Chương 556 : Ngọn nguôn cái tên
Chương 556 : Ngọn nguôn cái tênChương 556 : Ngọn nguôn cái tên
Quá sức tưởng tượng.
Nếu hiện giờ không phải đang tận mắt chứng kiến, hơn nữa còn có Nguyệt Ảnh kế bên, Điên Đảo chân nhân thực không dám tin thời này khắc này ở ngay nơi đây thế mà lại có mặt người thứ tư, đã vậy người này còn bám đuôi theo bọn họ suốt cả hành trình mà chẳng ai mảy may hay biết I
Tu sĩ cùng cảnh giới tuyệt không làm nổi !
Nhưng nữ tu này là ai mà lại làm được 2
Đàn tứ cạnh bên, Điên Đảo chân nhân ngồi sau bàn cờ, thần sắc chợt trở nên dài dại hiếm thấy. Mà Phụ Kiếm Sinh ở kế lão đầu mày cũng càng nhíu chặt, ánh mắt ngưng đọng trên người Kiến Sầu.
Qua màn sương mông lung mơ hồ dưới ánh trăng, hắn trông thấy rất rõ dáng dấp của nàng. Tuy có thể nói là hắn chưa gặp bao giờ nhưng cái khí độ lãnh diễm thoát tục toát ra từ người nàng thế kia lại tự nhiên khiến trí lóe linh quang, trong chớp mắt liền chợt vỡ lẽ.
Hóa ra là nữ tu ở dưới tường thành lúc trước.
Nàng ta đứng đó, không hề che giấu lấy nửa phân tu vi thực sự của mình, vì vậy chút tiên lực thưa loãng kia liên trở nên rất rõ ràng.
Trong khi cách đây không lâu, lúc Phụ Kiếm Sinh có lướt thần thức qua thì cũng phát hiện thấy một người như vậy.
Nhưng lúc đó bề ngoài nàng ta lại không giống thế này.
Phụ Kiếm Sinh trong lòng đột nhiên sáng tỏ, hai hàng mày đang cau lại cũng dần dần giãn ra. Hắn không có ác ý với người khác nên khi Nguyệt Ảnh mời nữ tu kia ngồi xuống, hắn dĩ nhiên không phản đối.
Tuy nhiên vừa mới thả lỏng người xong thì một chi tiết nhỏ khác bỗng ập tới.
Quái quỷ !
Không nghĩ thì thôi mà đã nghĩ tới thì thực hết hồn, toát cả mồ hôi lạnh !
Tu vi của nữ tu này quỷ dị như thế nào tạm gác sang một bên, chỉ lấy việc trước đó nàng ta rõ ràng là vẫn còn ở dưới chân tường thành mà xét thì lúc hai người bọn họ bỏ đi, Lập Tà Dương đã phong tỏa hết toàn bộ tinh vực Hạo Thiên rồi ! Người cho dù có đạt tới cảnh giới thánh tiên chăng nữa cũng không thể nào thần bất tri quỷ bất giác đột phá phong tỏa nổi. Nàng ta làm sao mà đi suốt theo họ nguyên cả một chặng đường, có mặt ở đây ?
Phụ Kiếm Sinh với Điên Đảo chân nhân vẫn còn chưa hay chưa biết chuyện gì đã xảy ra dưới chân tường thành. Tỷ như có biết, cả hai sẽ không chỉ cảm thấy quái quỷ một cách đơn giản như vậy mà hơn nữa thời này khắc này nhìn Kiến Sầu có khi sẽ sợ đến rùng mình sởn tóc gáy cũng không chừng !
Duy có mỗi Nguyệt Ảnh là người trấn định nhất.
Khi y từ trên núi cao bay xuống giữa đêm trăng, người ta chỉ thấy y phục trên người y trắng toát từ đầu đến chân, nhưng đến lúc y đứng im trên núi, nhìn lại mới hay cái sắc trắng như tuyết ấy thực ra là do chất liệu của lông chim hạc tạo thành.
Nếu nói Phụ Kiếm Sinh khí độ phản phác quy chân thì con người y lại có thân thái phiêu dật trên cả tuyệt vời !
