Đêm thu dài tĩnh lặng, đã qua giờ dùng cơm tối.
Gió lạnh thổi tung rèm lụa, hương thơm nhè nhẹ theo cửa sổ hé mở bay vào phòng, làn gió thu ùa vào khiến thiếu niên đang ôm đệm chăn dựa trên giường dần dần tỉnh lại.
Cửa bị người đẩy ra, Nghiêm Dung Chi bưng bồn nước ấm vào nhà, thấy Lâm Thù Văn đã tỉnh táo hơn, liền đặt chậu nước xuống rồi kéo bấc đèn lên, ánh lửa lập tức sáng hơn rất nhiều.
Hắn rũ mắt, ánh mắt dừng trên người thiếu niên đang thò ra khỏi đệm chăn, tùy ý nhìn lướt qua trên đùi, lòng bàn tay khẽ vuốt mắt cá chân, rồi cầm khăn mềm dùng nước ấm thấm ướt, nhẹ nhàng chà lau giúp Lâm Thù Văn.
Ban nãy, Lâm Thù Văn mơ màng đến mức không còn ý thức đã được nam nhân ôm vào trong ngực bôi thuốc, cậu nhìn chằm chằm tấm khăn mềm quấn quanh cổ chân, không khỏi co ngón chân lại, đến khi đối phương buông tay, mới hơi thả lỏng.
Nghiêm Dung Chi nói: "Buổi tối vẫn chưa ăn gì, em muốn ăn trên giường hay ra sảnh nhỏ?"
Lâm Thù Văn nhẹ giọng đáp: "Đi sảnh nhỏ."
Cậu khép lại quần áo, khom lưng chuẩn bị xuống giường mang giày, thì thấy nam nhân nửa ngồi xổm xuống trước mặt cậu, mang giày vớ vào cho cậu.
Cả mặt cùng cổ của thiếu niên đến giờ phút này vẫn còn đỏ hồng, vành tai phía sau lại nóng lên. Cậu vừa đứng dậy, eo cùng chân gần như chẳng còn sức lực nào.
Nghiêm Dung Chi đỡ cậu: "Đi được không?"
Lâm Thù Văn mơ hồ đáp: "Đi được, ta tự mình đi."
Vòng qua bình phong, đi ra khỏi cửa phòng ngủ, đồ ăn cùng cháo nóng đã được bày sẵn trên bàn ở sảnh nhỏ.
Trên ghế đặt một cái đệm mềm mại, Lâm Thù Văn có hơi ngượng ngùng ngồi xuống, phía sau cũng không có cảm giác khó chịu hay không khỏe nào, mới cầm lấy muỗng sứ trắng, yên tĩnh uống vài ngụm cháo.
Tóc của cậu vẫn còn hơi ướt, thấy thế, Nghiêm Dung Chi lấy một chiếc khăn bông sạch sẽ trên giá xuống, đứng phía sau, nhẹ nhàng, kiên nhẫn lau khô cho cậu.
Lâm Thù Văn nói: "Chàng cũng ngồi xuống ăn đi."
Nghiêm Dung Chi lau đến khi thiếu niên ra mồ hôi, mới ngồi xuống ăn cùng cậu trong chốc lát.
Sau khi có hơi no, Lâm Thù Văn không ăn nữa, trong tay có thêm một chén canh sâm.
Canh sâm dùng để bồi bổ, sau khi quấn lấy nhau hai lần, Nghiêm Dung Chi đã quyết tâm đút cậu uống.
Cậu muốn hỏi đối phương không uống sao? Nhưng nhớ lại, canh sâm bổ cơ thể, Nghiêm Dung Chi đã không cần bổ, nếu còn bổ nữa...
Lâm Thù Văn uống vài ngụm canh, tự nhắc nhở bản thân không thể lại suy nghĩ lung tung nữa.
Đệm giường cùng gối đầu đều đã được thay mới, được xông bằng thảo dược có mùi hương nhè nhẹ, có tác dụng an thần.
Lâm Thù Văn ngồi ở bàn sách đọc sách khoảng một khắc, trời đã tối lắm rồi nên không chịu nỗi nữa. Cậu xoa nhẹ mắt, quay lại nằm xuống giường, không lâu sau đó, Nghiêm Dung Chi đã tắm gội xong bước ra ngoài.
