Sinh Hoạt Bình Thường Của Tiếp Dẫn Giả (Dịch)

Chương 1351 - Chương 1351: Tôi Đánh Mất Mẹ Rồi

Chương 1351: Tôi Đánh Mất Mẹ Rồi Chương 1351: Tôi Đánh Mất Mẹ Rồi

Người trung niên tên là Tống Tân Đức, người Nam Hồ gần Hợp Châu, lớn lên ở nông thôn, ba mất từ nhỏ, do một tay mẹ nuôi ông ta khôn lớn.

“Lúc còn nhỏ nhà chúng tôi rất nghèo, chúng tôi thậm chí không dám thắp đèn dầu. Buổi tối mẹ phải mượn ánh trăng để làm thêm công việc may vá.

“Trong nhà thiếu ăn, để bổ sung dinh dưỡng mà mẹ phải lội ao vào mùa đông bắt ốc về hấp trứng cho tôi ăn. Hai bàn tay mẹ tôi lạnh đến nứt nẻ ra. Đến bây giờ tay bà ấy vẫn còn những vết sẹo do nẻ da. Thành thật mà nói, món ăn đó không ngon chút nào, còn khó tiêu nữa chứ…”

“Lúc đi học còn không đủ tiền mua cặp sách, thế là bà ấy dùng áo cũ của ba để may cho tôi. Học phí đều là mỗi ngày tích góp từng đồng từng cắc mà có.”

“Bây giờ đất nước đã phát triển hơn, từ cấp một đến cấp hai đều không cần đóng học phí nữa. Lúc đó chúng tôi vẫn phải đóng học phí, tuy không nhiều nhưng thời đó nhà ai cũng nghèo nên khoản tiền đó là một gánh nặng đối với mỗi gia đình. Rất nhiều học sinh đều thiếu tiền nhà trường, cậu từng thấy qua cảnh thầy cô theo sau học sinh để đòi tiền học phí chưa?”

“Tuy nhà chúng tôi nghèo nhưng tôi chưa từng nợ học phí của trường, vì mẹ tôi có phải nhịn ăn nhịn uống cũng phải chuẩn bị từ sớm tiền học phí cho tôi…”

“Mẹ tôi nói nhà bà ấy bao đời nghèo khó, không dễ gì đến đời tôi mới được học hành nên phải ráng học. Bởi chỉ có chăm chỉ học hành mới có thể thoát khỏi cái nơi nghèo khó này ...”

“Nhưng tôi lại không được tài giỏi ...”

Những người tầm bốn năm chục tuổi khi nhắc đến mấy chuyện này thường không hai mắt ửng đỏ.

Hà Tứ Hải không ngắt lời ông ấy, chỉ lẳng lặng nhìn Kim Hoa Hồ trước mặt, chờ ông ấy từ từ bình tĩnh trở lại.

Hà Tứ Hải định đến Bích Hồ Sơn Trang nhưng không ngờ lại gặp ông ấy trên đường, thế là hai người ngồi bên hồ trò chuyện.

Một lúc sau, tâm trạng của Tống Tân Đức mới bình tĩnh trở lại, ông tiếp tục nói: “Mặc dù cách nghĩ của mẹ tôi rất hay, nhưng tôi không tài cán gì, học hành không được. Khi lên cấp hai, tôi không muốn đi học nữa nên suốt ngày toàn trốn học ...”

“Cô giáo gọi điện mời mẹ tôi mấy lần nhưng tôi vẫn chứng nào tật nấy. Cuối cùng mẹ tôi tức giận lên rồi đánh tôi một trận đau. Từ nhỏ đến giờ bà ấy chưa từng đánh tôi nặng như vậy. Lúc đó tôi chống đối dữ lắm, hoàn tàn không hiểu nổi khổ tâm của mẹ...”

“Lúc đó tôi rất tức giận. Trong cơn bùng nổ, tôi đã leo lên xe tải chở hàng đi về phía nam ...”

“Nói ra thì số tôi cũng tốt. Dù chịu nhiều khổ cực nhưng cũng gặp được nhiều người tốt. Tôi học việc trong một xưởng cơ khí ở miền Nam. Làm việc hết hai năm, hai năm đó tôi đều không về nhà…”

“Nhưng có một năm đón Tết, người đồng nghiệp học việc với tôi mang về rất nhiều lạp xưởng. Đống lạp xưởng ấy đều do mẹ cậu ta làm, nói rằng sợ cậu ta ở bên ngoài ăn uống không đàng hoàng…”

“Tôi thèm quá nên năn nỉ cậu ta cho tôi thử một chút… Mẹ tôi Tết năm nào cũng thích làm lạp xưởng nhưng vì nhà nghèo nên mỗi lần bà chỉ làm một ít. Tất cả đều dành cho một mình tôi ăn…tôi…tôi nhớ mẹ…”

“Vậy nên tôi đã nói với sư phụ một tiếng, ngày hôm sau tức tốc về nhà. Tôi tự nghĩ, khi về đến nhà sẽ quỳ dưới gối bà ấy nhận sai rồi cho bà ấy tuỳ ý đánh mắng tôi...”

“Nhưng khi tôi về đến nhà thì đã gặp bà ấy ngay đầu làng. Bà ấy không mắng hay đánh tôi, mà chỉ nói với tôi về rồi à?”

“Con về rồi.”

Tống Tân Đức dường như thấy lại những gì đã xảy ra ngày hôm đó.

Ông ta xách theo chiếc túi du lịch, toàn thân toát lên vẻ trải đời, lo lắng nhìn mẹ đang tiến lại gần.

“Mẹ ... Mẹ ...” Tống Tân Đức lắp bắp gọi.