Ai nhìn khuôn mặt y cũng đều có cảm giác như mộng như ảo. Mới đầu trông thấy, đường nét tựa hồ rõ rõ ràng ràng ra đấy. Mà dưới đáy đôi con ngươi sâu thẳm đen láy kia thì lại như anh ánh tím mờ. Song rời mắt rồi, người ta lại quên hết tất cả, chỉ thấy sao mà mông lung mơ hồ, chẳng có cái gì là rõ ràng chính xác, thực tưởng như mình lạc bước đi mãi trong một vùng sương mù mênh mông, toàn thân chếnh choáng vì đã uống cả bốn năm cân rượu ngon, duy điều nhớ được thì chỉ có mỗi cái nốt ruồi trên đầu mày bên phải mà thôi.
Kiến Sầu đúng là đã đi theo Phụ Kiếm Sinh với Điên Đảo chân nhân tới. Nàng cũng biết bọn họ muốn gặp gỡ một người bạn có tên "Nguyệt Ảnh", nhưng thực hoàn toàn chẳng ngờ rằng mình vậy mà lại bị người ta nhìn thấu ngay lập tức.
Sau một hồi quan sát ba người bọn họ, Kiến Sầu cũng không giấu diếm mục đích của mình, thế nên bèn hơi cúi người thủ lễ đáp : 'Lúc trước ở dưới tường thành ngạn Giang Nam, ta có nghe hai vị đạo hữu đề cập tới "hoang vực”, bởi thấy cũng có chút hứng thú nên mới mạo muội đi theo tới đây, xin các vị rộng lòng thứ lỗi cho."
Hoang vực ư 2
Một tràng không nói còn đỡ, nói rồi liền khiến mục quang trong mắt Điên Đảo chân nhân phải ánh lên kinh ngạc tột cùng : Nên nhớ lúc Phụ Kiếm Sinh nói chuyện, chẳng có ai dưới chân tường thành nghe được cái gì, nhưng vị nữ tu này thế mà lại nghe rõ ràng được hết !
Hóa ra ngồi ở dưới nhưng lợi hại đến vậy !
Lâu rồi lão không quan tâm tới chuyện đời, nào biết trên thượng khư tự nhiên lại mọc ra người tài cán thế đâu !
Điên đảo chân nhân không khỏi đưa mắt nhìn Phụ Kiếm Sinh. Tựa hồ như hiểu ý lão, Phụ Kiếm Sinh cũng khẽ gật đầu. Thượng khư to như vậy, tuy mênh mông nhưng bản lãnh của chúng tu sĩ cũng không phải nhỏ. Tu sĩ tài năng dù không để ý tới tục sự nhưng cũng chẳng đến nỗi tự để mình mắt điếc tai ngơ. Cứ hễ nhắc tới ai, ít nhiều gì cũng sẽ có người nhớ rõ.
Huống chỉ là Phụ Kiếm Sinh đã thuộc vào hàng thánh tiên rồi.
Trong ấn tượng của hắn, thượng khư xưa nay chưa bao giờ có nữ tu lợi hại như vậy. Nàng ta có lẽ chỉ mới xuất hiện gần đây thôi.
Nguyệt Ảnh cười nói : "Tại hạ Nguyệt Ảnh, một kẻ nhàn tản ở thượng khư tiên giới này. Hai người đây là bạn bè tại hạ kết giao mấy trăm năm trước. Vị ôm đàn tên gọi Điên Đảo chân nhân, còn vị đeo kiếm kia thì tên Phụ Kiếm Sinh.
Đây là xưng báo gia môn đấy.
Kiến Sầu nếu đã tới nơi này, hơn nữa sau khi bị Nguyệt Ảnh nhìn thấu phải hiện thân thì không muốn giấu diếm hành tung của mình nữa, bởi vậy bèn thẳng thắn tự giới thiệu : "Tại hạ Kiến Sầu, người gốc Nguyên Thủy."
Kiến Sầu !
Hóa ra thực chính là nữ tu trên thập tử lệnh kia !
