Cũng rất khó phỏng đoán dụng ý chân chính trong thái độ này của Tôn Trường Canh, con cháu trác táng chìm đắm trong cuộc sống xa hoa trụy lạc, ăn chơi đàng điếm, không có nhiều dã tâm, năng lực, có lợi cho việc ông ta khống chế cả gia tộc, cả tập đoàn Trường Thanh, nhưng quả thật cũng không hiếm những con cháu kiệt xuất có năng lực như Tôn Khải Thiện, Tôn Khải Nghĩa xuất hiện, vào tập đoàn Trường Thanh đảm nhiệm vị trí quan trọng.
Muốn thuyết phục mọi người Tôn gia đồng ý tập đoàn Trường Thanh từ bỏ chiến lược đầu tư trọng Âu khinh Á trước nay, Thẩm Hoài biết Tôn Trường Canh trước mắt chính là cửa ải khó khăn nhất mà anh cần vượt qua. Anh đứng trong lương đình, đón lấy gió biển rét lạnh quét qua mặt, thầm nghiền ngẫm trong lòng Tôn Trường Canh ít nói suốt quãng đường rốt cuộc đang nghĩ cái gì.
Nhưng Tôn Trường Canh nhìn thấy căn cứ đóng thuyền năng suất đạt đến bốn trăm ngàn tấn mỗi năm ở phía đông đảo Tây Sơn, trong lòng cũng cảm khái vạn phần.
Nửa thế kỷ trước Tôn Trường Canh đã tham gia quản lý xí nghiệp Tôn gia trong nước, sau khi đến Pháp, thì từng bước trở thành nhân vật trung tâm của tập đoàn Trường Thanh, Tôn gia, dĩ nhiên cũng có thể nhìn rõ cảng Tân Phổ hình thành bố cục sản nghiệp trước mắt không dễ dàng gì, và sức ảnh hưởng và năng lực khống chế hình thành phía sau cả bố cục sản nghiệp này khổng lồ cỡ nào. Thẩm Hoài mượn việc này đấu với một Bí thư Thị ủy, thật sự không thể coi là chuyện không thể nào.
Nếu là một quốc gia nhỏ dân số hai ba mươi triệu, có được sức ảnh hưởng và sức khống chế như thế, khống chế chính cục quốc gia nhỏ thế cũng không phải chuyện khó.
Nếu hoàn cảnh chính trị trong nước có thể tiếp tục buông lỏng, không xảy ra bất cứ sự thay đổi lớn nào, Tôn Trường Canh thậm chí còn chịu lấy ra một phần tư tập đoàn Trường Thanh để đổi lại quyền khống chế sau lưng bố cục sản nghiệp cảng Tân Phổ của Mai thép hệ.
Thật sự không ai ngờ rằng đứa cháu ngoại không chút đáng nói này của Thẩm Sơn, trong thời gian sáu bảy năm ngắn ngủi, có thể tạo ra cục diện lớn như thế với đám người con gái điên điên khùng khùng của Tôn Khải Thiện.
Tập đoàn Trường Thanh phát triển qua nửa thế kỷ, tài sản dưới trướng to lớn như thế, nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nghiệp vụ khách sạn, bất động sản, du lịch, công nghiệp nhẹ, không có gốc rễ quá lớn nào trong lĩnh vực sản nghiệp công nghiệp nặng.
Đây cũng chính là chuyện mà Tôn Trường Canh hối tiếc cả nửa đời, hơn nữa ông cũng biết sản nghiệp công nghiệp nặng quan trọng đến thế nào trong xã hội công nghiệp đương đại này.
Tôn gia trước sau cũng khó tiến vào lĩnh vực công nghiệp nặng ở Tây Âu, và lúc đầu thực lực tư bản của Tôn gia yếu mỏng, có sức ảnh hưởng trong cộng đồng người Hoa, càng dễ có quan hệ trực tiếp với những sản nghiệp tập trung lao động như khách sạn, bất động sản, du lịch, đồng thời địa vị cũng có quan hệ với địa vị bị bài xích trong giới tư bản phương Tây với Hoa thương.
