Ngày hôm sau Hồ Mân dậy sớm đánh xe đi, đi đường cao tốc về Yến Kinh đoàn tụ với người nhà.
Thẩm Hoài, Thành Di và Tống Hồng Quân, Diêu Oánh, Tôn Á Lâm, thêm vào một nhà ba người Dương Hải Bằng, một nhà ba người Diêu Vinh Hoa, cùng hai vị lão nhân gia ở lại Thạch Môn hai ngày, Kỷ Thành Hi lại đặc biệt điều xe mời mọi người đến Thanh Hà gặp mặt, rồi sắp xếp chuyên cơ ở Thanh Hà, đưa mọi người đến Điền Bắc tảo mộ.
Năm 98, ngoài trừ hạng mục xưởng mới ba triệu tấn của khu mới Ký Hà của Yến thép ra, Dung Tín hệ cũng khởi động kế hoạch mở rộng trên cơ sở vốn có của tập đoàn sắt thép Thạch Môn, kế hoạch đầu tư hai tỷ, mở rộng năng lực sản xuất của sắt thép Thạch Môn lên đến hai mươi vạn tấn, thêm vào tập đoàn Loan thép năng lực sản xuất xếp trước Mai thép trong bảng xếp hạng quốc nội, năng lực sản xuất sắt thép của Tỉnh Ký năm 99 đã đạt đến mười sáu mười bảy triệu tấn, trở thành tỉnh mạnh về sắt thép thứ hai trong nước.
Các công trình hệ thống tuyến nam của than Tấn đông xuất bao gồm cả tân cảng Ký Hà, đường sắt Tấn Nam trong đó, đã có được đầu tư xây dựng tương đối đầy đủ rót vào rồi, năm 98 bước vào cao trào xây dựng; một loạt công trình cực lớn như cao tốc Tân Thanh, cao tốc Thạch Thanh khởi động, kéo đến tỉnh Ký, đặc biệt là kinh tế địa khu Ký Nam tăng trưởng mạnh mẽ, có tác dụng rất lớn.
Những công trình này có gần phân nữa là Thành Văn Quang tham gia trực tiếp thúc đẩy, có được đầu tư xây dựng càng là dựa vào thủ đoạn mạnh mẽ của Thành Văn Quang, chuyện này phát huy tác dụng cực lớn trong việc Thành Văn Quang đứng vững và có được danh vọng ở Tỉnh Ký.
Năm 98 ngân hàng Nghiệp Tín cho vay tổng cộng một tỷ cho các hạng mục tuyến Tấn Nam, cao tốc Thạch Thanh, cao tốc Tân Thanh. Mai thép ngoài trừ trực tiếp phụ trách hậu cần xây dựng đường sắt Ký Hà, khu chế xuất và hạng mục bến tàu tổng hợp, cũng rót đầu tư hai trăm triệu vào công trình than Tấn tuyến nam dưới hình thức mua nợ công ty.
Công trình giai đoạn một tuyến nam than Tấn đông xuất, ngoài trừ đường sắt trọng tải Tấn Nam, cảng tổng hợp vận chuyển than khả năng ra vào mỗi năm đặt bốn mươi triệu tấn ra, đồng thời sản lượng than đá dưới trướng tập đoàn Tấn Nam cũng đồng bộ tăng sản xuất đến quy mô bốn mươi triệu tấn, cần số vốn đầu tư cực lớn.
Đầu tư đầy đủ rót vào, là bảo đảm cơ bản để công trình nhanh chóng được thúc đẩy, để công trình hoàn thành trước năm 2000, Kỷ gia và tập đoàn Tấn Nam còn cần gom gót đầu tư xây dựng tám tỷ vào nữa.
Nhu cầu vốn lớn như thế trong thời gian ngắn, lại không thể rút cạn nguồn vốn đầu tư ở địa phương; Kỷ gia và tầng lớp cao cấp tập đoàn Tấn Nam cũng chỉ có thể tìm kiếm thêm nhiều con đường.
Năm 95 Kỷ Thành Hi đến Thanh Hà công tác, bây giờ cũng là đầu năm thứ tư, ban đầu đảm nhiệm Bí thư Huyện ủy Ký Hà, tiếp đó đảm nhiệm Phó bí thư Thị ủy Thanh Hà, Phó thị trưởng, Thị trưởng, trong số cán bộ cấp sở cục trong nước, Kỷ Thành Hi ba mươi lăm tuổi đã coi như là nhóm người trẻ nhất rồi.