Cái chuyện xưng tên tuổi này quả không phải chuyện đùa, chỉ trong chớp mắt thôi mà nó đã làm đảo lộn hết mọi hiểu biết vốn có của bọn họ !
Các đây mấy năm, liên quan đến việc trên sinh tử lệnh, Nhai Sơn có từng tuyên bố rõ ràng và thậm chí còn nhúng tay can thiệp đến ồn ào ầm ï hết cả lên, thế nên Điên Đảo chân nhân với Phụ Kiếm Sinh đều biết rất rõ.
Nhưng chưa hề có người nào nghi ngờ tấm thập tử lệnh này thật hay giả. Nói cách khác, bất kỳ ai đọc qua thập tử lệnh xong sẽ không bao giờ nghĩ rằng nữ tu phải truy sát trên đó lại sẽ là một đại năng tu vi khiếp đảm thế này !
Mà người ta mới vừa phi thăng lên thôi đấy.
Hiện tại, vị nữ tu thoạt trông tu vi thấp kém kia thế mà đứng ngay trước mặt bọn họ, thần không biết quỷ không hay theo đuôi họ suốt cả một chặng đường, rồi sau đó điềm nhiên vô tư nói ra tên tuổi và gốc gác của mình...
Nửa điểm cũng không lo lắng.
Tuy nhiên nghĩ lại thì cũng đúng thôi, cả hai người đều là thánh tiên hết. Đối với bọn họ mà nói, cái gọi là thập tử lệnh kia chẳng có lấy một chút hấp dẫn nào. Cô ta thừa nhận mình là Kiến Sầu thì cũng chẳng hại đi đâu.
Mỗi người ít nhiều đều không khỏi có suy nghĩ riêng, nhưng bởi thấy nữ tu này đường đường chánh chánh hiện thân, hành xử có nhiều chỗ đặc biệt, hơn nữa lúc trước còn ngồi chung với cả một đám người muốn giết mình ở dưới chân tường thành, xét từ dũng khí cho tới thực lực như vậy, thảy đều khiến người ta phải sinh lòng bội phục.
Chẳng qua là ngồi uống rượu chuyện phiếm đôi câu mà thôi, đâu cần phải để ý nhiều làm gì.
Bọn họ vui vẻ mời Kiến Sầu cùng ngồi xuống thuyên con. Điên Đảo chân nhân an tọa ở đầu mũi, đối diện Nguyệt Ảnh, còn Kiến Sầu với Phụ Kiếm Sinh thì yên vị ở hai bên, cũng mặt đối mặt với nhau. Ngồi bên trái Điên Đảo chân nhân là Kiến Sầu, bên phải là Nguyệt Ảnh.
Nguyệt Ảnh là chủ nên khơi mào trước tiên bằng cách cất vò rượu ở trên bàn đi, kế lại trỏ ngón tay vạch lên bàn cờ thành bốn phần đối xứng rồi nói : "Gặp nhau đây coi như cũng là cái duyên. Hôm nay chúng ta có bốn người như vậy, thôi chi bằng chơi một ván bốn người đi."
Bàn cờ này đen tuyền, vạch ngang vạch dọc đều đặn thẳng thớm. Kiến Sầu đưa mắt quan sát. Nàng cũng không có gì phản đối song khi nhìn vào hai cái rổ đựng cờ thì chẳng thấy quân cờ đâu, bèn hỏi : "Lấy gì làm quân ?”
Nguyệt Ảnh cười. Y rũ mi tựa hồ như suy nghĩ, thoáng sau thì đáp : "Chuyện này đơn giản thôi."
Nói xong liền phất tay áo giơ lên, cuốn một vòng về phía thiên không trên cao.
Loạt xoạt ! Loạt xoạt !
Trời đêm thâm trầm, sao sao giăng giăng nối nhau thành dải ngân hà. Nhưng trong chớp mắt không biết bao nhiêu là ngôi liền đua nhau băng không sa xuống, rào rào rớt vào rổ đựng cờ.
Chỉ chốc lát sau là đầy vun cả rổ.