“Quay về thì tốt. Quay về thì mẹ yên tâm rồi. Con ốm rồi, cũng cao lên rồi...”

“Mẹ…”

“Aizz ... về nhà thôi.”

Mẹ quay người đi về phía ngôi làng, Tống Tân Đức vội xách túi đi theo sau, đồng thời lặng lẽ ngắm nhìn mẹ mình.

Dường như chả có gì thay đổi trừ mái tóc đã bạc thêm đôi chút của mẹ, Tống Tân Đức thở phào nhẹ nhõm, nhưng đồng thời trong lòng cũng trở nên vui vẻ.

“Mẹ ơi, Tết năm nay nhà mình có làm lạp xưởng không?”

“Sau này tôi mới biết mình nào có tình cờ gặp mẹ. Nghe dân làng kể hai năm tôi đi biệt tăm, ngày nào mẹ cũng đợi tôi ở đầu làng, đợi tôi trở về.” Tống Tân Đức quay đầu cười nói với Hà Tứ Hải.

“Ông là đứa con trai duy nhất của mẹ ông, là tất cả gửi gắm của bà ấy. Ông bỏ đi không nói năng gì, bà ấy đau lòng biết bao nhiêu chứ.” Hà Tứ Hải nói.

“Chính vì lý do đó mà lần quay về ấy tôi không đi nữa. Tuy tôi đã học việc hai năm nhưng lại không học được gì. Nhưng hàn nối đơn giàn thì tôi vẫn biết, thế là tìm một công việc ở xưởng làm dây xích trên trấn.”

“Mẹ tôi vui lắm, mẹ nói tôi học không được thì học lấy cái nghề, sau này không lo cái ăn, nói tôi giỏi, gặp ai cũng nói…”

Bây giờ nhớ lại, Tống Tân Đức vẫn cảm thấy xấu hổ.

“Các xưởng làm dây xích trên trấn của chúng tôi đều là các xưởng nhỏ, công việc không có nhiều kỹ thuật. Tôi làm chưa đến hai năm đã học hết những thứ có thể học rồi, thế là nghĩ chi bằng tự mình làm, phụ người khác làm cũng không kiếm được mấy đồng…”

“Thế là tôi tự mình mở một xưởng làm dây xích nhỏ. Lúc đó tôi còn trẻ, sức khoẻ dồi dào lại say mê nghiên cứu tìm tòi, một lòng muốn kiếm tiền để mẹ có cuộc sống tốt hơn, để mẹ tự hào về tôi. Nhờ sự nỗ lực của tôi mà xưởng làm ăn ngày càng phát đạt…”

“Dần dần xưởng của tôi trở thành xưởng sản xuất dây xích lớn nhất trong trấn. Cuộc sống đương nhiên cũng tốt lên, mẹ tôi nói chuyện với người ta cũng mạnh dạn hơn.”

“Nhưng con người chính là không biết đủ. Tôi muốn xây dựng một xưởng lớn hơn, kiếm nhiều tiền hơn. Thế là chuyển xưởng đến Giang Tô, ở đó có rất nhiều xưởng sản xuất dây xích, kỹ thuật tiên tiến cũng nhiều hơn, hệ thống sẽ càng hoàn thiện hơn…”

“Tôi bắt đầu kinh doanh khá sớm. Dù trải qua nhiều thăng trầm, cuối cùng tôi cũng tích được ít sản nghiệp, có công xưởng của riêng mình, mua nhà, kết hôn rồi có con ...”

“Nhưng…nhưng tôi đã đánh mất mẹ của mình...”

Tống Tân Đức ôm đầu, đau khổ khóc.

“Vợ tôi chê mẹ chồng quê mùa, luộm thà luộm thuộm. Mê tôi lại không quen sống ở thành phố nên về quê ở một mình. Mỗi năm chỉ lúc Tết tôi mới về thăm bà một lần, có khi còn vội vã rời đi…”

“Ngày tôi ngã quỵ vì nhồi máu cơ tim, rất nhiều suy nghĩ thoáng qua trong đầu tôi. Lúc này tôi chợt nhận ra mình đã chết. Điều duy nhất khiến tôi không yên tâm chính là mẹ, bà ấy già rồi, không ai chăm sóc, không thể thiếu tôi được...”

“Còn vợ con ông thì sao?” Hà Tứ Hải hỏi.

Tống Tân Đức lắc đầu, im lặng một hồi lâu. Hà Tứ Hải cũng không hỏi thêm nữa.

“Giờ tôi nghĩ, nếu có thể thu xếp ổn thoả cho mẹ, có người chăm sóc bà ấy, tôi có thể yên tâm lên đường rồi. Cả đời này người tôi thấy có lỗi nhất chính là bà ấy …”

“Ừm, tâm nguyện này của ông không khó, tôi sẽ tiếp nhận nó.” Hà Tứ Hải nói.

Cậu ta có quỹ từ thiện của mình, chỉ cần tìm viện dưỡng lão tốt cho bà cụ, mỗi năm trích chút tiền quỹ ra trả phí là được.

“Cảm ơn.” Tống Tân Đức nói cảm ơn từ tận đáy lòng.

Ông ấy đưa đồng hồ trong tay cho Hà Tứ Hải: “Đây là lần đầu tiên tôi kiếm tiền, dẫn bà cụ đi dạo phố được bà ấy chọn giúp. Nó vẫn bên tôi đến tận bây giờ. Giờ đây tôi không dùng được nữa, tặng cậu coi như thù lao vậy.”

Hà Tứ Hải không khách sáo, đưa tay nhận lấy.

------

Dịch: MBMH Translate

Bình Luận (0)
Comment