Sau khi Kỷ Thành Hi điều đến Thanh Hà làm Thị trưởng, Ký Hà cũng theo đó từ huyện biến thành khu mới Ký Hà, lên cấp thành khu phát triển kinh tế cấp quốc gia, từ trong đó có thể nhìn thấy sức ảnh hưởng của Kỷ gia. Chỉ là sức ảnh hưởng của Kỷ gia trong lĩnh vực đầu tư và sản xuất kinh tế vẫn hơi yếu; lần này Kỷ Thành Hi hi vọng ngân hàng Nghiệp Tín và hệ Mai thép có thể đưa ra càng nhiều đầu tư xây dựng cho khu mới Ký Hà, tuyến Tấn Nam hơn năm ngoái.
Hơn một năm qua, Dương Hải Bằng chủ yếu hoạt động ở hai nơi Thanh Hà, Thạch Môn, hậu cần sắt thép và khu chế xuất, bến tàu tổng hợp xây dựng ở khu mới Ký Hà Thanh Hà, thời gian hoạt động của anh ta ở Thanh Hà càng nhiều, đến Thanh Hà cũng coi như là nửa địa chủ. Úc Văn Phi của tập đoàn Cảnh Thụy cũng coi như người quen, con gái ông ta Úc Văn Lệ là bạn học của Thành Di lúc du học Anh Quốc, lại thêm cha con Đàm Thạch Vĩ, Đàm Quân năm nay cũng đón tết ở Thanh Hà, mọi người đến Thanh Hà rồi càng náo nhiệt.
Có điều, sau khi Thẩm Hoài đi cùng hai vị lão nhân gia đến Điền Bắc, tảo mộ cho mẹ anh xong còn phải chạy về Đông Hoa Đông Hoa bất luận là đối với Tôn gia, hay là đối với ông ngoại Thẩm Sơn, đều là cố thổ của tổ tiên, mới là trọng điểm chuyến này của hai lão nhân gia. Đến lúc đó Tôn Khải Thiên, Tôn Khải Nghĩa cũng sẽ dẫn theo các lão nhân khác của Tôn gia từ Pháp quá cảnh ở Hongkong tới đây hội họp, cho nên mọi người cũng ở lại Thanh Hà một ngày.
Đi Điền Bắc tảo mộ không cần nhiều người đi cùng như thế, cũng chỉ có Thẩm Hoài, Thành Di và một đoàn nhân viên đi cùng hai vị lão nhân gia đến Điền Bắc, những người khác đều hẹn gặp ở Đông Hoa.
Khi mẹ Thẩm Hoài Thẩm Quế Tú bệnh mết, hoàn cảnh chính trị trong nước khi đó không tốt, vợ chồng Thẩm Sơn cũng vòng tới vòng lui, được Tôn gia nhờ vả vô số mối quan hệ ở nước ngoài mới chật vật xuất ngoại được, thậm chí năm đó không thể mang theo Thẩm Hoài đi cùng, khi đó chỉ là đào một nấm mồ đơn giản trong rừng trúc trong bụi cỏ sau nhà để chôn di thể.
Mười tám năm cảnh còn người mất, mọi người đến tìm, nhà tranh, rừng trúc, cô phần năm đó từ lâu đã san bằng xây dựng bốn dãy phòng cho nhân viên nông trường, chỗ có rừng trúc còn xây dựng một chợ nông sản, từ lâu đã không còn tìm được cảnh năm đó nữa.
Thẩm Hoài cùng ông ngoại, bà ngoại ở lại Điền Bắc ba ngày, tìm chính quyền địa phương, tìm hàng xóm láng giềng năm đó, thế nhưng nhiều lần nghe ngóng, có người nhớ ở đó có một nấm mồ, nhưng không ai nhớ khi nông trường san đất xây phòng ốc, di cốt của nấm mồ đó đã dời đi đâu.
Chuyện này cũng là đả kích cực lớn với hai vị lão nhân gia, nhìn Điền Bắc nghèo như vậy, cuối cùng cũng chỉ quyên một triệu cho nông trường năm đó, dùng để xây mấy trường tiểu học lung lay sắp đổ, mọi người tâm tình thê lương đáp máy bay về Đông Hoa.
Cũng may ngồi máy bay từ Pháp về, hành trình cũng không có quá nhiều sóng gió, sức khỏe của hai vị lão nhân gia còn có thể chống đỡ nổi, nhưng tinh thần lại kém đến cực độ.