Ngẩng đầu nhìn lại thiên không thì một góc lấp lánh ban nãy đã trở nên xám xịt trống trải, chẳng có lấy một bóng sao nào.
- Ha ha, lấy trời làm bàn cờ, lấy sao làm quân ! Tuyệt diệu !
Điên Đảo chân nhân nhìn mà hai mắt sáng rỡ, thích đến nỗi không khỏi vỗ tay khen ngợi, song sau lại có vẻ như buồn buồn : "Tiếc thay, lão đạo chỉ biết chơi đàn tứ chứ không biết chơi tỳ bà !"
Nói xong, lão nhón lấy một quân sao lên, nhìn nhìn một hồi rồi hạ nó xuống một góc trên bàn cờ, kế lại nói với Kiến Sầu : "Nguyên Thủy toàn sản sinh kỳ nhân. Năm xưa đã có một vị Lục Diệp lão tổ rồi, bây giờ lại còn thêm một người nữa như Kiến Sầu đạo hữu đây. Quả đúng là lạ lùng ! Chuyện về hoang vực Bàn Cổ ở đại la thiên cũng coi như bí mật, dưới thánh tiên không ai biết hết. Nhưng Kiến Sầu đạo hữu vậy mà lại cảm thấy hứng thú với nó, thực đúng là làm bần đạo có hơi tò mò." Lúc này, Phụ Kiếm Sinh cũng lấy một ngôi sao, hạ quân xuống bàn cờ. Nghe thấy Điên Đảo chân nhân nói vậy, hắn cũng ngẩng đầu nhìn Kiến Sầu đối diện trước mặt. Ánh mắt hắn vừa độ lượng vừa rất có chừng mực, dù thế nào đi nữa cũng không để cho người khác mất tự nhiên.
Kiến Sầu ngước mắt nhìn Phụ Kiếm Sinh, kế lại ngó qua vị trí hắn hạ quân cờ, song sau đó liền quay sang đáp lời Điên Đảo chân nhân : "Nhiều năm trước ở Nguyên Thủy, ta có từng đọc được một ít ghi chép từ thời thượng cổ còn sót lại, nhưng tựu chung vẫn là nghe nói mà thôi."
- Thối lắm !
Điên Đảo chân nhân chẳng buồn khách sáo mảy may, cười khẩy ngay lấy một tiếng. Lão hoàn toàn không tin vào câu trả lời của Kiến Sầu mà chỉ hừ giọng bĩu môi.
Tới phiên Nguyệt Ảnh ra quân lượt thứ ba. Y nhặt con cờ lên mà không khỏi bật cười cảm thán : "Lâu năm không gặp, mãi cả buổi mới nghe cái câu cửa miệng này của lão. Cứ tưởng đổi tánh rồi chứ ai ngờ đánh chết cái nết không chừa thế này. Theo ta thấy, lão nên đổi thành "Rắm thối chân nhân” đi chứ đừng gọi "Điên Đảo chân nhân" nữa. Vậy thì hợp hơn."
- Thối lắm !
Điên Đảo chân nhân cười khẩy, thậm chí đối với cả Nguyệt Ảnh cũng chẳng thèm nể mặt.
Mặc y chế giễu, ánh mắt Điên Đảo chân nhân lại một lân nữa phóng xuống người Kiến Sầu nhưng lão cũng không truy đến cùng về câu trả lời ban nãy của nàng, chỉ nói : "Cô đã biết vê hoang vực Bàn Cổ thì dĩ nhiên cũng phải biết nó hình thành như thế nào. Hoang cổ là thời của thần chích. Viễn cổ là thời người với thần cùng tồn tại. Nhưng đại chiến xảy ra, dẫn tới kết cục đêm trường vĩnh cửu. Bàn Cổ đại tôn vì vậy mới mãi mãi hôn mê trong bóng tối đó. Nhưng đêm dài qua đi, trăm tộc phát triển, thượng khư được thành lập, thế nên mới có thời đại phồn thịnh, tức khoảng thời gian tu sĩ chúng ta du nhập giới này. Người ta gọi đó là thời "thượng cổ" song tới bây giờ thì đã là thời kim cổ rồi. Mặc dù Bàn Cổ đại tôn đã chết nhưng dù sao ngài vẫn là thủy tổ loài người, là chúa của tu sĩ. Thân xác khổng lồ của ngài khó thấy được hết, chẳng qua là đã biến thành núi cao sông sâu đó thôi, lấy dáng dấp của một người khổng lồ mà lơ lửng trôi nổi ở vùng ven vũ trụ. Nhưng cách đây bốn trăm năm, có mấy vị tiên tôn tìm được tung tích của ngài nên mới dự định hợp sức của cả ba vùng trời đại la thiên, tự tại thiên với phi tà thiên để mở hoang vực ra. Tính thời gian thì chắc là chuyện của bốn mươi bốn năm sau."