Cậu ngửa đầu mơ màng nhìn đối phương, theo bản năng thuận theo để Nghiêm Dung Chi ôm vào lòng, chủ động dựa mặt lại gần, nhẹ nhàng áp sát vào lồng ng.ực trước mặt.
Nghiêm Dung Chi chăm chú nhìn thiếu niên gần như chẳng thể mở mắt nỗi, tựa cằm lên đầu cậu, thấp giọng nói: "Ngủ đi em."
Lâm Thù Văn nhắm mắt, mơ mơ màng màng nắm lấy ngón tay trên eo mình: "Chàng cũng ngủ đi, Nghiêm Dung Chi..."
Ôm thiếu niên ngoan ngoãn mềm ấm trong lòng, Nghiêm Dung Chi nhắm mắt, cơn buồn ngủ nhanh chóng đánh úp.
So với việc uống thuốc, hay dùng các biện pháp khác để tìm giấc ngủ, không bằng ôm Lâm Thù Văn ngủ, hiệu quả tốt hơn nhiều.
******
Trong thôn, thu hoạch vụ thu kéo dài hơn hai tháng, Lâm Thù Văn đôi lúc sẽ qua giúp đỡ, nhưng phần lớn thời gian đều ở trong sân điêu khắc gỗ, cố gắng phục hồi những chỗ bị hư hại trên gỗ đàn về hình dáng tốt nhất như ban đầu.
Từ ca nhi và Trịnh ca nhi vội vàng thu hoạch vụ thu, đã không đến học chữ một khoảng thời gian. Ba đứa nhỏ Triệu gia học đủ một tháng, sau khi vào thu cũng vội đi gặt hái lương thực, sau đó cũng không có tới nữa.
Đứa thứ hai và đứa thứ ba có năng lực học tập nhất, nên Triệu Lục Tử định nhờ vào vụ thu năm nay thu hoạch nhiều, tích cóp chút tiền, đầu xuân năm sau sẽ đem anh hai và em út đến trường tư thục trong thành, anh cả thì ở lại làm việc với mình, học cách buôn bán.
Vì muốn tỏ lòng biết ơn với Lâm Thù Văn, Triệu gia đưa tới không ít lương thực và lạp xưởng, vào lúc ngày mùa còn ở khắp nơi khen ngợi tấm lòng lương thiện của Lâm Thù Văn với thôn dân.
Trước mắt, trong thôn không chỉ còn mỗi mình Lâm Thù Văn biết chữ, Từ ca nhi và Trịnh ca nhi cũng đọc được một ít chữ, có thể viết thư nhà, nếu muốn gửi thư cho thân nhân, bằng hữu bên ngoài, thôn dân không cần lần nào cũng tìm Lâm Thù Văn viết, tìm hai ca nhi viết cũng được.
Lúc Lâm Thù Văn ra ngoài, trên đường gặp được một người.
Đối phương hỏi cậu: "Tiểu Lâm tiên sinh, ngươi không tức giận sao? Ban đầu trong thôn chỉ có mình ngươi biết chữ, mọi người đều tìm ngươi để viết thư, nhưng bây giờ Từ ca nhi và Trịnh ca nhi cũng viết được, không phải là đang lấy đi công việc của tiểu tiên sinh sao?"
Đáy mắt Lâm Thù Văn mang theo ý cười thẹn thùng, đáp lại: "Không tức giận."
Thiếu niên cười, người hỏi cậu tức khắc im lặng.
Bọn họ thậm chí còn cảm thấy mình phỏng đoán có hơi ác ý, đối với thiếu niên trắng nõn sạch sẽ, thiện lương lại dịu ngoan trước mặt là một loại vũ nhục, ngay lập tức nuốt hết những lời muốn nói vào bụng.
******
Hôm nay trời hơi âm u, từ sớm Lâm Thù Văn đã khắc gỗ hết ba canh giờ, thẳng đến khi cánh tay tê mỏi, cậu nhếch miệng, hơi giơ cánh tay lên liền cảm thấy không quá thoải mái.
Lâm Thù Văn đến chậu nước bên cạnh rửa tay, lại không chịu được mà xoa đôi mắt khô khốc.
Ban ngày Nghiêm Dung Chi lên núi, đến chạng vạng mới về, cậu liền một mình về phòng ngủ một lát.
