Chương 401 : Tây Hải Thiên Tông
Chương 401 : Tây Hải Thiên TôngChương 401 : Tây Hải Thiên Tông
Nhất Trần 2
Đây là Nhất Trân hòa thượng, vị "Tâm sư” huyền thoại, một trong ba người đứng đầu Thiền tông đó ư ?
Chẳng nghe thì thôi chứ nghe ông báo pháp danh ai nấy đều nhất tề hít sâu một hơi khí lạnh. Không chỉ Kiến Sầu mà ngay cả tu sĩ hai tông Âm - Dương mặt mũi cũng biến sắc.
Kể ra thì trong số những người nổi tiếng trên toàn Thập Cửu Châu này, tam sư Thiền tông cũng đã là những nhân vật có tiếng tăm vang dội rồi huống chỉ đây lại còn là vị sư đứng đầu trong ba người họ ?
Đại năng phản hư, đối với tam sư thật ra chỉ tính là hạng cò con, nhưng đối với tu sĩ thường thường và các lão quái nguyên anh xuất khiếu mà nói thì đây lại là cảnh giới cao siêu khó mà mơ tới I
Bầu không khí thoáng cái liền yên tĩnh trở lại. Hai tông Âm - Dương và Thiền tông từ xưa đến nay quan hệ không tệ, huống chi nơi này vốn lại còn có mặt đệ tử của Côn Ngô - Nhai Sơn nên bọn họ lại càng không dám vọng động mà chỉ im lặng quan sát.
Kiến Sầu khẽ cau mày liếc mắt nhìn nữ yêu đang đứng phía sau Nhất Trần hòa thượng. Kể cũng lạ. Những người khác cố ky Nhất Trân hòa thượng thôi thì cũng dễ hiểu nhưng không hiểu tại sao biết ông cứu mạng mình mà nữ yêu này mặt mũi lại có vẻ sờ sợ thế kia 2
Hơn nữa từ khi Nhất Trần hòa thượng xuất hiện, nàng ta vẫn đứng yên một chỗ chứ không tìm cách trốn nữa.
Nàng ta không muốn hay là trốn không được ? Kiến Sầu thoáng nghĩ như vậy. Nàng đảo mắt nhìn hai người một lượt rồi cuối cùng lại chú mục quan sát Nhất Trần. Vị hòa thượng đại danh đỉnh đỉnh này ra tay thật kinh người. Chỉ một cân một chỉ Niêm Hoa là đã dễ dàng phá tan Phiên Thiên Ấn của nàng. Vậy nên không thể khinh thường.
Có điều trông tướng mạo cũng hiền lành, nói năng nhã nhặn, mắt nhìn từ bi, so với tăng nhân Tân Mật Tuyết Vực thì khác xa một trời một vực. Nhưng vì vị hòa thượng này can thiệp vào chuyện của mình nên ấn tượng của Kiến Sầu về ông không tốt mà cũng chẳng xấu.
Sau một hồi quan sát, nàng cười nói : "Nghe tiếng tâm sư Thiền Tông Nhất Trân hòa thượng đã lâu, hôm nay có dịp diện kiến quả là danh bất hư truyền, Kiến Sầu vô cùng kính mộ. Nhưng đại sư nói vậy Kiến Sầu lại không hiểu lắm."
Đây là lần đầu tiên Nhất Trân hòa thượng gặp Kiến Sầu, người nữ tu tuổi còn trẻ mà đã nổi danh khắp Thập Cửu Châu. Mới gặp mặt ông đã thầm khen, sau nhìn kỹ cảnh giới, thấy nó quái dị mới càng thấy chấn kinh hơn.
Thật đúng là khiến người phải tâm phục khẩu phục...
Côn Ngô và Nhai Sơn rốt cục vẫn luôn là cây cao bóng cả phủ trùm toàn Thập Cửu Châu. Hai mươi năm nay, hạt cải tu di, vật chí bảo của Thiền Tông, thất lạc ở đâu không rõ, khiến hai vị thiên kiêu này cũng mất tăm mất tích theo. Tuy về lý thì đúng là Liễu Không có ý muốn cứu người, phía Côn Ngô - Nhai Sơn vì thế không nói tiếng nào nhưng Nhất Trần ít nhiều cũng cảm thấy áy náy trong lòng.
