội kèn trống rất bất mãn với những đạo sĩ đã cướp chén cơm này của mình nhưng cũng không đến mức không biết làm người như vậy, nói thật, người làm ăn từ việc lo ma chay sẽ càng biết làm người hơn, bởi vì nghề này chỉ cần nói sai một câu thôi sẽ bị chủ nhà đánh tơi bời một trận, cũng không có đường mà giải thích.