Ta Không Thành Tiên ( Dịch Full)

Chương 452 - Chương 452 : Nguồn Gốc Cái Ác

Chương 452 : Nguồn gốc cái ác Chương 452 : Nguồn gốc cái ácChương 452 : Nguồn gốc cái ác

Khi đó có lẽ vẫn còn là thời thượng cổ !

Có người tận mắt chứng kiến thấy bức tượng biến thành người thật, nói cách khác thì thần minh trong mắt họ đã hiển thánh thực sự, vì vậy người ta lại càng thành tâm tôn thờ hơn.

Tượng phật trong miếu không còn nữa nhưng cũng chẳng có ai làm cái khác thay thế.

Thỉnh thoảng Thần đi thăm những miền đất khác của Tuyết Vực xem thế nào, lúc chán rồi thì lại trở về trú trong ngôi miếu càng lúc càng trở nên rộng lớn của mình, thân tọa đài sen mà chú mục nhìn xuống dân chúng cúng bái thờ phụng.

Ngày tháng yên lành cứ thế kéo dài mấy trăm năm. Mãi cho đến một hôm, Tuyết Vực cách biệt nhân thế chợt đón một đám khách lạ. Thân khoác tăng bào, cổ cũng treo tràng hạt như vậy, họ đến đây để truyền bá kinh thư vào giáo lý nhà phật cho dân chúng địa phương, vì vậy mà chẳng mấy chốc đã phát hiện ra ngọn núi tuyết, ngôi chùa và Thần thờ ở trong.

Bọn họ tự xưng phật môn trung vực, là một nhánh của Mật Tông, bảo rằng trèo đèo lội suối đến miên đất Tuyết Vực như chốn bồng lai tuyệt không có bóng tu sĩ này là để phổ độ cho chúng sinh ngu muội. Vì họ có nhiều khả năng thần kỳ nên dân chúng thuần phác ở đây sợ hãi thán phục, từ đó tâm sinh kính nể. Nhờ được người địa phương chấp nhận mà họ chiếm cứ miếu thờ.

Trong ngôi miếu vốn dành để thờ Thần ấy, trên thần đàn ấy, bọn họ dựng lên một tượng Phật mới, còn ngài thì phong làm "thánh tử Phật môn', gọi ngài là minh chứng của việc phật tổ hiển thánh từ trăm đời luân hồi. Từ đó trở đi, Thần có tên mới.

Tịch Gia...

Tịch Gia.

Nhưng số người thờ Thần dần dần lại trở nên ít đi. Dân chúng chuyển đức tin lên người những tăng nhân có khả năng hủy thiên diệt địa trên thánh sơn kia. Bọn họ cứ thế mà thờ phụng, tôn sùng kẻ mới.

Dần dần Thần vì vậy mà phải củng cố sức mạnh của mình. Từ đó ngài thỉnh thoảng lại biến mất. Thời gian có khi dài khi ngắn. Lúc này, sức mạnh tự lòng người đã không còn có thể khiến ngài xuất hiện bất cứ lúc nào được nữa. Trừ những dịp đặc biệt, các tăng nhân Mật Tông khai đàn làm phép, thực hiện dẫn dắt niệm tưởng đức tin của dân chúng thì lúc đó mới có thể tập trung đủ nguồn lực để khiến ngài hiện thân.

Lần hồi thánh tử Tịch Gia liền trở thành tồn tại thần bí nhất của Tuyết Vực.

Song song đó, sự có mặt của tăng nhân Mật Tông không phải chỉ gắn liên với tín ngưỡng thay đổi không thôi mà còn có cả máu tươi tung trời. Sau trận chiến Âm dương giới, phật môn dời hẳn lên phương bắc. Ban đầu chỉ là Tuyết Vực bồng lai với một số tăng nhân Mật Tông, sau thì thành Tuyết Vực Mật Tông, cứ điểm chính của bọn họ.

Chẳng bao lâu nữa thì có minh phi, phật mẫu, pháp sư, thậm chí còn có cả pháp vương...

Dĩ nhiên cũng có cả giết chóc.

Đó là do lớp tăng lữ muốn điều khiển và chi phối phàm nhân, do Tân Mật và Cựu Mật chia rẽ và đối chọi nhau.