Hoa thương có được thành công lớn trong phát triển sự nghiệp toàn cầu nhiều như thế, bên ngoài phỏng đoán tài sản mà Hoa thương có vượt hơn tỷ đô, nhưng Hoa thương có căn cơ trong lĩnh vực công nghiệp nặng lại không được mấy người, quyền nói chuyện trong giới tư bản cũng không mạnh, chính trị lại càng yếu thế.
Lúc này đứng trong lương đình trên đỉnh núi đảo Tây Sơn, có thể nhìn thấy cảnh tượng của khu sản nghiệp Lâm Cảng, trong lòng Tôn Trường Canh bốn bề sóng dậy, trong lòng ông nghĩ, nếu tập đoàn Trường Thanh có thể có bố cục sản nghiệp ở cảng Tân Phổ của Mai thép trong lĩnh vực công nghiệp nặng ở vùng đất này, còn lo gì những mơ hồ băn khoăn mấy năm nay, không đoán trước được trọng tâm phát triển trong tương lai?
Tôn Trường Canh cũng nghiêm túc suy xét chuyện về quê đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp nhất vẫn là sự kiện cuối thập niên tám mươi, khiến quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châu Âu đóng băng, khi đó việc di dời và đầu tư của rất nhiều sản nghiệp của thương nhân Tây Âu đầu tư vào Trung Quốc đều chịu hạn chế nghiêm khắc.
Cả đời Tôn Trường Canh rất nhạy cảm với nhân tố chính trị, do vậy vẫn luôn không thể khởi động quy mô lớn đẩu tư to lớn vào trong nước và quê hương; năm đó bỏ vốn tham gia thành lập ngân hàng Nghiệp Tín cũng đã thực hiện rất nhiều công tác trước sau với Thẩm Sơn.
Có điều Tôn Trường Canh vẫn hiểu rất rõ tình hình Đông Hoa trước năm 90.
Vào 4- 5 năm trước, nếu có người chạy đến trước mặt ông, nói với ông Đông Hoa sẽ phát triển thành cường trấn công nghiệp sản lượng sắt thép hơn ngàn vạn tấn trước năm 2000, Tôn Trường Canh làm thế nào cũng sẽ không tin.
Nhưng đến hôm nay, Mai thép có căn cứ ở hai nơi Mai Khê, Tân Phổ, năng lực luyện thép mỗi năm đạt 450 tấn, luyện thép lưu trình dài đạt bốn triệu tấn, luyện thép lò điện quy trình ngắn đạt 150 tấn, thêm vào đầu tư sản nghiệp sắt thép của tập đoàn Tỉnh thép, chế tạo sắt thép Phú Sĩ và tập đoàn Dung Tín ở Đông Hoa, đợi sau khi hạng mục sắt thép Tân Tân xây xong vào cuối năm nay, làm sản nghiệp sắt thép chống đỡ cho kinh tế Đông Hoa phát triển hùng mạnh, năng lực luyện thép đã đột phá mười triệu tấn, đây là một con số tuyệt đối không thể tưởng tượng vào bốn năm năm trước.
Đông Hoa chỉ dựa vào sản nghiệp sắt thép thì có thể nhảy vọt vào bảng xếp hạng trọng trấn công nghiệp trong nước, mà luyện hóa Tân Phổ năng lực luyện hóa năm đạt năm triệu tấn đưa vào hoạt động càng lộ rõ dã tâm của Mai thép trong lĩnh vực công nghiệp hóa còn lớn hơn trong tưởng tượng của ông nhiều.
Đây cũng là chỗ đau đớn nhất mấy năm gần đây của Tôn Khải Nghĩa.
Khi Mai thép cất bước, nơi nơi xin ông xin bà gom góp tiền vốn phát triển, tính khí Tôn Á Lâm cứng rắn như thế, về Hongkong, về Pháp, hận không thể vì số tiền đầu tư một trăm tám mươi ngàn đô la mà đáng thương xin xỏ khắp nơi, tập đoàn Trường Thanh lúc đó hoàn toàn có thể dùng điều kiện cổ phần ưu đãi nhất để chiếm được tỷ lệ cổ phần cực lớn.
