Đến tận đêm khuya mới về tới Thanh Sa, Tống Hồng Kỳ vẫn phải đến phòng họp, cho đến khi tờ mờ sáng, khi thân thể rã rời, không còn sức lực mới quay trở về. Thế nhưng, ngủ không đến ba bốn giờ, Tống Hồng Kỳ lại phải rời giường, chuẩn bị đi đến khúc sông anh ta được phân công để thực hiện công tác phòng lụt.
Chín giờ từ Thanh Sa xuất phát, Tạ Chỉ đi thuyền để qua sông.
Tuy trời đã ngớt mưa, thế nhưng bầu trời vẫn u tối, mây đen dày đặc. Bật radio trong xe, có vẻ như lượng mưa ở các nơi trên cả nước đều rất lớn. Do vậy, để bảo vệ khu khai thác mỏ ở thượng nguồn sông Chử Giang cũng như hạn chế những ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Từ Thành, kế hoạch ở Từ Thành đi về phía bờ nam phá vỡ đê Tiết Hồng.
Radio đưa tin tính đến hiện tại trên cả nước, tổn thất trực tiếp của lũ lụt gây ra đã lên gần tới 50 tỷ. Hơn nữa, giai đoạn mưa nhiều của mùa hè vẫn chưa đến.
Đi đường thủy trong tình hình thời tiết này bị hạn chế rất nghiêm ngặt. Tạ Chỉ dừng chỉ ở bến phà, xếp hàng hơn một tiếng đồng hồ mới có thể sang sông, đến được thành phố Đông Hoa thì cũng là buổi trưa.
Tạ Chỉ cũng không dừng lại Đông Hoa nghỉ ngơi, ngay lập tức cùng giám đốc công ty quản lý du lịch, chủ quản đi ô tô tới Du Sơn..
Hiện nay, kinh tế trong nước và thu nhập của người dân đã được nâng cao. Quy mô thị trường du lịch trong nước vốn luôn rất eo hẹp, thế nhưng điều đó không đồng nghiã với việc không gian phát triển của ngành trong tương lai không lớn.
Điều này cũng khá tương tự với bất động sản thương mại.
Giai đoạn 1994, giá đất thương mại trong khu vực quanh Thúy hồ thành phố Đông Hoa bị sụt giảm,mối một hecta cũng không đến hai triệu. Trong lúc Thẩm Hoài thúc giục Mai Khê tiến hành xây dựng kế hoạch mới, thì các thương nghiệp dùng giá cao bán ra, mỗi mẫu 100 vạn, lập tức khiến nhiều người kinh động.
Thế nhưng, đó là của ba bốn năm trước. Nay giá đấu giá đất thương mại trong khu vực bờ biển phía bắc của Thúy Hồ nhảy vọt lên tới bảy tám trăm vạn trên một mẫu. Hơn nữa, khu đất thương mại mới Mai Khê giá mỗi một mẫu cũng trên dưới bốn trăm vạn.
Dọc theo khu vực vịnh Hoài Hải, những nguồn tài nguyên du lịch có chất lượng nổi bật, xuất sắc thật sự không nhiều, thế nhưng sau khi nền kinh tế của khu vực vên vịnh Hoài Hải được cải thiện, thì thị trường du lịch của vùng sẽ tập trung về Du Sơn. Điều này về cơ bản là cùng chung một hướng.
Ủy ban nhân dân thành phố Đông Hoa cũng sớm đã đưa ra những đề xuất, kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tại Du Sơn.
Trong giai đoạn thành phố tiến hành quy hoạch để xây dựng cao tốc Du Tân, ngành du lịch Du Sơn đã nhìn thấy những khả năng lạc quan về sự phát triển của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Đồng thời cũng phải trải qua những cưn biến động liên tục.
Giao thông thuận lợi mới có thể khai thác được cảnh quan tuyệt mỹ của dãy núi phía đông Du Sơn, đầy đủ hơn là phản ánh giá trị của thị trường. Sau khi xây dựng thành công quốc lộ Du Tân, thị trường du lịch nơi đây trong vòng một hai năm đã nhanh chóng chiếm hơn hai trăm triệu nhan dân tệ giá trị thị trường, đây chính là minh chứng đầy đủ nhất. Hai triệu doanh thu của huyện Du Sơn năm ngoái về thị trường du lịch cũng đã thu vào 200 triệu, mở ra một góc trong toàn bộ ngành công nghiệp du lịch nơi đây.