Bầu không khí Tuyết Vực vốn trong lành thanh tịnh tự nhiên lại vấy máu khắp nơi. Niềm tin của dân chúng trước thần phật cũng bắt đầu dao động. Tuy cũng là trèo đèo lội suối viếng thánh sơn đấy nhưng thật ra là cúi lạy tượng gỗ vô tri trong miếu để cầu tài phú, mỹ sắc, quyên thế hay có khi còn cầu cả trường sinh.

Tăng nhân thì lộ ra ác dục. Bọn họ đi lại trong thánh điện, thờ phụng thần phật hằng ngày vậy mà lại đi làm những chuyện dơ bẩn một cách tự nhiên như không.

Đêm khuya trăng mờ, xác của phật mẫu minh phi, của những người chết trong các cuộc thanh trừng giữa hai bên Tân-Cựu thật chẳng khác gì những miếng giẻ rách, cứ vậy mà bị quăng vào hồ nước xanh biếc như một viên bảo thạch sau thánh điện. Sóng nước tóe lên một cái rồi lại tĩnh lặng trở lại.

Già Lam - thánh hồ trên không - lặng lẽ chứng kiến mọi điều tàn khốc xảy ra trên Tuyết Vực, lặng lẽ nhìn hết thảy những gì xấu xa ghê tởm thuộc về bản tính con người, đồng thời cũng thu nạp luôn cả hằng hà sa số hồn phách bất cam bất nguyện, lòng đây uất ức.

Giữa những lần tỉnh giấc và ngủ vùi, Tịch Gia cũng cảm nhận được thánh hồ trên đỉnh Tuyết Vực thay đổi. Nó dần dần tự có ý thức riêng nên vì vậy mà cũng trở thành "Thần". Có điều Thần này không trắng trong thuần khiết mà thẫm xanh u ám. Ban ngày khi mặt trời chiếu rọi thì chẳng thấy bóng dáng nó đâu, chỉ đến đêm trăng sao khuất dạng mới có thể thấy được hành tung mà thôi.

Đây là một tồn tại rất khác với bản chất tự nhiên của mình.

Bề ngoài mỹ lệ !

Mà cái đẹp ấy, dáng vẻ ấy ai ai cũng đều mơ tưởng, cầu ước.

Nước hồ trong vắt băng lãnh ngưng kết thành suối tóc óng mượt, dệt nên y phục mềm mại như tơ trên người, hơn nữa còn tạo hồn cho đôi mắt như hai viên bảo thạch mang màu sắc của thiên không...

Vào một ngày cách đây mấy trăm năm trước, Tịch Gia thấy có một cô bé lên thánh sơn, vào lạy thánh điện rồi đến cạnh bờ hô.

Rung động trước vẻ đẹp của thánh hồ, cô thành tâm quỳ xuống vái lạy rồi khấn nguyện. Khấn thuận tâm như ý, khấn cha mẹ an khang, nguyện cho thánh hồ trên Tuyết Vực mỗi ngày và mãi mãi, lúc nào cũng xinh đẹp rực rỡ như vậy.

Nghe vậy, Già Lam phá lệ mở miệng. Đối với Tịch Gia, đó là một giọng nói dịu dàng và trong trẻo nhất trên đời mà lần đầu tiên ngài nghe thấy. Nước hồ lăn tăn, sóng dồn xôn xao. Nàng nói với nữ hài : "Già Lam, ta tên Già Lam..."

Cô bé sợ đến nỗi tái mét mặt mày, bó hoa lam thúy tước hái mang từ dưới núi lên cũng ném sang một bên, rồi vừa khóc vừa kêu "Thánh hồ nói chuyện" suốt từ trên núi xuống.

Thoắt cái đã chẳng thấy bóng dáng cô bé đâu nữa.

Vì vậy Tịch Gia mới đi lại, nhặt bó lam thúy tước ở bờ hồ lên.

Lần đó là lần đầu tiên Già Lam nói chuyện với Tịch Gia : "Thật ra cô bé cầu khấn ngài. Bó hoa này vốn cũng dành cho ngài. Cô bé nhầm người thôi."

Tịch Gia im lặng, mãi một hồi lâu sau mới lắc đầu đáp : "Cô bé tặng cô đấy.

Hoa lam thúy tước xinh tươi sống động tựa như những chú chim nhỏ giang cánh bay.