Mà Tôn Khải Nghĩa luôn mang theo thành kiến nhất quán với Thẩm Hoài, đến khi hai xưởng Mai thép đã xây xong, cũng vẫn cho rằng tất cả mọi thứ ở Mai Khê chỉ là Thẩm Hoài, Tôn Á Lâm đang chơi đùa tập làm người lớn thôi, cho đến khi Thẩm Hoài thành thế, có năng lực đường đường chính chính bức Bí thư Thị ủy Đàm Khải Bình rời khỏi Đông Hoa, ông ta mới hoàn toàn tỉnh ngộ trước tình thế hung hiểm ác liệt.
Tuy rằng hợp tác với Mai thép, bắt đầu từ năm 97, tập đoàn Trường Thanh điều chỉnh kết cấu đầu tư ở Châu Á Thái Bình Dương coi như cũng thành công, nhưng cũng không thể chia sẽ lợi nhuận lớn nhất mà Mai thép quật khởi mang đến, bỏ lỡ một thời cơ tốt đặt cơ sở sản nghiệp trong nước.
Chuyện này cũng không thể chỉ trích Tôn Khải Nghĩa không phải, sự quật khởi của Mai thép thật sự nằm ngoài dự liệu của mọi người, bất luận là Tôn Á Lâm, hay là Tôn Khải Thiện có sức ảnh hưởng cực lớn trong tập đoàn Trường Thanh, cho dù là báo cáo phân tích mà ngân hàng Chúng Tín và Thẩm Sơn nhiều lần đưa sang, đều không đủ để khiến những người khác trong Tôn gia và tầng lớp cao cấp của tập đoàn Trường Thanh coi trọng.
Vì thế Tôn Trường Canh mới kéo dài đến ngày hôm nay mới đích thân đến Đông Hoa thực địa một chuyến nhìn xem.
Trên giấy tờ luôn cảm thấy rất ít, chỉ có đích thân đến nơi, đứng trong lương đình trên núi đảo Tây Sơn, Tôn Trường Canh mới có thể nhìn rõ ràng ý nghĩa của Thẩm Hoài trong việc thúc đẩy phát triển sản nghiệp cửa cảng Tân Phổ và Mai thép.
Bất luận là sắt thép, luyện hóa, hay là sản nghiệp trang bị chế tạo công trình hải dương do hãng thuyền Hằng Dương đứng đẩu, Thẩm Hoài đều đang thúc đẩy sản nghiệp phát triển theo hướng tập trung, Mai thép chỉ nắm bắt vấn để chính của mấy xí nghiệp nòng cốt, sau đó thông qua dây chuyền sản nghiệp ảnh hưởng kéo dài theo hướng đi xuống, thẩm thấu. Mà ngân hàng Nghiệp Tín ở Đông Hoa và ngân hàng Thương Nghiệp thành phố Đông Hoa đều chủ yếu phát triển theo hướng tài chính sản nghiệp.
Những thủ đoạn "hai lượng đẩy ngàn cân này" nói ra ai cũng hiểu được, làm thì tuyệt đối không phải là chuyện dễ dàng; Tôn Trường Canh gần nửa thế kỷ nay cũng thúc đẩy tập đoàn Trường Thanh phát triển theo phương hướng này.
Bây giờ quy mô tập đoàn Trường Thanh có thể nói là khổng lờ, nhưng nói đến khống chế quần thể sản nghiệp, thì tập đoàn Trường Thanh không thể nói là điển hình thành công được.
Tôn Khải Thiện ra mặt tổ chức chuyến về quê thăm thân lần này, thời cơ có thể nói là ngẫu nhiên, nhưng Tôn Trường Canh cũng hiểu sự mong đợi của Thẩm Hoài, Tôn Á Lâm.
Chỉ là Tôn Trường Canh có điều cân nhắc của ông, Thẩm Hoài và Tôn Á Lâm tuy đều coi như con cháu Tôn gia, nhưng đều đã tự lập môn hộ, cũng dã tâm bừng bừng mới có quy mô của Mai thép hôm nay, cho nên sổ sách vẫn phải chia ra mà tính cho kỹ.
Tập đoàn Trường Thanh phát triển ở châu Âu hơn nửa thế kỷ, chu kỳ kinh tế thay đổi nhanh chóng cũng trải mấy phen, xí nghiệp quy mô lớn như thế, trước khi phát triển đầu tiên phải suy xét đến làm sao sinh tồn một cách dài lâu; bảo đảm sức ảnh hưởng trong ngành nghề và thị trường tư bản, còn quan trọng hơn cả lợi nhuận hạng mục đơn thuần.