Sau khi tỉnh lại, còn một canh giờ nữa mới đến lúc mặt trời lặn, Lâm Thù Văn nói với quản sự mình ra ngoài đi dạo một chút.
Quản sự nói: "Công tử đã bận rộn nửa ngày rồi, đúng lúc có thể ra ngoài giải sầu."
Lại nói: "Hôm nay trong thôn có buổi tụ họp, công tử có thể qua đó xem thử."
Vì thế, Lâm Thù Văn đem theo túi tiền đến chỗ họp thôn, những sạp lớn bé khác nhau bày cả một đường, nhà Mạc Bố còn mở quán bán vịt.
Mạc Bố đang ngồi trên hòn đá trông quán, thấy cậu tới, vội giơ tay đón tiếp.
Lâm Thù Văn đến sạp của Xảo thẩm mua mấy cái bánh táo cùng bánh hoa quế trước, chia cho Mạc Bố hai cái, còn ngồi trước quán vịt nói chuyện với nó một lát.
Mạc Bố nói: "Nương ta chuẩn bị về nhà nấu cơm, còn dặn ta nếu trời tối vẫn chưa bán hết vịt thì đem về nhà, chờ mấy ngày nữa sẽ đem mấy con vịt này đổi chút đồ ăn Tết với mấy thúc bá khác."
Vừa nghe ăn Tết, Lâm Thù Văn liền có hơi hoảng hốt.
Trong vô thức, cậu đã về quê được một năm rồi, trong một năm này, cậu còn tự mình làm chuyện lớn trong đời.
Nhớ tới Nghiêm Dung Chi, Lâm Thù Văn đứng dậy tạm biệt Mạc Bố, rồi dạo sang mấy sạp khác.
Có ngư dân bán cua đồng rất lớn, dùng dây thừng cột chắc đặt trên sọt cá, một cái sọt cá đựng hai con, Lâm Thù Văn bỏ tiền mua bốn con.
Ngư dân cười nói: "Đám cua đồng này nhìn vậy thôi chứ nhiều gạch lắm, tươi ngon, béo tốt, ăn ngon lắm."
Mỗi tay Lâm Thù Văn xách một cái sọt cá, điểm tâm được gói trong giấy dầu treo ở bên hông, trước khi hoàng hôn buông xuống liền về nhà.
Nghiêm Dung Chi xuống núi về nhà, vội vàng rửa sạch bụi bẩn, thay quần áo, đang định ra ngoài đón thiếu niên đi dạo họp thôn, liền thấy Lâm Thù Văn xách theo cua đi lên thềm đá ngoài cửa.
Lâm Thù Văn mím môi cười cười: "Ta mua cua đồng, còn có điểm tâm nữa."
Quản sự nhận lấy hai cái sọt cua đồng lớn, Lâm Thù Văn đến cạnh giếng múc nước rửa sạch, rồi gỡ bao giấy dầu bên hông xuống, đưa điểm tâm cho Nghiêm Dung Chi.
"Mua của Xảo thẩm."
Tuổi này của Nghiêm Dung Chi cũng không còn thích ăn điểm tâm nữa.
Nhưng điểm tâm này là tâm ý của Lâm Thù Văn, nên hắn sẽ nhận lấy.
Bánh hoa quế và bánh táo, mỗi loại đều còn một cái, Nghiêm Dung Chi ngồi dưới tàng cây, bẻ một nửa đút Lâm Thù Văn ăn, mình thì ăn một nửa còn lại.
Lâm Thù Văn đột nhiên hỏi: "Nghiêm Dung Chi, có phải chàng không thích ăn điểm tâm này không?"
Người mua điểm tâm của Xảo thẩm đa số đều là tiểu hài tử.
Nghiêm Dung Chi uống trà: "Không đâu."
Lại nói: "Tâm ý của Thù Văn, ta đương nhiên thích."
Lâm Thù Văn trái lại nghĩ, mình hình như cũng giống thế.
Nghiêm Dung Chi thích mua quần áo cho cậu, luôn giám sát cậu ăn cơm.
Nhưng cậu chưa bao giờ cảm thấy chán ghét, bởi vì bản thân đã thành thân với đối phương, hai người muốn sống cùng nhau, vậy phải học được cách tiếp nhận tâm ý của đối phương.
Tác giả có lời muốn nói:
Cùng nhau hòa hợp!
Sắp có chút bất ngờ!