Hôm nay, ông đang nhập định trong thiên phòng thì chợt nghe thấy luồng khí tức quen thuộc của hạt cải tu di, sau đó tra xét vị trí mới biết nó đang ở ranh giới của hai tông Âm - Dương. Mọi chuyện sáng tỏ, Nhất Trần không dám chậm trễ, chỉ dặn sơ đệ tử đôi câu rồi liền thi triển thuật Đại Na Di, đến nơi thì vừa hay cản được Kiến Sầu.
"A di đà phật !" Trước câu hỏi của Kiến Sầu, ông chỉ niệm một tiếng rồi đáp : "Yêu nữ đúng là do bần tăng tình cờ điểm hóa. Thật không ngờ lại dẫn tới nghiệp quả như thế này. Nếu nói nàng ta và Kiến Sầu tiểu hữu có chút liên quan thì cũng không sai. Nhưng ở đây không tiện giải thích cặn kế ngọn nguồn, chẳng hay có thể mời các vị tiểu thí dụ quá bộ đến Thiền Tông được chăng ?"
Nữ yêu này thế mà lại do Nhất Trân hòa thượng điểm hóa ư ?
Nói cách khác, nàng ta có mặt trên đời là nhờ Nhất Trần điểm hóa nên mới thành ra như vậy sao ?
Kiến Sầu hơi ngạc nhiên, trong lòng mơ hồ cảm thấy chuyện này khá đặc biệt, nhất thời nửa khắc chẳng có lý gì từ chối được. Vả lại trước mặt bao tu sĩ, thân là người đứng đầu tam sư Thiền Tông, Nhất Trần hòa thượng không thể nào dối gạt nàng được.
Huống chỉ...
Nàng muốn bắt nữ yêu này lại là vì muốn biết đầu đuôi ngọn nguồn ra sao. Nhưng nàng ta lại cứng đầu cứng cổ, hoàn toàn không có ý chịu thua. Thấy để sống cũng vô dụng nên vừa rồi nàng mới ra tay định giết. Song bây giờ Nhất Trần đã mở lời, nàng dĩ nhiên không còn băn khoăn gì nữa.
Kiến Sầu thoáng cân nhắc rồi đáp : "Đại sư đã có lời mời, thật không dám từ chối. Vậy phiên ngài đưa đường dẫn lối cho."
Tạ Bất Thân đứng kế bên không nói tiếng nào. Vừa rồi Nhất Trần hòa thượng có nói rõ ràng "các vị tiểu thí chủ", thế tức là y cũng được mời. Có điều y chưa nói mình có đồng ý hay không, chỉ duy có ánh mắt thâm trâm là quét nhìn Kiến Sầu, nữ yêu và Nhất Trần một lượt. Nữ yêu kia vẫn đứng sau lưng Nhất Trần, tựa hồ như bị giam lại ở đó vậy.
Thực ra nếu Nhất Trần đã ra mặt thì dĩ nhiên sẽ không để cho nàng ta tẩu thoát. Vì vậy ngay khi vừa hiện thân trên hồ Lưỡng Nghi, hóa giải chưởng pháp của Kiến Sầu để cứu người thì cùng lúc đó ông đã thi thuật, vạch ra giới hạn khiến cho nàng ta không thể nào trốn được.
Thấy Tạ Bất Thần không nói gì, Nhất Trần bèn cho là y đồng ý. Ông mỉm cười bảo : "Vậy, xin các vị chờ một chút."
Kiến Sầu và Tạ Bất Thần ngạc nhiên, không biết "chờ một chút" để làm gì. Cả hai còn đang thắc mắc thì đã thấy Nhất Trần xoay người đi.
Ban nãy là Niêm Hoa chỉ, còn bây giờ các ngón tay co co bấm bấm, thoắt cái đã kết thành dạng hoa sen chớm nở hướng về một điểm trên đường ranh giới cong cong phân giữa hai vùng trắng đen của hồ Lưỡng Nghi.
"Ông..."
Đường cong này không đen mà cũng chẳng trắng. Do có sự giao thoa âm dương nên khí tức toát ra có vẻ hơi hỗn tạp, linh thức của người bình thường không thể nào xuyên thấu nổi.