Nếu tập đoàn Trường Thanh chỉ phân chia rat ham sự từng hạng mục như thành phố hiện đại Bằng Duyệt, chuyện này cũng không có lợi ích đặt biệt lớn gì để củng cố căn cơ sản nghiệp của tập đoàn Trường Thanh trên toàn thế giới, mở rộng sức ảnh hưởng.
Tôn Trường Canh cũng không cần trực tiếp tham gia bàn gì cả.
Tập đoàn Trường Thanh nếu nhất định phải nắm bắt kỳ ngộ phát triển quật khởi vịnh Hoài Hải, Tôn Trường Canh hi vọng có thể trực tiếp rót cổ phần tài chính vào kết cấu cao tầng của Mai thép hệ, đạt được sức ảnh hưởng liên tục trực tiếp nhất, mà không phải là hợp tác ngắn hạn một khi hạng mục xây xong thì sẽ đạp ra
- Con bé Khải Thiện vẫn luôn ở Anh, Pháp thuyết phục nhiều nhà tư bản tham gia vào, ta thấy nó cũng rất cực khổ. Nếu Chúng Tín có thể nhường ra quyền khống chế cổ phần, tập đoàn Trường Thanh còn có thể đầu tư vào hai ba trăm triệu đô la, xúc tiến Chúng Tín phát triển bước tiếp theo
Ra khỏi lương đình trên núi đi xuống, Tôn Trường Canh bị mọi người vây quanh, lơ đãng nhắc đến vấn đề mấu chốt này.
Thẩm Hoài hơi chần chừ, sắc mặt liền khôi phục như thường, đầu tư Chúng Tín dù sao cũng thuộc doanh nghiệp tư nhân dưới tên Tôn Á Lâm, không cần anh bày tỏ thái độ ở đây. Tôn Á Lâm liếc nhìn Thẩm Hoài, thấy Thẩm Hoài cúi đầu đi, cũng không lên tiếng lập tức giải đáp rõ ràng cho thúc tổ gì cả.
Tôn Á Lâm gom góp tài chính ở các nước Anh Pháp, chủ yếu rót vào quỹ đầu tư sản nghiệp Chúng Tín, lúc này quy mô quỹ đầu tư sản nghiệp đã vượt hơn một tỷ đô la, rất nhiều tài sản cổ phần của các xí nghiệp hạng mục như Mai thép mà Chúng Tín nắm giữ chủ yếu cũng quy về quỹ sản nghiệp này. Đầu tư Chúng Tín là công ty tư nhân của Tôn Á Lâm, chỉ là cách quản lý quỹ này, quyền lợi trực tiếp đối với quỹ sản nghiêp này không chiếm tới hai phần.
Có điều, chuyện này cũng không ảnh hưởng Tôn Á Lâm khống chế cả quỹ sản nghiệp này, dù sao thì những người đầu tư khác của quỹ sản nghiệp đều phân tán, bọn họ cũng chỉ chú trọng lợi nhuận thu được, đồng thời trong hình thế tổ chức của quỹ sản nghiệp, những người đầu tư khác ngoài trừ quyền lợi hữu hạn như rút vốn ra, cũng không thể trực tiếp tranh đoạt quyền khống chế quỹ sản nghiệp với Tôn Á Lâm.
Hình thức tổ chức của quỹ đầu tư sản nghiệp Hồng Cơ cũng tương tự như thế.
Điều mà Tôn Trường Canh nói lúc này không phải là muốn tiến hành đầu tư vào quỹ đầu tư sản nghiệp Chúng Tín, điểm này là điểm mà Thẩm Hoài và Tôn Á Lâm mong đợi nhất, mà là muốn Tôn Á Lâm nhường ra quyền khống chế đầu tư Chúng Tín, nhường ra quyền khống chế của cả quỹ đầu tư sản nghiệp, điều kiện này không nghi ngờ gì là cực kỳ hà khắc.
Cái gọi là "ra giá đầy trời, ngồi đó trả tiền", Thẩm Hoài sợ đám lão nhân Tôn gia như Tôn Trường Canh không động lòng với bố cục sản nghiệp hình thành trước mắt như Đông Hoa, nếu đã động lòng, mọi người hoàn toàn có thể ngồi xuống từ từ bàn điều kiện.