Cái gọi là "hoang vực" đó thật ra chính là thân xác của Bàn Cổ.
Ngài trôi nổi trong vũ trụ, vì chịu ảnh hưởng của lực tương tác giữa các hành tỉnh trong vũ trụ nên có quỹ đạo riêng. Cứ mỗi sáu vạn năm ngài phiêu đãng được một vòng, trong đó có một lần sẽ trôi gần tới thượng khư tiên giới.
Mà lần gần nhất sẽ chính là bốn mươi bốn năm sau.
Câu trả lời của Điên Đảo chân nhân không khác nhiều lắm so với điều Kiến Sầu từng biết và suy đoán trước đó. Những gì ghi lại trên "Cửu khúc hà đồ' đã đủ nhiều, cho nên nếu công bố có lẽ sẽ là tin tức làm chấn động mọi thánh tiên, và cũng vì vậy nên sắc mặt nàng trông ra chẳng thấy kinh ngạc gì mấy.
Không chỉ có hoang vực mà làm sao mở được hoang vực mới là chuyện nàng tò muốn biết hơn nữa.
Nguyệt Ảnh đã hạ quân xong. Lượt thứ tư tới mình, nàng thò tay vào rổ, lấy một con cờ lên, tùy hứng áp xuống bàn, rồi hỏi : "Vậy tới lúc đó, hoang vực ai cũng vào được sao ?”
- Vào cái cứt chó I
Lần đầu tiên Điên Đảo chân nhân mở miệng nói tục. Lão lắc đầu nói : "Bàn Cổ đại tôn khai thiên lập địa, làm sao mà muốn vào là vào được hả ? Chỉ nội khi hoang vực tới gân thượng khư thì sức ép đã mạnh tới nỗi rung rinh cả tiên giới rồi, nhiêu khi không khéo còn tan tành cũng không chừng. Tu sĩ chúng ta đúng là đã phi thăng, mang tiếng "tiên" rõ ra đấy, nhưng muốn vào hoang vực thì phải dựa vào sức mình, cũng mệt bở hơi tai chứ dễ gì. Bởi vậy trừ phi cô lợi hại tới độ giỏi ngang với đám tiên tôn, bằng không thì khéo tiêu tán thân hồn như chơi, phải có trường dạ giản hỗ trợ mới được."
Trường dạ giản cũng là vật có lai lịch.
Thời viễn cổ là thời chiến tranh ác liệt giữa loài người với thần chích. Hậu quả là nơi nơi lúc nào cũng tối tăm, sao không lóe nổi lấy được một tia sáng, thành thử muôn vàn tu sĩ loài người đã phải bỏ mạng trong bầu hắc ám lạnh lẽo đó.
Bàn Cổ bèn tạo ra trường dạ giản.
Trường dạ giản vốn có ba cuộn, lấy ánh sáng của các vì sao chưa lóe làm nguyên liệu chế thành. Nó có thể chiếu sáng thế giới bốn phương, phù hộ loài người. Đến lúc đêm dài tăm tối gần chấm dứt thì Bàn Cổ lại ngã xuống trong trận chiến khốc liệt cuối cùng. Trường dạ giản có ba cuộn thì đã mất hết hai, duy có cuộn thứ ba là rớt mất đâu đó trong vũ trụ mênh mông.