Đến mùng sáu, đám người Tôn Khải Thiện, Tôn Khải Nghĩa từ Hongkong đổi chuyến đến Đông Hoa.
Đồng hành cùng Tôn Khải Thiện, Tôn Khải Nghĩa đến Đông Hoa còn có hơn hai mươi người cùng lứa với Thẩm Sơn.
Tôn gia thuộc nhà ông cậu của Thẩm Hoài, đại đa số mọi người đều tóc bạc trắng, người nhỏ nhất cũng ngoài sáu mươi, đều cùng di dân định cư ở nước ngoài trước dựng nước.
Tuy rằng gần hai mươi năm, rất ít người trở về, nhưng ít nhiều đều có chút nhớ nhung với cố thổ, lần này cũng do Tôn Khải Thiện, Tôn Khải Nghĩa phụ trách tổ chức, những người già của Tôn gia còn sống trên đời đều suýt soát trở về trong đợt này.
Người cùng lứa với Tôn Khải Thiện, Tôn Khải Nghĩa tuy cũng có không ít người sinh ra trong nước, nhưng trước khi rời đi thì tuổi hãy còn nhỏ, gần như không có ấn tượng gì với cố hương, thêm vào công việc bận rộn, ngoài trừ có thể thoát thân đi cùng các lão nhân gia về nước ra, thì không có mấy ai tham gia vào chuyến thăm người thân lần này.
Mà đến đời nhỏ hơn cỡ Thẩm Hoài, Tôn Á Lâm, lần này không có ai những người khác cùng về.
Có điều mục đích của Thẩm Hoài lần này cũng hi vọng những người già cùng thế hệ với ông ngoại, bà ngoại có thể về nước thăm người thân. Tuy rằng Tôn gia đến đời ông ngoại, bà ngoại cơ bản đều không đảm nhiệm chức vị quản lý trong các ngành thực nghiệp như tập đoàn Trường Thanh, ngân hàng Paris, nhưng chỉ cần bọn họ còn sống, chưa qua đời, thì người chân chính có thể quyết định nguồn quỹ gia tộc Tôn gia và phương hướng phát triển nghiệp vụ của hệ Trường Thanh vẫn là những người già bọn họ.
Trước dựng nước, Tôn gia có gia lớn nghiệp lớn, thịnh vượng sung túc ở Đông Hoa.
Nhà máy thép thành phố trước kia được xây dựng trên cơ sở nhà máy thép mà Tôn gia để lại, khu Thượng Khê Viên của Trần Đan cũng cải tạo từ kho nhà máy dệt mà Tôn gia lưu lại năm đó.
Đại Thôn của Tôn gia mà nhà cũ Mai Khê ở đó, rất nhiều người họ Tôn cũng coi như là bà con xa của Tôn gia, chỉ là thời gian quá lâu rồi, nếu muốn làm thân, có thể phải tính đến ngoài năm sáu đời.
Ba anh em trước kia của Tôn gia, Tôn Diệu Đình còn từng làm quan đến chức phó tỉnh trưởng Hoài Hải nữa.
Công quán dân quốc mà Trần Đan mua lại ở đường Di Viên Từ Thành chính là nơi ở của Tôn Diệu Đình và gia đình khi nhậm chức ở Từ Thành; lúc trước là Tôn Á Lâm vất vả nghe ngóng, sau khi xác nhận là nhà cũ của tằng thúc tổ Tôn Diệu Đình, mới bảo Trần Đan mua lại cải tạo thành chi nhánh của khu Thượng Khê Viên ở Từ Thành.
Năm đó Tôn gia còn chưa có ý về Đông Hoa đầu tư, công ty điện cơ mà tập đoàn Trường Thanh và Hải Phong Thực Nghiệp từ sớm trực tiếp đầu tư ở khu công nghiệp Mai Khê, quy mô chỉ mới hai mươi triệu. Tôn Á Lâm nói rất đúng, con người luôn nhớ tình cũ, con cháu nhánh Tôn Diệu Đình cũng nhân số phồn thịnh, đời thúc tổ còn có hai ba người còn sống, lấy được cố trạch Từ Thành vào tay trước, đợi khi bọn họ muốn lá rụng về cội, thì có thể lấy được của họ một khoản.
Mà nhiều cố trạch của Tôn gia ở Đông hoa cũng đã trở thành di tích lịch sử, sau khi cải cách mở cửa, địa phương coi trọng công tác thu hút đầu tư, suy xét đến sức ảnh hưởng của Tôn gia ở hải ngoại, phía thành phố lại càng tăng cường sức mạnh trong việc bảo hộ cố trạch của Tôn gia.