Tịch Gia nói xong thì vẫn đứng cạnh bờ hồ, chìa bó hoa cho Già Lam, nhưng đợi mãi mà nước hồ vẫn tĩnh lặng như gương, chẳng có ý muốn nhận. Ngài đành lui lại, đặt bó hoa xuống cạnh hồ. Đêm buông, gió hây hây thổi. Trăng sao xoay vần. Đêm chẳng mấy chốc đã trôi qua.

Đến sáng sớm ngày hôm sau thì bó lam thúy tước ở ven hồ đã biến mất, chỉ có mặt hồ là bập bềnh những mảng băng trôi. Tịch Gia nghĩ có lẽ đêm qua gió lớn nên bó hoa nho nhỏ đó đã bay mất nơi nào rồi chăng ?

Nhiều năm về sau, cô bé kia trở thành thiếu nữ. Ở thánh điện, Tịch Gia và Già Lam thấy lại bóng dáng xưa trong nhóm minh phi mới tuyển lên núi.

Cô bé cũng trở thành minh phi.

Dung nhan vốn xinh tươi là thế vậy mà lại tàn tạ dần trước những cơn gió lạnh buốt của thánh sơn.

Thành thiếu nữ rồi, cô hiểu trên đời có rất nhiêu chuyện kỳ lạ nên cũng chẳng còn sợ thánh hồ biết nói như năm xưa. Cứ đêm khuya tĩnh lặng không người là cô hái một bó lam thúy tước rồi tới bên bờ hồ ngồi bó gối nhìn ra mặt nước mênh mông sóng gợn mà thổ lộ nỗi lòng.

Nhưng thánh hồ không nói nữa, Già Lam cũng lặng thinh.

Ngày lại ngày trôi qua, thời gian tựa bóng câu qua cửa sổ.

Rồi hốt nhiên một ngày nọ, thiếu nữ chẳng còn tới bờ hồ nữa. Sáng sớm ba ngày sau, thân xác tàn tạ vô hồn bị tăng nhân thánh điện quảng vào trong hồ. Thánh hồ xanh thẫm buốt giá dâng nước, mắt hồ đau xót tràn lệ. Nước mắt của hồ thấm qua cơ thể trần truồng của nàng, ve vuốt làn tóc xanh óng mượt như mây của nàng rồi trở thành mộ địa cho nàng...

Trong thánh điện không còn một khuôn mặt kiều diễm như vậy nữa rồi;

Cạnh bờ thánh hồ cũng chẳng còn lam thúy tước tựa cánh chim bay.

Có chăng chỉ là đánh đấm đấu đá, mùi máu đặc quánh càng lúc càng nồng...

Trong những ngày tháng đó, Tịch Gia cứ tự hỏi không biết mình và Già Lam đặc biệt như vậy thì rốt cục cả hai là thân minh hay yêu tà. Hôm nay mới biết chuyện này chẳng quan trọng gì. Điều quan trọng là trong thế giới này, người phàm ở Tuyết Vực đều xem họ là thần minh.

Nhưng có thần minh để làm gì ?

Tịch Gia và Già Lam vốn sinh ra từ lòng người nhưng một bên thì bắt rễ từ đức tin kiên định nhất, từ thiểm niệm thuần khiết nhất, còn bên kia thì từ lòng tham không đáy, từ những dục niệm dơ bẩn nhất.

Thiện sinh ác, nhân tâm xưa nay hai mặt.

Thế nhân khát cầu những thần minh như họ phù hộ. Họ cho rằng thần minh là chúa mọi sự, sức mạnh vô biên, nhưng lại chẳng biết thần minh cũng khát cầu đức tin của họ. Không có thần minh thế nhân vẫn tồn tại như trước giờ vẫn vậy song thần minh không có thế nhân thì chỉ có thể lặng lẽ chết đi mà thôi I

Gió nhẹ thoảng qua, lam thúy tước cánh cánh rung rinh khe khẽ. Cầm bó hoa trong tay, Tịch Gia có thể nghe thấy tiếng động từ sâu thâm tâm. Âm thanh ấy là của chính ngài, hoặc cũng có thể là của Già Lam.

Cử chỉ phong thái vừa quen vừa lạ, Tịch Gia giơ tay lên cầm lấy bông hoa xanh thắm đang rung rung trong gió rồi cười, đoạn nhẹ nhàng cài lên vành tai. Hình ảnh ấy đẹp như sương như khói, mắt nhìn chẳng thấy rõ mặt ngài, nhưng cảm bằng tâm thì mới phát giác ra cái đẹp ấy xuất phát từ sâu trong tâm người...