Nhưng ngay khi thủ chỉ của Nhất Trần hướng về đó thì bên trong chợt ánh lên một đốm sáng vàng vàng nhỏ như hạt bụi !
Một đường hỗn độn !
Một thế giới nhỏ bé !
Nó chính là hạt cải tu di mắt thường khó thấy chứ chẳng phải là cái gì xa lạ I
Khí tức này rất quen thuộc. Coi nhỏ như vậy nhưng nó lại có thể chứa được núi tu di, nạp được cả một vùng biển mênh mông cuộn sóng. Trong khoảnh khắc, Kiến Sầu và Tạ Bất Thần cũng có thể cảm giác được. Sau khi thi triển Đại ngũ hành phá cấm thuật để thoát ra ngoài, bọn họ chẳng nhìn thấy hạt cải này đâu nữa. Hóa ra là nó nằm trong đường giao thoa giữa hai vùng âm dương hỗn độn này.
Thoắt cái, hạt cải tu di đã về tới đầu ngón tay Nhất Trân. Ngón tay đó vừa nhẹ nhàng xếp lại thì hào quang từ hạt cải vụt tắt, chẳng còn thấy vật đâu nữa. Dĩ nhiên là đã bị Nhất Trân cất đi rồi. Nó vốn là chí bảo của Thiền Tông, hơn nữa từ trước đến nay đều do ông cất giữ nên chẳng cần phải phân bua giải thích làm gì.
Sau đó, Nhất Trân hòa thượng mới xoay người chắp tay thủ lễ trước các trưởng lão và chúng đệ tử hai tông Âm - Dương đang đứng phía sau, giọng điệu có phần áy náy : "Lần này đường đột xông vào cấm hồ Lưỡng Nghi của quý môn, thật quả đã gây phiền toái cho các vị. Hiện tại bân tăng công việc bộn bê, ngày sau nhất định sẽ đến tận nơi tạ lỗi. Xin các vị rộng lòng châm chước !'
"Nhất Trần đại sư khách khí quá ! Chút chuyện nhỏ như thế này có đáng là gì."
"Chưởng tông chúng tôi nếu biết đại sư đến đây sẽ mừng không hết ấy chứ. Vả lại chư vị chỉ vì tình thế bức bách mà phải đến hồ Lưỡng Nghi, cũng chẳng có ác ý, sao dám trách được ?"
Trưởng lão hai tông đều là người biết điều, nghe Nhất Trân nói vậy thì rối rít đáp lời tỏ vẻ không sao. Dù gì Nhất Trân hòa thượng cũng là người đức cao vọng trọng, thứ hai ông không có ý xấu, với lại cho dù có đi nữa thì với năng lực như hiện tại, bọn họ cũng không tài nào đánh lại đại năng phản hư. Cho nên thay vì sĩ diện ra oai, chẳng thà tỏ ra rộng lượng còn hơn, khiến Thiên Tông phải mang ơn cũng tốt. Người ta tính toán ra sao lẽ nào Nhất Trâng mang danh "Tâm sư" lại không biết, chỉ có điều là không để bụng mà thôi.
Mọi việc thế là đã dàn xếp xong xuôi. Ông bèn cám ơn rồi ngoái đầu nói với Kiến Sầu và Tạ Bất Thần : "Vậy mời hai vị thí chủ cùng bần tăng quá bộ đến Thiền Tông."
Lời vừa dứt thì ống tay áo đã phất lên, đài sen dưới chân liền phóng lớn bao trùm cả hai người bọn họ rồi biến mất trong nháy mắt.
Trên hồ Lưỡng Nghi chẳng còn bóng dáng một ai, có chăng là bóng hào quang vàng vàng của đài sen đang từ từ mờ đi trong không trung...
Tu sĩ hai tông Âm - Dương nào đã có dịp nhìn thấy thuật pháp như vậy. Nhất thời ai nấy đều chấn kinh thán phục không thôi.
Kiến Sầu ở trong đài sen còn cảm thấy rúng động hơn. Khi bị nó cuốn đi thì không gian chấn động khủng khiếp, cả người tựa như bị cuốn vào trong một dòng nước lũ. Đến khi định thần lại thì trước mắt đã là một khoảng trời mới.
