Ta Không Thành Tiên ( Dịch Full)

Chương 545 - Chương 545 : Thời Gian Như Bóng Câu Qua Cửa Sổ

Chương 545 : Thời gian như bóng câu qua cửa sổ Chương 545 : Thời gian như bóng câu qua cửa sổChương 545 : Thời gian như bóng câu qua cửa sổ

Kiếm quay về rồi nhưng người thì không bao giờ có thể về được nữa.

Chiến tranh âm dương giới chấm dứt, diêm vương Tần Nghiễm bỏ mạng;

Côn Ngô gặp họa tày trời, Hoành Hư chân nhân phải rút kiếm tự sát, tạ tội thiên hạ. Lúc sống danh tiếng lẫy lừng nhưng chết rồi thì người đời chê chê khen khen đủ điều;

Phù Đạo sơn nhân, trưởng lão Nhai Sơn, phi thăng, từ đó trở đi biệt vô âm tín trên Thập Cửu Châu;

Khúc Chính Phong, kiếm hoàng Tinh Hải, thì vung kiếm tự sát; sau khi chết, xác được đại sư tỷ Kiến Sầu mang về Nhai Sơn, mai táng nơi mộ địa ngàn nấm cạnh bờ sông, tu sĩ thiên hạ không ai dám có ý kiến.

Sách sử lưu lại : Chiến tranh âm dương giới nổ ra lần thứ hai, Thập Cửu Châu tập trung toàn lực tiến đánh, hai mươi sáu ngày sau vây công Bát phương thành, chém diệt Tần Nghiễm, đoạt lại Cực Vực. Kiến Sầu đại tôn nắm giữ sổ sinh tử, được phong làm Bình Đẳng vương. Cùng ngày hôm đó, kiếm hoàng Khúc Chính Phong của Minh Nhật Tinh Hải tắm máu Côn Ngô, giết chết hơn hai ngàn đệ tử phái này, lên tiếng hợp cùng với đại tôn bức giết Hoành Hư chân nhân, thủ tọa Côn Ngô, khiến ông phải tự sát tạ tội thiên hạ. Kiếp nạn Côn Ngô chấm dứt ở đó. Hậu thế gọi ngày này là kiếp nạn "minh nhật".

Ngôn từ trong sách vắn tắt như vậy nhưng chỉ cần liếc mắt đọc qua những tên tuổi kia là đã đủ cho không biết bao nhiêu tu sĩ đời sau bùi ngùi cảm khái, có thể mường tượng được ngày hôm đó xảy ra lớp lớp biến cố, phong ba bão táp đến độ nào. Bởi thiên hạ không có tường nào là không lọt gió, huống hồ ngày ấy còn có không biết bao nhiêu là tu sĩ đã tận mắt chứng kiến sự việc trên đại điện Chư Thiên.

Mặc dù lúc rời khỏi Côn Ngô, rất nhiều người từ đó về sau không muốn nhắc tới cái ngày bi thảm đó nữa, nhưng rốt cục lớp hậu bối vẫn có người hiếu kỳ lấy ngày này đem ra làm đầu đề bàn tán, hỏi lại chuyện xưa.

Thế nên đủ thứ lời đồn đãi mới nhanh chóng lan xa : Người thì nói Khúc Chính Phong bỏ đạo nhập ma, phát điên thật rồi; người thì bảo Hoành Hư chân nhân coi nghiêm nghị đạo mạo như vậy mà bụng dạ lắm mưu mô, chết thế đã là hời; người thì khen Phù Đạo sơn nhân rốt cục vẫn tài quá tài, phi thăng được là phi thăng ngay; cũng có kẻ lại bảo đại sư tỷ Kiến Sầu Nhai Sơn mới là người lợi hại thực sự, chỉ cân thê một câu là đã bức tử được tu sĩ đứng đầu chánh đạo, thủ tọa Côn Ngô...

Dĩ nhiên đối với mấy cái chuyện xưa giật gân khó hiểu cũng có không ít người tò mò hiếu kỳ hơn cả.

Tỷ như việc giết vợ chứng đạo. Theo lời đồn, hai người kia đều là hạng tiếng tăm lẫy lừng trên Thập Cửu Châu cả, nhưng giữa họ thì ân oán tình thù lắt léo đủ đường. Bởi vậy nên từ đầu đường cho đến cuối ngõ, đây quả thực là đầu đề bàn ra bán vào vô cùng thích hợp lúc trà dư tửu hậu.