Một khi cao tốc Du Tân được hoàn thành, thời gian đi từ nội thành đến Du Sơn sẽ được rút ngắn một nửa, từ Nghi Thành đi đường cao tốc đến dãy núi đông Du Sơn cũng chỉ mất hơn một tiếng đồng hồ. Còn từ phía bắc của thành phố Lam Sơn đến Du Sơn cũng gần hơn một nửa do xây dựng đường quốc lộ Hải Phòng, đồng thời quốc lộ Tĩnh Hải được mở rộng và đường cao tốc Du Tân được xây dựng.
Thêm vào đó là tuyến đường sắt vận chuyển, chuyến bay được tăng lên, tàu thủy chở khách cùng với việc hình thành những phương tiện giao thông tiện lợi, đồng thời dưới sự thúc đẩy nền kinh tế phát triển và thu nhập của người dân được nâng cao, đều có lợi cho khu vực thị trường du lịch nhanh chóng mở rộng.
Nhà đầu tư tại ven vịnh Hoài Hải tìm kiếm những tiềm lực trong tương lai có thể sử dụng lâu dài, mang tính phổ biến trong thời kì sản xuất công nghiệp, thực sự không có bất cứ lí do gì mà các nhà đầu tư không đầu tư vào công nghiệp du lịch tại Du Sơn.
Thé nhưng, sau khi cùng với kế hoạch điều chỉnh lại tổng thể kiến trúc của thành phố Đông Hoa, việc hoãn vô thời hạn việc xây dựng cao tốc Du Tân, những khó khăn lo lắng trước đó vẫn tiếp tục tồn tại.
Đối mặt với nguy hiểm của chính phủ địa phương có thể xảy ra, nội bộ bên trong tập đoàn Hải Phong bắt đầu có dấu hiệu bỏ cuộc, rút lui.
Tạ Chỉ, một mình một ý kiến riêng, hoàn toàn khác biệt.
Trong những năm vừa qua, sự ăn ý của các khu vực đầu tư của Hải Phong ở HongKong, Quảng Thâm rất nồng đậm. Mặc dù Tạ gia trong giai thời kỳ cuối những năm 80 đầu những năm 90, dựa vào các mối quan hệ vững chắc cùng với bối cảnh chính trị lúc bấy giờ, lợi dụng tình hình đó đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ. Nhưng do thiếu đi những kế hoạch có tầm nhìn xa, tất nhiên sẽ chẳng có một sự nghiệp, tài sản nào có thể tồn tại lâu dài. Chính vì vậy, tập đoàn Hải Phong trong những năm gần đây liên tục xuất hiện những dấu hiệu suy yếu nghiêm trọng trong việc tăng trưởng kinh doanh.
Tạ Chỉ nhận thấy rằng tập doàn Hải Phong trong giai đoạn lựa chọn kế hoạch phát triển mới, sẽ là thời điểm loại bỏ tâm tính đầu cơ, thay vào đó là sự quan tâm được chú trọng hơn. Hay có thể nói là đem các tài nguyên có hạn đầu tư vào các giai đoạn khác nhau. Tuy rằng công việc này khá tốn thời gian, thế nhưng tính mở rộng phổ biến rất cao, thực lực để phát triển những ngành sản xuất công nghiệp lớn ngày càng lớn mạnh. Hơn thế, đồng thời cũng yêu cầu sự chuyên nghiệp, sự đầu tư và tính liên tục trong cách thức làm việc của từng ngành.
Tập đoàn Thiên Ích vài năm trước có dục vọng muốn thao túng giá cổ phiếu của Tư Hoa thực nghiệp, hướng Kim Thạch Dung Tín và các xí nghiệp trung ương để định hướng phát triển tăng vốn đầu t, đảm bảo các quỹ tài chính, đảm bảo cho việc xây dựng đường cao tốc Du Tân, cảng Tân Tân và các công trình xây dựng khác. Việc làm này thực chất là một sự đầu tư có tính nguy hiểm rất lớn.
Tư Hoa thực nghiệp liên tục gặp các khó khăn, kế hoạch xây dựng đường cao tốc Du Tân bị thất bại, bị kéo dài vô thời hạn. Đây đều là những nguy hiểm mà những nhà đầu tư phải suy nghĩ, cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định muốn đầu tư vào công nghiệp du lịch tại Du Sơn.
Những việc đã xảy ra chỉ là khiến mọi công việc trở lại quỹ đạo đúng đắn hơn, thế nhưng hoàn toàn không có bất kì một sự thay đổi nào về việc thành công lâu dài của ngành công nghiệp du lịch tại Du Sơn...
Có lẽ ngành công nghiệp du lịch nơi đây đã gặp phải rất nhiều trở ngại, chu kì phát triển ngày càng kéo dài. Thế nhưng, đồi với sự kiên dịnh của Hải Phong với kế hoạch ban đầu mà nói, trong lúc những nhà đầu tư khác đã rút lui, thi đây là một lợi thế: áp lực cạnh tranh giảm, có thể dùng nguồn vốn thấp hơn để đàu tư phát triển công nghiệp du lịch tại Du Sơn.