Xa xa văng vẳng tiếng sóng vỗ rì rầm. Không gian âm ẩm hơi nước, đượm chút vị mặn của biển. Sừng sững phía trước là một dãy núi không cao lắm. Từ dưới chân núi có một con đường khá rộng uốn mình vươn lên cao, bậc thang cái nào cái nấy lần lượt nối nhau cho đến giữa lưng chừng núi chỗ có miếu thờ.
Qua khỏi cổng là thấy điện Thiên Vương, hai bên có đài chuông. Phía sau đền miếu trùng trùng điệp điệp, tuy nhiều nhưng trông không có vẻ chật chội rối mắt, phòng ốc tường vàng mái ngói lưu ly. Đó đây thi thoảng còn có mấy gốc bồ đề cành lá tươi tốt sum xuê.
Cả một khu thiền viện nằm xen giữa nơi non xanh nước biếc trông vừa thoát tục vừa hữu tình.
"Đây là tây hải, tổ đình của Thiền Tông."
Nhất Trần đứng cách hai người không xa lắm. Ông khẽ gật đầu rồi bước lên bậc thang nơi chân núi đi trước dẫn đường.
Nữ yêu nhìn thấy khu thiền viện thì sắc mặt trở nên khó coi. Nhưng đã đến nước này, nàng ta cũng chẳng nói gì được, hai chân cứ thế mà vô thức bước theo Nhất Trần.
Còn Kiến Sầu và Tạ Bất Thần thì trong lòng như có sóng cuộn biển gầm : Là người đã trải qua nguyên anh, cả hai đều biết rất rõ khoảng cách tối đa của "thuấn di". Theo lý thì từ giao giới hai tông Âm - Dương tới tây hải Thiền Tông không thể nào đi thẳng một hơi được I
Quãng đường dài kinh hồn như vậy...
Ít nhất cũng phải "Na Di" chứ chẳng chơi I
Người ta thường nói đến trúc cơ là biết ngự khí, kim đan ngự không, nguyên anh thuấn di, xuất khiếu na di. Xếp đầu bảng bia Thất Trọng Thiên, Nhất Trần hòa thượng là đệ nhất tu sĩ phản hư có thực tài thực sự. Riêng khả năng na di mang cả ba người vượt qua một khoảng không dài như vậy đã tuyệt không phải là chuyện bình thường.
Phải chăng đây mới đúng là "đại năng" thực sự sao 2
Sự việc tuy trông đơn giản nhưng quan niệm về "đại năng" của Kiến Sầu lại càng thêm tinh tế hơn trước.
Nàng không nói gì, chỉ cất bước đi theo Nhất Trần.
Cả ba người cứ thế lên núi. Thi thoảng trên đường họ lại gặp vài người hành hương đi xuống. Ai nấy thấy Nhất Trần hòa thượng thì đều cung kính lễ độ chứ không sợ sệt kiêng ky, thái độ tôn sùng coi như thần thánh lại càng tuyệt nhiên không có. Họ chỉ chắp tay cúi người kính cẩn chào một tiếng rồi lại tiếp tục cất bước mà thôi. Tất cả đều hoàn toàn khác xa với những gì Kiến Sầu thấy được ở Tuyết Vực.
Đến khi lên núi thì có nhiều tăng nhân hơn, người bận bịu gấp gáp qua lại cũng không ít. Màu áo của họ tất cả đều không đồng nhất, nhưng nếu nhìn tu vi mà xét thì biết là thân phận và lai lịch khác nhau. Trong số đó có kẻ là tiểu sa di mới nhập môn và cũng có cả đại sư tu vi khá cao. Thấy Nhất Trần hòa thượng dẫn khách về, hơn nữa lại còn có hai người giống hệt nhau, họ cũng hơi ngạc nhiên nhưng ánh mắt rất bình thản, không ác ý và tuyệt chẳng có vẻ gì là vô lễ. Người nào tình cờ chạm mặt cũng đều hành lễ chào hỏi. Dù là ai đi nữa, Nhất Trần hòa thượng đều điềm đạm đáp lại, khiến Kiến Sầu thấy cũng phải nể.