Hơn nữa, sau khi chuyện này kết thúc không lâu, Phù Đạo sơn nhân lúc đó cũng đã phi thăng, cùng với gương hoàng thiên trong tay, đại sư tỷ Nhai Sơn liền chính thức ngồi lên ghế trưởng lão chấp pháp, trở thành người trẻ tuổi nhất ở Nhai Sơn từ xưa tới nay đảm nhiệm vị trí này.

Nhưng bên phía Côn Ngô thì mọi chuyện lại rất khác.

Sau khi Hoành Hư chân nhân tự sát, người tiếp quản Côn Ngô lại không phải là đại sư huynh Triệu Trác trâm ổn đôn hậu hay tứ đệ tử Vương Khước điềm đạm cơ trí mà là Tạ Bất Thần, kẻ có tên tuổi nổi bật nhất nhưng đồng thời cũng là kẻ chịu nhiều điều tiếng nhất !

Người ngoài chẳng ai biết được nội bộ bên trong xảy ra chuyện gì mà chỉ biết đại điển kế nhiệm được tổ chức vô cùng đơn giản, hoàn toàn không chút phô trương. Song đối với Côn Ngô, như vậy lại đâm ra vô cùng phù hợp với hoàn cảnh sau kiếp nạn, bọn họ phải nghỉ ngơi dưỡng sức, bớt xuất đầu lộ diện đi.

Tuy nhiên lời đàm tiếu của thiên hạ bên ngoài cũng rất lớn. Dù sao thì người đó là Tạ Bất Thần chứ có phải chơi đâu.

Y đúng là một kẻ thiên tài tuyệt thế hiếm gặp trên Thập Cửu Châu. Trong chiến tranh âm dương giới, tài năng ấy đã thể hiện qua bao mưu trí kế sách cùng với tài hoa tót vời người người khâm phục. Thế nhưng cái chuyện "giết vợ' kia thì lại do chính miệng y thừa nhận, mặc dù do bị "Hoành Hư chân nhân sai khiến" thật nhưng dù sao thiên hạ người ta cũng cảm thấy y chẳng phải là thứ lương thiện gì.

Nhất là các nữ tu, phân đông ít nhiêu đều chê trách chuyện này.

Trong khi đó, ngay chính đệ tử Côn Ngô ai ai cũng ngậm chặt miệng, có lẽ chắc chẳng nở mày nở mặt gì mà nói tới !

Ngoài chuyện "giết vợ chứng đạo", việc Kiến Sầu trưởng lão tuyên thệ ở trước đại điện Chư Thiên ngày hôm đó cũng khiến người người thập phần cảm khái. Bởi xưa kia, khi đi ẩn giới Thanh Phong Am với Mật Tông Tuyết Vực, bọn họ đã xáp vào đánh nhau đến mức cực kỳ khó tách, trông rõ ra là phải một mất một còn. Nhưng bây giờ Khúc Chính Phong chết rồi, Kiến Sầu chỉ cần tìm lấy một cái cớ nào đó là có thể thoát khỏi cái vòng bó buộc trong lời thê ngay, sau đó cứ việc lại đi tìm Tạ Bất Thần báo thù mà thôi.

Tỷ như bỏ Nhai Sơn chẳng hạn. Nhưng mấy cái chuyện suy diễn đoán già đoán non, thậm chí còn hơi có phần hồi hộp mong cho nó xảy ra ấy, thảy đều chỉ là thứ tư tưởng giấu kín trong thâm tâm người ta.

Nếu như dám nói công khai ở ngay trước mặt các tu sĩ có chút tâm nhìn, nhiều khi họ sẽ phải chịu ẫm về cái câu : Ngươi thì biết cái quái gì chứ.

Tuy nhiên mấy chục năm sau, Trí Lâm Tẩu mới huych toẹt ra.

Đã thề rồi thì không được nuốt lời. Nhai Sơn tự có cốt cách, có cái kiêu hãnh của người ta. Thù kia tất nhiên lớn nhưng lại không át được. Mặc dù lúc hấp hối, kiếm hoàng gọi một tiếng "sư tỷ", vậy tức gởi gắm Nhai Sơn, lời trọng bên tai, phàm đã là người có tình thì nào có thể phụ ý ?