Đồng thời cũng phải chú ý rằng, mặc dù hành động của Mai thép hệ tại đây không lớn, thế nhưng từ hơn hai năm trươc, các công việc thúc đẩy hay tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp du lịch nơi đây vẫn chưa từng bỏ qua.
Có thể kể đến như, trong giai đoạn nhậm chức tạm thời, Thẩm Hoài đã thành lập ban du lịch thuộc quản lý của chính phủ huyện, cũng do phó nhiệm ủy ban nhân dân Phùng Ngọc Mai làm chủ nhiệm ban du lịch. Sau khi Thẩm Hoài rời đi, tại đây thành lập cục du lịch, do Phùng Ngọc Mai làm cục trưởng, bí thư Đảng bộ. Trong lúc tình hình kinh tế của Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Du Sơn gặp khó khăn, đã tận dụng mọi khả năng có được nguồn tài chính để sử dụng cho việc sửa chữa nhưng cơ sở, công trình cơ bản của khu du lịch.
Hai năm trở lại đây, hoạt động đầu tại Du Sơn của Mai thép hệ không nhiều, nhưng nếu nhắc đến nhà nghỉ, quán ăn, tài chính, phương tiện giao thông hay kiến trúc cảnh khu...một sự liên quan mật thiết đến sự phát triển của công nghiệp du lịch Du Sơn thì Mai thép hệ đã có sự đóng góp cơ bản nhất.
Hơn nữa, Thẩm Hoài lấy danh nghĩa chính quyền huyện Hà Phổ, thành lập quỹ Hoài Hải, có thể sử dụng cho các hạng mục cơ bản của Giang Yến, Bắc Thành, thì đương nhiên cũng có thể sử dụng quỹ tài chính này cho các hạng mục trong việc xây dựng công nghiệp du lịch tại Du Sơn.
Điều này cũng có nghĩa là, sự phát triển của công nghiệp du lịch ở đây, bất cứ lúc nào cũng có thể chịu sự giám sát trực tiếp của Thẩm Hoài mà lớn mạnh.
Tạ Chỉ đêm qua không tài nảo chợp mắt, sau khi cùng nhân viên công ty Đông Hoa thảo luận, cô liền đi về cuối xe, trong lòng suy nghĩ vài chuyện.
Đi đến quốc lộ Mai Phổ, trời bắt đầu tí tách mưa rơi.
Cơ sợ hạ tầng của các công trình thủy lợi ở Đông Hoa coi như là hoàn thành, những cơn mưa bất chợt kéo dài chỉ có thể làm mùa hè dịu mát hơn, bớt đi cái oi nóng, sẽ không thể gây ra ngập úng tại thành phố Đông Hoa, dọc tuyến đường quốc lộ Mai Phổ cũng không thấy có bất cứ điều gì bất thường.
Quẹo sang đường Du Phổ, tình hình khu vực này hoàn toàn khác biệt, Tạ Chỉ nhìn thấy có vài chiếc xe tải quân dụng, cùng các cô đi vào Du Sơn.
Ở huyện Du Sơn không hề có doanh trại quân đội, khu liên hợp ở phía bắc Hà Phổ có một doanh trại đóng quân, điểm dừng chân của hạm đội cũng bắt đầu được xây dựng. Nhìn thấy những đoàn xe, tốp người đi vào Du Sơn, trong lòng Tạ Chỉ cũng biết rằng hồ chứa nước Du Sơn cũng như các khúc sông vùng trung và hạ lưu đã bắt đầu được thực hiện với những biện pháp phòng chống lũ cao cấp hơn, tốt hơn.
Tạ Chỉ bảo lái xe đánh xe tới đài phát thanh truyền hình Đông Hoa, chủ yếu vẫn là để đưa tin công tác phòng chống lũ lụt ở các khu vực thượng du Chử Giang, nhưng nửa ngày không hề có tin tức về tình hình nguy hiểm của sông Du Khê. Có lẽ chính là do sự cố gắng của Thẩm Hoài cùng một số ít người, các biện pháp phòng tránh lũ lụt được cải thiện mà càng có nhiều người dường nhu không biết rẳng tuyến ven sông Du Khê sẽ có phát sinh nhiều các tình huống nguy hiểm nghiêm trọng.
Sông Đông Du Khê từ Du Sơn chảy xuống, ở khúc ngoặt phía tây bắc tại trấn Tam Ô sẽ hợp với khúc sông Bắc Du Khê thành sông Du Khê. Còn đường quốc lộ Du Phổ sau khi đi qua hầm cầu ở sườn núi phía tây, chỉ cần đi dọc theo bờ bắc của sông Đông Du Khê tiến về phía tây, đi thẳng là đến thị trấn Du Sơn.