Khi đến trước điện Thiên Vương, Nhất Trân bắt đầu đi chậm lại. Từ trong có một vị sư sắc diện nghiêm nghị bước ra. Người này mày rậm mắt to, trông vô cùng mực thước. Ông thoáng nhìn khách đến rồi chắp tay chào, nhưng khi mở lời thì lại là hỏi Nhất Trần : "Nhất Trần sư đệ, đây là..."
"A di đà phật ! Hai vị thí chủ này là Kiến Sầu Nhai Sơn và Tạ Bất Thần Côn Ngô. Còn đây là nữ yêu mà trước kia ta đã tình cờ điểm hóa."
Nói xong, Nhất Trần thở dài, đoạn lại giới thiệu vị sư kia : "Các vị thí chủ, đây là phương trượng Thiên Tông, sư huynh của bần tăng, pháp danh Vô Cấu."
Phương trượng Vô Cấu !
Đây cũng là một trong ba vị tam sư của Thiền Tông !
Trước kia Kiến Sầu có nghe qua danh tiếng ba người : Nhất Trần hòa thượng là tâm sư, phương trượng Vô Cấu là giới sư, còn thiền sư Tuyết Lãng là tình sư. Trong ba người họ thì Tuyết Lãng có tu vi cao nhất, Vô Cấu giữ trì giới cực nghiêm còn Nhất Trần thì thông tuệ hiểu biết rộng nhất.
Có thể nói, trên khắp Thập Cửu Châu này, gặp được ba vị đại năng như vậy thật không phải chuyện dễ. Nhưng ở Thiền Tông này, chỉ cần đứng trước điện Thiên Vương, nếu Kiến Sầu không lầm thì vừa rồi họ vẫn có thể nói chuyện đôi câu với khách đến viếng chùa dâng hương, trông chẳng có vẻ gì là một bậc đại năng cao cao tại thượng cả.
"Bái kiến Vô Cấu phương trượng."
Trong lòng tuy cảm thấy Thiền Tông và những nơi khác hoàn toàn không giống nhau nhưng Kiến Sầu cũng không quên cung thân chắp tay thi lễ cho phải phép.
Nữ yêu kia thì chỉ lấy mắt nhìn chứ tuyệt không nhúc nhích một mảy. Trái lại Tạ Bất Thần xưa nay vốn vô cùng mực thước nên cũng không thiếu phần lịch sự.
Vô Cấu vốn là người nguyên tắc, thấy hai người hành lễ thì sắc mặt cũng không vì vậy mà dịu đi mà trái lại chân mày càng cau lại. Ông đưa mắt nhìn nữ yêu sau lưng Nhất Trần hỏi : "Đây là nữ yêu mà đệ đã điểm hóa đó sao ?"
"Đúng vậy !" Nhất Trân không phủ nhận, chỉ bước tránh ra, nói : "Xin phiền sư huynh dẫn nàng ta tới phật điện Vãng Thiên. Đệ còn bận tiếp các vị tiểu hữu đây, có nhiều chuyện cần phải giải thích đầu đuôi ngọn nguồn cho họ hiểu."
Từ trước đến nay, tuy Vô Cấu là phương trượng, mang tiếng là quản lý mọi việc đối nội đối ngoại trong Thiền Tông nhưng bởi tính ông quá nghiêm khắc cứng nhắc nên có khi không tiện can thiệp. Gặp phải trường hợp như vậy, thường thường Nhất Trần hòa thượng sẽ thay ông xử lý. Dần dà họ tách ra : Vô Cấu đối nội, còn Nhất Trần đối ngoại. Vì vậy, trước lời đề nghị của Nhất Trần, phương trượng Vô Cấu cũng không có ý kiến gì, chỉ đưa mắt nghiêm nghị nhìn nữ yêu, vừa giơ tay ra một cái thì nữ yêu kia đã tới bên người.
Mặt mũi nàng ta vẫn giống Kiến Sầu như hai giọt nước chứ không phải trước mặt cao nhân mà hiện nguyên hình. Lúc đến cạnh phương trượng Vô Cấu, nàng ta liền giương mắt nhìn thẳng Kiến Sầu.