Mấy trăm năm sau kiếp nạn "minh nhật" đó, cuộc sống trên Thập Cửu Châu êm ả hẳn đi. Mấy cái chuyện hành xử bất nhân bất nghĩa giảm đi nhiều. Lại thêm mất mát hao tổn sau chiến tranh âm dương giới nên dưới con mắt của đông đảo giới tu sĩ, con đường tu hành tuy dài dằng dặc thật nhưng chuyện sống chết lại chẳng qua chỉ cần nghĩ xong là xong, hơn nữa thiên cơ khó lường, kiếp sau cũng khó mà phó thác gởi gắm điều gì.

Kiến Sầu đại tôn tự mở đạo tu riêng.'Ngã đạo" tu cả đời, tu ngay hiện tại. Đến vấn tâm, ta vấn thế giới, làm bạn cùng với thiên đạo. Đường tu này nhờ đông người theo mà dần dần trở thành xu thế.

Ngay chính tu vi của nàng cũng trở thành một điều lạ lùng mà người người trên Thập Cửu Châu đều ngưỡng mộ cảm khái không thôi.

Ba mươi hai năm sau kiếp nạn, nàng đứng đầu hữu giới trên bia bát trọng thiên;

Một trăm ba mươi năm sau kiếp nạn, nàng đầu bảng thông thiên trên bia cửu trọng thiên;

Hai trăm sáu mươi năm sau kiếp nạn, Tuyết Lãng thiên sư của Thiên tông bắc vực vấn cảnh thông thiên, phi thăng lên thượng khư mà hai chữ "Kiến Sầu' thì vẫn đứng đầu thiên bia, không chút nhúc nhích.

Ba trăm bảy mươi năm sau kiếp nạn, chưởng môn Trịnh Yêu của Nhai Sơn thông thiên viên mãn, đắc đạo phi thăng, hai chữ "Kiến Sầu" trên thiên bia vẫn sừng sững đầu bảng mãi đó.

Thường thường tu sĩ mà đã lên tới cảnh giới thông thiên thì ngày phi thăng sẽ không còn xa nữa.

Cho dù tu vi của tu sĩ thiên hạ có biến động ra sao, cho dù trong số đó cũng có vài người lên được tới cảnh giới này, nhưng hai chữ "Kiến Sầu" vẫn luôn sừng sững nằm đó chẳng khác gì núi cao vòi vọi. Nó nằm trên tất cả những cái tên khác, khó ai có thể vượt qua.

Mấy năm trước còn có người đòi đàm luận để xem tu vi của Kiến Sầu thực ra cao đến đâu, chiến lực như thế nào mà mãi vẫn không chịu phi thăng, nhiều khi trong lòng có tâm ma cũng chưa biết chừng.

Nhưng sau đó rồi người ta cũng quen dần. Chẳng mấy ai còn lấy làm lạ nữa. Thành ra tên nàng đứng đầu trên bia cửu trọng thiên cũng trở thành chuyện vô cùng bình thường, tựa hồ như cái tên Kiến Sầu tự nhiên vốn phải ở đó vậy.

Lớp lớp tu sĩ tu vi lớn nhỏ đủ hạng hay đi ngang qua trên quảng trường tây hải rất ít có ai dừng lại dưới bia cửu trọng thiên. Duy chỉ Tạ Bất Thần thì lại khác.

Gần bốn trăm năm trôi qua, thời gian thực như bóng câu qua cửa sổ. Chớp mắt mà cảnh giới của y cũng từ xuất khiếu vụt lên tới gần tròn hữu giới, chỉ còn thiếu một chút nữa thôi là đã qua thông thiên rồi. Nhưng cứ mỗi lần đi ngang qua tấm bia cửu trọng thiên kia là y lại dừng lại, ngẩng đầu nhìn lên hai chữ "Kiến Sầu" ở tít trên cùng, rôi cứ đứng sững ra đó thật lâu. Tu sĩ lên tới bậc đại năng, tu vi càng cao bao nhiêu thì mới càng cảm thấy hai cái chữ đơn giản kia áp lực nặng nề như thế nào.

Tuyệt không có ai nghi ngờ thực lực của Kiến Sầu.