Hôm qua, sau khi lượng mưa có xu hướng giảm, khu vực dãy núi phía đông Du Sơn không còn xuất hiện mưa lớn, Đông Du Khê phía nam nước đục ngầu dâng lên cao. Điều này chứng tỏ hồ chứa nước Du Sơn vào buổi trưa đã tiến hành xả nước, tiến hành các công tác chuẩn bị phòng tránh mưa to có thể quay trở lại vào ngày mai.
Mặc dù dự báo thời biết dự báo rằng vào đêm nay khả năng mưa là rất to, thế nhưng Tạ Chỉ sau khi đến Du Sơn, việc làm cô quan tâm là công việc sắp tới chứ không phải tình hình thời tiết tại đây.
Người phụ trách phía bên huyện Du Sơn cùng cô thảo luận, đàm phán về việc thu hút sự hợp tác là Phùng Ngọc Mai - cục trưởng cục du lịch kiêm trợ lý huyện trưởng.
Điều Tạ Chỉ mong muốn tiến hành dự án khai thác phát triển đường cũ thôn Hàn Lĩnh ở bờ nam Đông Du Khê.
Hàn Lĩnh là một ngôi làng cổ, ba mặt là núi, một phía là sông, ngăn cách với khu quy hoạch mới của thị trấn Du Sơn bởi một triền núi, cách thị trấn cổ Du Sơn bởi khúc sông Đông Du Khê. Các công trình kiến trúc phần lớn được xây dựng cách đây ba bốn trăm năm, cảnh vật được bảo tồn một cách tốt nhất. Chính quyền nơi đây cũng xác định rõ sẽ dành ra khu đất rộng hơn 80 hecta cho việc xây dựng khu bảo tồn.
Công ty của Tạ Chỉ chịu trách nhiệm dự án này. Ngoài việc các khu bảo tồn thiên nhiên phải tự mình tiến hành việc mở rộng ưu điểm trong công tác giữ gìn, ngoài ra còn phải di dời nhân dân để xây dựng ngôi làng mới với tổng số gần hai trăm ngôi nhà, đồng thời xây dựng cầu bắc qua sông Đông Du Khê tại khu vực trung gian giữa Hàn Lĩnh và phía tây của thị trấn cổ.
Với hai yêu cầu này, đòi hỏi số vốn đầu tư vào dự án vượt qua sáu mươi triệu. Điều này làm cho một người mong muốn thấy được sự phát triển của công nghiệp du lịch Du Sơn như Tạ Chỉ có một sự chần chừ nhất định, yêu cầu với việc tiến hành phát triển cần có sự khảo sát cũng như nghiên cứu một cách tỉ mỉ, chính xác.
Hai giờ chiều đến tới Du Sơn, Tạ Chỉ cùng Phùng Ngọc Mai đi tới những nơi có giá trị khai thác lớn, những địa điểm tài nguyên thiên nhiên có khả năng thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ để khảo sát. Trở về tới thị trấn thì cũng đã là tối muộn.
Tiếu Hạo Dân đang tập trung công tác phòng chống lũ cũng được điều về, cùng với Tạ Chỉ và nhân viên tập đoàn Hải Phong dùng cơm, bàn bạc về vốn đầu tư.
Khoảng gần tám giờ, bên ngoài đột nhiên mưa lớn. Từng đợt từng đợt đập vào cửa kính, tạo nên những âm thanh loảng xoảng, hỗn đỗn.
Tiếu Hạo Dân, Phùng Ngọc Mai sau khi nhận điện thoại liền lập tức cáo từ. Tạ Chỉ cùng nhân viên công tác nghỉ lại nhà khách của huyện ủy, còn xe của họ được đỗ ở khuôn viên phía trước nhà khách.
Ban đầu, những âm thanh của cơn mưa bên ngoài dường như không ảnh hưởng gì đến họ, Tạ Chỉ cùng nhân viên tập đoàn tập trung nghiên cứu tình hình của đề án. Hơn chín giờ, mưa ngày càng nặng hạt, không hề có dấu hiệu ngừng lại, nghe thấy tiếng của nhân viên nhà khách, dường như họ có ý định di chuyển xe trong khuân viên đến địa điểm khác cao hơn. Tạ Chỉ đi ra ban xông, mới phát hiện ra khuôn viên trước nhà khách đã bị ngập úng, bảy tám nhân viên của nhà khách đang đẩy những chiếc xe trong khuôn viên bao gồm cả xe của họ lên những chỗ