Bây giờ công viên Văn Sơn, công viên Nam của thành phố đều xây dựng mở rộng trên cơ sở tư viên của Tôn gia; khu tháp mà Tôn gia xây dựng sau chùa Thiên Ninh từ sớm bây giờ cũng là nghĩa trang nổi tiếng nhất thành phố Đông Hoa.
Đối với rất nhiều người già Tôn gia mà nói, đều là chớp mắt nửa thế kỷ đã trôi qua, rất nhiều người về lại chốn cũ, nhặt lại thời thơ ấu, ký ức niên thiếu nửa thế kỷ trước, đều hai mắt đẫm lệ.
Nhìn thấy tình cảnh này, sự thê lương mà chuyến đi Điền Bắc của Thẩm Hoài mang đến đã nhạt đi rất nhiều.
- Như vậy xem ra, tiểu tâm tư của cậu lại thông rồi Tôn Á Lâm không cùng đi Điền Bắc, mà từ Thanh Hà chuyển đi Hongkong, đón những lão nhân của Tôn gia đến Đông Hoa. Trong dịp tết, đa số nhân viên công tác đều nghỉ phép ở nhà, sau khi Tôn Á Lâm cũng đến Đông Hoa mới tìm được đủ người giúp sắp xếp việc ăn ở trú ngụ của một nhóm người, bằng không cô chỉ có thể bị ba cô và một đám lão nhân Tôn gia sai khiến, mấy ngày nay cũng thật sự rất vất vả.
Nghe Tôn Á Lâm nói như vậy, Thẩm Hoài cũng chỉ mỉm cười.
Trước năm mới nghe tin ông bà ngoại về nước đón tết, anh liền bảo Tôn Á Lâm sắp xếp nhóm người già Tôn gia đi thăm người thân, cũng thật sự có ý dẫn trọng điểm đầu tư của tập đoàn Trường Thanh và Tôn gia về nước.
Bắt đầu từ những năm 70, tập đoàn Trường Thanh bắt đầu đầu tư ở địa khu Á Thái, hơn hai mươi năm tích lũy ở địa khu Á Thái, khống chế đủ loại tài sản, có gần hai tỷ đô la.
Chuyện này thoạt nhìn rất khả quan, nhưng so với mười tỷ đô là mà Tôn gia khống chế ở địa khu Tây Âu, con số này còn rất nhỏ.
Mà tập đoàn Trường Thanh đầu tư ở Châu Á Thái Bình Dương, giai đoạn đầu chủ yếu cũng tập trung ở Đông Nam Á và Hàn Nhật, chỉ là sau khi khủng hoảng tài chính Châu Á Thái Bình Dương bùng nổ, mới bị bức chuyển sang quốc nội với quy mô lớn.
Cho dù là vậy, số đầu tư mà tập đoàn Trường Thanh tham gia trực tiếp trong nước còn chưa đến sáu trăm triệu đô la.
Thẩm Hoài hi vọng số đầu tư tham gia trực tiếp trong nước của tập đoàn Trường Thanh nên chiếm một phần ba tài sản mà Tôn gia khống chế, thậm chí là nhiều hơn.
Tuy Tôn Khải Thiệu cũng nhìn thấy cơ hội đầu tư trong nước, nguồn vốn dưới tên riêng của ông ta đa phần cũng thông qua Chúng Tín tham gia vào xây dựng hạng mục công nghiệp của hệ Mai thép, nhưng bản thân Tôn Khải Thiện vẫn chỉ là đại diện cho quỹ gia tộc Tôn gia tiến vào Hội đồng quản trị tập đoàn Trường Thanh, rất khó phát biểu ý kiến cá nhân ông ta trong những vấn đề trọng đại như điều chỉnh phương hướng chiến lược đầu tư của tập đoàn Trường Thanh.
Trình tự chính xác chính là thay đổi ấn tượng của các lão nhân gia Tôn gia đối với trong nước, nảy sinh tư tưởng lá rụng về cội của họ, thúc đẩy ý chí gia tộc có thể ảnh hưởng đến hướng đầu tư quỹ của gia tộc xảy ra thay đổi, thông qua đám người Tôn Khải Thiên, Tôn Khải Nghĩa điều chỉnh chiến lược phát triển đầu tư tương lai của tập đoàn Trường Thanh