Ngay từ khi Côn Ngô gặp phải kiếp nạn "minh nhật", đại tôn Kiến Sâu đã là người thực sự có võ lực mạnh nhất trên Thập Cửu Châu. Gần bốn trăm năm sau, người rất ít khi nào phải ra tay. Chỉ duy có hơn hai trăm năm trước, ba lão ma có máu mặt trong giới tà ma ngoại đạo tác oai tác quái, tu sĩ Nhai Sơn - Côn Ngô phải ra biển truy nã mà việc mãi chẳng thành. Người vì vậy mới từ địa ngục mười tám tâng ở Cực Vực trở về, vừa hiện thân từ dưới đáy biển lên, chỉ cần thản nhiên liếc mắt nhìn qua một trong ba tên kia là tên đó đã tan thành tro bụi.

Chiến lực kinh hồn đại để có thể thấy được chút chút như vậy.

Thấm thoát lại đến một kỳ tiểu hội mới nữa, vừa hay lần này tới lượt Nhai Sơn đăng cai. Tu sĩ thiên hạ tập trung tề tựu, đông vui náo nhiệt hiếm thấy.

Sau khi Trịnh Yêu phi thăng, chức vị chưởng môn liền do Phương Tiểu Tà tiếp quản. Đây cũng coi như là lần đầu hắn phải tự thân lo liệu lấy đủ thứ chuyện rắc rối phức tạp, hơn nữa mấy năm nay Kiến Sầu sư bá lại chẳng có mặt ở Thập Cửu Châu, thế nên trong bụng cứ băn khoăn lo lắng mãi. Thỉnh thoảng hắn cũng bàn luận trao đổi với người Côn Ngô một chút để ít ra sẽ không bị sai sót gì nhiều.

Tiểu tử xưa kia tánh tình khó ưa lại vô cùng hiếu chiến là thế mà giờ vóc người đã cao vụt hẳn lên; tu vi cũng khiếp đảm thần sầu, đạt luôn tới nhập thế hậu kỳ, chỉ thiếu chút nữa thôi là đã được liệt vào hàng ngũ đại năng phản hư rồi. Nhưng mặt mày hắn thì trông nửa trẻ nửa lớn, trong đó vừa hiển hiện vẻ hừng hực đầy một bâu nhiệt huyết của tuổi thiếu niên hồn nhiên, đồng thời lại vừa có cả cái khí vị trâm tĩnh chín chắn của một người trưởng thành.

Không non nớt nhưng cũng chẳng lõi đời.

Lúc không nói chuyện trông hắn rất có uy, cười lên khóe miệng cong cong nhưng dưới đáy mắt thì lại ánh lên chút tà khí rất riêng của một người bất cần đời.

Khi dẫn chúng tu sĩ Côn Ngô tới điện Lãm Nguyệt để từ giã, Tạ Bất Thần thấy Phương Tiểu Tà mặc bộ đạo bào đỏ rực như mây chiều đang xoay lưng ngồi xếp bằng trước khung cửa sổ trong điện, mặt ngẩng lên trông ra mây mù trước núi bên ngoài, nhưng thần sắc thì ngơ ngẩn xuất thần đâu đâu, chẳng biết là nhìn cái gì.

Cả đoàn người vào hẳn trong điện rồi hắn mới nhận ra.

Ngay lập tức, Phương Tiểu Tà liền nắm tay lại, che khuất thứ mình đang nhìn bên trong, hai chân thoắt cái duỗi ra rồi đứng bật dậy cạnh bên khung cửa sổ. Hắn ngẩng đầu nhìn lên nhưng lại chẳng lấy làm ngạc nhiên mà chỉ nhíu mày cười cười : "Thánh quân cũng muốn đi đấy ư ?"