Vào lúc này, ngài là Tịch Gia và đồng thời cũng là Già Lam.

Là thiện mà cũng là ác. Vào thời khắc này, ngài là thân minh trong mắt mọi người và đồng thời cũng là một cơn huyễn mộng mông lung nhất trong chính mắt mình.

Pháp vương Bảo Ấn đang ở cách đó không xa lắm. Trận pháp thánh tế vừa biến mất là lão nhận ra ngay. Nhưng không biết có phải đã đoán ra trước được ý định của lão không mà vừa hay ngay lúc ấy đám người Khúc Chính Phong lại nhắm hết cả vào lão mà đánh tới !

Không hành mẫu Ương Kim bị thương trong trận đánh trước đó nên bây giờ mặt mày tái nhợt;

Tuy là đại năng hữu giới nhưng sau một đòn công kích như vũ bão vừa rồi, Tuyết Lãng thiền sư sắc mặt đã bắt đầu thấy mỏi mệt;

Ngay đến Khúc Chính Phong có kiếm Nhai Sơn mà máu từ các kế ngón tay cũng ứa ra.

Nhưng tất cả đều rõ ràng hơn ai hết đây là thời khắc quan trọng nhất của trận chiến. Thế nên pháp loa trắng vừa từ trên không rơi xuống thì chiếc ấn phật vàng liên từ dưới đất tung lên, còn kiếm Nhai Sơn xám đen cũng đồng thời nhoáng mạnh một đường, ong ong xé gió vút đi !

Hắc khí hung hiểm cuồn cuộn tuôn trào I

Trước ba đòn tấn công mãnh liệt đang ập tới, hắc khí vốn đang dềnh dàng to lớn là thế ấy vậy lại chợt tách ra, phân thành hằng hà sa số cụm khói !

Nhìn tựa biển mây, như cột nước, như châu xuyến !

Tiếng gầm rống tức tối vang rền bầu trời I

Thời gian ngắn ngủi, trong cơn nguy cấp, pháp vương Bảo Ấn liền phân tán bản thể thành ngàn vạn mẩu, vội vã đào thoát. Mây đen do lão hóa ra phủ kín cả trời, nhằm thẳng về phía Tịch Gia đang lơ lửng trên không vùng phế tích mà lao tới I "Âm là

Vừa lúc ấy trong hư không, ba đòn công kích cũng đồng thời ập tới nhưng vì hụt mục tiêu nên đâm sầm vào nhau, hỗn loạn một trận rồi tiêu thất I

Phía chân trời chỉ còn mỗi đám mây đen kia.

Gió rít cuông lộng, hiểm nguy chực chờ !

Nhưng vào lúc này, Tịch Gia đâu còn còn sợ gì nữa. Ngài chăm chú nhìn về phía trước, nhìn "pháp vương Bảo Ấn" vốn đã chẳng còn pháp vương Bảo Ấn từ lâu, nhìn cái thân Thần vốn chẳng thuộc về giới này mà nhớ tới đầu đuôi ngọn nguồn khiến Tịch Gia và Già Lam hiện diện trên đời.

Cả hai người họ là tôn tại có thể nói gân như không tưởng, hoang đường trên thế gian này. Thế nhân khát cầu cứu rỗi, khát cầu giải thoát nên mới tin thờ thần minh nhưng thần minh lại chẳng thể cứu rỗi hay giải thoát bọn họ.

Có lẽ có thể cứu được một song lại không cứu được tất cả.

Thế nhân thiết tha gửi gắm niềm tin xa vời lên người thần minh đáng lẽ vốn chẳng có trên thế gian này. Vì cưỡng cầu nên mới tạo ra thần minh, nhưng làm vậy thì lại đánh mất khả năng tự cứu mình

Trên đời này đáng lẽ chẳng có thần minh đâu !

Có lẽ ước vọng lúc nguyên sơ chỉ là ngộ nhận đẹp đẽ chăng ?

Trong khi mây đen đang ùn ùn kéo tới, Thần vẫn đứng đó khẽ cười. Đầu đội bó hoa lam thúy tước, y bào trăng trắng xanh xanh phần phật bay trong gió, ngài lật tay đập xuống một chưởng, cử chỉ cử trọng nhược khinh, trông vô cùng bình thường dung dị !
Bình Luận (0)
Comment