Ánh mắt ấy sao mà quen thuộc I
Xưa kia Kiến Sầu soi gương cũng hay nhìn thấy ánh mắt đó - Nó chính là ánh mắt của nàng chứ không phải là cái gì xa lạ. Nhìn vào, nàng cảm thấy nó dường như có chuyện muốn nói với nàng.
Nữ yêu kia cười bảo : "Ta chỉ nói lên suy nghĩ của mình. Lời là cho chính ta chứ không phải cho ngươi đâu." Tuy vậy nhìn đầu mày cuối mắt của nàng ta thì thấy tâm trạng có vẻ bối rối, miệng cười đó nhưng lại nghe như một tiếng thở dài xa xăm : "Ngay cả ta cũng buông bỏ được. Còn các ngươi, trên đời này, còn có điều gì không thể buông bỏ được không ?"
Các ngươi.
Lối dùng từ khá là tinh tế.
Ánh mắt của nữ yêu vẫn luôn chiếu về phía Kiến Sầu, chưa hề lệch đi đâu dù chỉ là một chút nhưng không hiểu sao nàng lại cảm thấy câu nói đó không những chỉ dành cho mình mà còn cho cả Tạ Bất Thần nữa.
Tạ Bất Thần cũng đang chú mục nhìn nữ yêu. Ngay khi nghe xong câu hỏi của nàng ta, bao thắc mắc vốn vẫn luôn canh cánh trong lòng y cuối cùng cũng được giải đáp. Nhưng vào thời này khắc này, y lại chẳng còn đâu dáng vẻ thản nhiên liệu sự như thần, đầu óc đầy rẫy đủ thứ tính toán mà tự tâm chỉ cảm thấy hoang vắng cô liêu không sao kể xiết. Bởi rốt cục y đã hiểu nàng ta là ai.
Nhưng sau khi hỏi xong câu kia, nữ yêu lại không nói thêm tiếng nào, chỉ duy có khuôn mặt giống hệt Kiến Sầu là thoáng lộ vẻ giễu cợt.
Kiến Sầu tuy có ý kiến riêng nhưng lại không nói gì.
Còn Nhất Trần hòa thượng thì thừa biết tại sao nữ yêu lại nói như vậy. Ông khẽ thở dài cảm thán, rồi vừa đi trước dẫn đường vừa bảo : "Trí không phân lớn nhỏ mà bởi chúng sinh mê muội nên mới khác nhau. Người có vạn niệm. Vạn niệm quấn thân cũng vì thất tình lục dục. Hễ có niệm thì có sai, cố chấp mà thành yêu. Cũng tại lão nạp sơ suất cả..."
Lời nói đượm ý thiền, Kiến Sầu không hiểu lắm, chỉ im lặng.
Nhất Trần cứ thế mà cảm khái đôi câu chứ cũng chẳng mong ai đáp lại. Ông dẫn hai người băng qua điện Thiên Vương, đi một mạch hết con đường nơi lưng chừng núi rồi lên cao hơn nữa, chốc lát sau khi qua khỏi Tàng Kinh các và đình Lập Tuyết thì tới một vách núi.
Vách núi này trơn nhẫn như gương, lấp lóa nắng chiều. Bên dưới có một hồ sen rộng bảy tám trượng. Hoa nở mà không có lá, chỉ tỏa ra hào quang trong trong dìu dịu, kỳ ảo vô ngần.
Nhưng điều đặc biệt nhất lại là ở nước trong hồ. Tuy không có nguồn đổ vào nhưng dòng chảy lại rất mạnh, lưu chuyển không ngừng. Nước hồ không trong mà cũng chẳng đen hay trắng rõ ràng như hồ Lưỡng Nghi ở hai tông Âm - Dương. Nó sạch không ra sạch, dơ không ra dơ song trong dòng chảy lại cuốn lẫn theo tro tàn đen đen ! Đáy hồ thì vừa sâu vừa tối, tựa hồ như ở bên dưới có không biết cơ man nào là tro lắng lại vậy.
Cả hồ sen toát ra vẻ hư hư ảo ảo khó tả. Nước cuốn theo tro băng băng chảy xiết, mặt hồ thì mịt mù sương khói vấn vít hòa quyện với những đóa sen rung rinh trong gió.