Vốn sau chiến tranh âm dương giới, vì hay trù mưu định sách lược nên chúng tu sĩ hay gọi Tạ Bất Thần là "đạo tử tử vi". Sau đó y tiếp quản Côn Ngô, như vậy coi như cũng là gặp nguy phải thuận theo thời mà nhận lãnh. Lúc đó, Côn Ngô mất hết phân nửa tu sĩ chủ chốt, y phải trổ tài áp đảo ý kiến số đông, gấp rút thu hẹp phạm vi thế lực tông môn, đóng cửa ẩn mình, tự lực tự cường đích thân bồi dưỡng tu sĩ môn hạ. Tuy chưa thu ai làm đệ tử nhưng y đã biên soạn rất nhiều sách vở điển tịch, trong đó liên quan đến đủ các lãnh vực như tu luyện, trận pháp, luyện đan, luyện khí... , mức độ từ thấp đến cao, kiến giải sắc sảo, khúc chiết ngọn ngành hiếm thấy. Không chỉ có người Côn Ngô được lợi mà ngay tu sĩ thiên hạ cũng lấy nhiều điều trong đó làm chuẩn mực. Hai trăm năm cứ thế trôi qua, Côn Ngô cũng dần dần lấy lại sức. Tuy cho tới bây giờ vẫn còn chưa bằng thời toàn thịnh xưa kia, nhưng như vậy coi như là cũng đã phục hồi được quá nửa nguyên khí, hơn nữa phong phạm tông môn cũng ngay thẳng đường hoàng đi nhiều. Bởi vậy nên lớp hậu bối trẻ tuổi mới nhập môn không lâu trông ra ít nhiều cũng có được khí chất thuần túy riêng của đệ tử tiên môn hiển hách.

Đối với việc giết vợ chứng đạo, mặc dù cũng có nhiều lời đàm tiếu chê bai nhưng trí mưu siêu việt với thực tài quá lớn rành rành ra đó người đời không sao có thể bác bỏ nổi. Thành thử hai chữ "đạo tử" kia tự nhiên cũng không còn là lối xưng hô thích hợp nữa, bởi vậy nên chẳng biết tự bao giờ đã gọi thành "thánh quân.

Mà điều hai tiếng này người ta nói nghe rất tự nhiên, nhưng từ chính miệng Phương Tiểu Tà, chưởng môn Nhai Sơn, thốt ra thì lại có vẻ như quái quái xa lạ thế nào.

Song Tạ Bất Thần không hề để tâm tới.

Sau đủ thứ biến cố xảy ra trên đại điện Chư Thiên năm xưa, quan hệ giữa Nhai Sơn với Côn Ngô từ mấy trăm năm nay dĩ nhiên cũng chẳng phải là hòa hợp gì mấy. Nhưng Phương Tiểu Tà lại tu chính theo lối "Ngã đạo', hơn nữa ngay từ thời còn là tiểu tử lóc chóc chẳng hiểu sự đời hắn đã rất thân với Kiến Sầu, thế nên có thái độ như vậy mới đúng là chuyện bình thường.

- Mấy ngày nay tu sĩ Côn Ngô chúng tôi tá túc ở Nhai Sơn, quấy quả đã nhiều, giờ tiểu hội đã kết thúc nên dĩ nhiên phải tới chào từ biệt.

Dáng đạo bào xanh xanh, mi mục tuấn tú, cả người Tạ Bất Thân toát ra vẻ lạnh lùng xa cách hơn xưa. Thoạt trông thực chẳng khác gì tiên nhân, tuyệt chẳng vẩn chút bụi trần.

Y đứng trong điện, một tay khoanh sau lưng, vừa liếc mắt nhìn thì thấy ngay cuốn sổ con đang nằm trong tay Phương Tiểu Tà, bèn tự nhiên hỏi thăm : "Kiến Sầu trưởng lão vẫn chưa về sao ?"

Phương Tiểu Tà chợt cảm thấy khó chịu, đôi mắt xếch tuấn lãng nhướng lên khiến đôi hàng mày dài như kiếm cũng trở nên sắc nhọn lên theo, trong người cũng sẵn máu hiếu chiến ương bướng nên trông thần sắc lại càng đượm thêm hơi hướm kiệt ngạo bất tuân trời sinh.

Lúc hắn nhìn Tạ Bất Thần, mục quang tự nhiên khó chịu thù địch thấy rõ. Song xưa nay ngang tàng đã quen, nghe thế hắn liền giấu phắt cuốn sổ nhỏ ra sau lưng rồi thẳng thừng nói chẳng chút khách sáo : "Chưa về ! Nhưng Kiến Sầu sư bá đã giao hết mọi sự cho ta xử lý. Thánh quân như có chuyện công, nói với ta thì cũng vậy thôi.

Hai tiếng "chuyện công” kia nghe hơi rin rít trong kẽ răng.

Tạ Bất Thần vốn là tay lão luyện biết nhìn lòng người thì lý nào lại chẳng nghe ra 2

Nhưng y tu luyện đã tới cảnh giới này, mấy cái chuyện đưa đẩy khích bác dưới mắt hắn nào có đáng là gì. Kiến Sầu vẫn chưa về, dĩ nhiên hắn sẽ chẳng lằng nhằng dài dòng thêm, bởi vậy mới cười cười mà đáp : "Thực ra đâu có chuyện công gì. Nhưng mấy năm trước, Kiến Sầu có nhờ ta tra xét giùm chuyện riêng, nay đã ra chút manh mối. Nếu trưởng lão về, xin phiên chưởng môn chuyển lời hộ. Tạ mỗ đa tạ. Thôi, cáo từ !"

Nói xong, y gật gật đầu rồi dẫn chúng tu Côn Ngô rời đi.

Trong điện Lãm Nguyệt giờ chỉ còn lại mình mình Phương Tiểu Tà.

Lúc Tạ Bất Thần làm một tràng xong rồi đi, bằng trực giác gần như của loài dã thú, Phương Tiểu Tà liên dễ dàng ngửi ra cái mùi đối chọi không chút khoan nhượng trong hai cái tiếng chuyện riêng kia. Hắn bất giác nhíu tít mày. Thực là khó hiểu.

Trong bốn trăm năm nay, phần lớn thời gian Kiến Sầu sư bá đều bế quan, hoặc không thì cũng đi đi vê về giữa Thập Cửu Châu với Cực Vực. Sư bá rất ít khi nào can thiệp vào chuyện đời, thậm chí đến như tiểu hội Tả Tam Thiên cũng chẳng thấy mặt bao giờ. Dưới con mắt người ta thì do đắc đạo với lại vừa mạnh vừa bí ẩn nên tất nhiên người hoàn toàn không cần phải lộ diện. Chỉ cần cái tên lẫy lừng kia là đã đủ để khiếp hãi đám yêu ma ngoại đạo rồi. Cái vị thánh quân Côn Ngô này với Kiến Sầu sư bá nhà mình thế nên phải nói là "vua chẳng thấy chúa", có qua lại bao giờ đâu.

Mà sư bá muốn tra xét chuyện gì ?

Đã vậy mấy năm trước lại còn nhờ vả Tạ Bất Thần nữa ?!

Phương Tiểu Tà nghĩ ngợi mãi, càng nghĩ lại càng thêm bực mình, tiện tay quăng luôn cái bạch cuốn sổ nhỏ lên khung cửa sổ.

Đây là quyển ký sự hành trình của Trí Lâm Tẩu viết cách đây hơn mười năm trước. Cuốn sổ mở ra đúng ngay trang về Nhai Sơn.

Trên đó viết rõ : Trong ba thanh kiếm của Nhai Sơn thì Nhai Sơn là thánh kiếm, Nhất Tuyến Thiên là ma kiếm, Vô Danh là chân kiếm. Thanh Nhai Sơn mà Khúc Chính Phong lấy được là thánh kiếm ma tâm. Thanh Nhất Tuyến Thiên thuộc về tay Kiến Sầu là ma kiếm thánh tâm. Còn thanh Vô Danh của Phương Tiểu Tà thì là chân kiếm chân tâm.

Phương Tiểu Tà còn nhớ rất rõ hai ngày sau khi thanh kiếm sắt Vô Danh kia vừa thuộc về hắn thì cuốn ký sự hành trình của Trí Lâm Tẩu này đã truyền khắp Thập Cửu Châu. Hắn có tìm xem qua rồi nói cho Kiến Sầu sư bá nghe. Nhưng sư bá của hắn chỉ liếc mắt nhìn rồi cười, mà cười xong thì lại trầm ngâm thật lâu. Hắn bèn hỏi : "Trí Lâm Tẩu viết không đúng sao ?"

Sư bá nén tiếng thở dài, đoạn gấp cuốn sổ lại rồi chậm rãi đáp : "Chân kiếm có chân tâm, thánh kiếm có thánh tâm, vậy ma kiếm dĩ nhiên phải có ma tâm.”

Thánh tâm, ma tâm...

Phương Tiểu Tà ngẩn người lẩm bẩm thốt lên.

Nếu Khúc sư bá là thánh tâm thì còn có thể hiểu được. Nhưng Kiến Sầu sư bá không biết tại sao lại nói mình là ma tâm. Thế là thế nào kìa ?
Bình Luận (0)
Comment