Kiến Sầu bất giác phóng linh thức dò xem. Ngay lập tức, từ trong hơi sương mờ mịt, trong dòng nước chảy xiết ấy bỗng hiện ra không biết cơ man nào là cảnh tượng và bóng người, có vui có buồn, có hận có bi...
Thậm chí vào lúc "nhìn thấy" những bóng người đó, Kiến Sầu còn có cảm giác như bọn họ cũng ngoái đầu lại "nhìn" mình. Nhưng hiện tượng ấy chỉ kéo dài trong chốc lát rồi biến mất. Lúc này văng vẳng bên tai nàng là tiếng Nhất Trân hòa thượng quyện trong tiếng gió núi lao xao, giọng điệu vừa thấu hiểu vừa từ ái : "Chắc thí chủ đã thấy được rồi. Đây chính là hồ tro."
"Mọi sinh vật có linh trí trên Thập Cửu Châu, từ kẻ phàm phu tục tử cho đến đại năng thông thiên triệt địa, mọi điều muốn quên, quá khứ muốn bỏ đều nằm trong hồ này."
"Những thứ nhỏ như hạt bụi, lâu ngày tiêu tán đều lắng xuống đáy. Còn những thứ được sắp xếp thu dọn thì nổi lên, hợp lại thành dòng khó tản."
Nhất Trần hòa thượng nói xong lại chỉ tay về phía trước : "Nó giống như những gì thí chủ vừa tận mắt chứng kiến vậy."
Nghe thấy hai tiếng "Hồ tro', Kiến Sầu đã mang máng đoán ra. Đến khi Nhất Trần hòa thượng giải thích xong thì nàng chợt hiểu, nhớ lại mà không khỏi bàng hoàng : Đúng là xưa kia, lúc ở trong cánh cửa nhân quả thị phi nàng có từng quyết định đoạn tuyệt với quá khứ của mình.
Nhưng hồ tro có thể dung chứa quá khứ hư vô bằng ý niệm như thế này quả thật là một điều kỳ diệu.
Vẫn không nói gì đến mình, nàng chỉ khế nhíu mày, ướm hỏi : "Ý đại sư muốn nói là..."
"Hồ tro này là kiệt tác của đất trời. Trước khi Thiền Tông dời lên phương bắc thì nó đã có ở đây rồi. Từ mười giáp nay, tăng nhân trong tông cũng ít khi nào đi ra hồ này. Duy có mình bần tăng là hay tới bởi trong lòng thích ngắm vui buồn của vạn vật có linh hồn, tiện thể cũng là để luyện tâm giữa cõi tục thế hồng trần. Nhưng không ngờ..."
Nhất Trân đứng cạnh hồ nhìn nước chảy mang theo tro tàn lâu năm không tan mà cười khổ. Ánh mắt trầm trồ kinh ngạc lúc mới gặp Kiến Sầu giờ đây lại đượm chút tình thuận theo tự nhiên, thuận theo nhân quả.
"Cách đây mấy chục năm, bần tăng vẫn quen tĩnh tọa ở đây."
"Nào ngờ trong hồ lại nổi lên một mảnh tro vẫn còn trong trạng thái u mê, linh trí chưa thành. Tiếc rằng chấp niệm quá sâu, mấy chục năm rồi mà vẫn không tiêu tan được. Chẳng những thế nó lại còn hút lấy linh khí của đất trời, đắm mình trong ánh Phật từ bi rồi dân dân mà sinh ra linh trí. Một hôm, nó hóa hình, hỏi ta về cái khổ của nó."
"Bần tăng không đành hại mạng, định giải thích cho nó hiểu để siêu độ..."
Đến đây thì không cần nói thêm mọi việc cũng đã rõ. Nhất Trân quay đầu nhìn Kiến Sầu lắc lắc đầu, thần sắc mang chút hơi hướm lực bất tòng tâm : "Rốt cục bởi một lần từ tâm ấy mà nàng ta lại ngộ ra, rồi hóa thân thành yêu, sau đó thoát khỏi Thiền Tông, suýt nữa thì gây họa lớn."