Vài vạn năm sau, thượng khư thiết lập, Bạch Hạc đại đế tình cờ tìm được cuộn thứ ba tàn khuyết. Vì vậy, ngài mới chia nhỏ ra thành ba mươi bảy bản.
Trên các bản có lưu lại năng lượng của Bàn Cổ đại tôn trước kia. Tu sĩ cứ câm lấy nó là có thể đi vào hoang vực, không bị bài xích. - Cho nên trừ tiên tôn ra, bốn mươi bốn năm sau chỉ có ba mươi bảy người có thể vào trong đó mà thôi. Như bần đạo vô công rỗi nghề đây, thậm chí đến nghị sự cũng chả lộ mặt thì bản biếc gì đó đi hoang vực chắc chắn sẽ chả có phần.
Tất nhiên, điều quan trọng hơn nữa là lão đâu có muốn đi đâu.
Trên người Điên Đảo chân nhân toát ra cái khí khái ngông cuồng ngạo đời của kẻ say. Tay cầm một quân cờ sao hạ cái chóc xuống bàn, lão hỏi Kiến Sầu : "Cô muốn đi hoang vực ?"
Kiến Sầu thật tình đáp : "Có chút hứng thú muốn đi."
Ngay lập tức, Phụ Kiếm Sinh với Nguyệt Ảnh liền nhất tê đưa mắt nhìn nàng.
Điên Đảo chân nhân cười hềnh hệch nói : "Vậy thì dễ thôi. Trong số bốn người chúng ta đây, cô thấy cái tên tiểu tử này với lão Nguyệt Ảnh không ? Tháng trước cả hai ai nấy đều thu được mỗi người một cái trường dạ giản đó. Bây giờ cô cứ đi thách đấu với bọn họ, thượng đài đấu pháp coi coi cao thấp thế nào, nói bọn họ ai thua thì đưa giản cho cô !"
Ở thượng khư tiên giới, sức lực của tu sĩ cực kỳ lớn. Nhưng ân oán giữa người với người thường khó mà giải quyết cho rốt ráo, thế nên mới có đài đấu pháp.
Cứ hễ muốn đánh là tu sĩ quân tử lập thệ đấu pháp. Đài đấu pháp liền sẽ mở ra ngay tức khắc.
Đài này là một thế giới riêng. Tu sĩ ở bên trong có đánh nhau ác liệt tới độ nào đi nữa thì cũng sẽ không bao giờ có thể đến nỗi gây ra phá hoại quá lớn với thượng khư tiên giới.
Giống như Lục Diệp lão tổ năm xưa đã đánh bại Bích Tỳ tiên quân trên đài đấu pháp vậy.
Kiến Sầu tuy không biết đài đấu pháp là chuyện như thế nào nhưng cũng có thể đoán được đến bảy tám phần. Nàng nhìn lại hai người Phụ Kiếm Sinh với Nguyệt Ảnh mà đầu óc thoáng chút trầm ngâm suy tính.
Dĩ nhiên nàng sẽ không đến nỗi đùng đùng đòi động thủ như vậy.
Cái vị Điên Đảo chân nhân này đối với nàng mà nói thì chẳng khác gì bèo nước gặp nhau. Lão giải đáp thắc mắc cho nàng là có thể coi như đã giúp đỡ nàng rồi. Nàng sao có thể được đằng chân lân đằng đầu, không biết điều đến thế cơ chứ 2
Cho nên Kiến Sầu liền bật cười thành tiếng. Nàng làm như không nghe thấy một tràng kia của Điên Đảo chân nhân mà lại đáp lại một câu nghe ra có vẻ như hoàn toàn không ăn nhập gì tới : "Chân nhân có đạo hào "Điên Đảo" thực đúng là chẳng sai chút nào."
Điên Đảo chân nhân đi một nước trên bàn cờ, sắc mặt bấy giờ mới chợt thấy có phần nào đắc ý, nhưng lúc nhìn vào bàn cờ, sâu trong đôi con ngươi lại chợt ánh lên một chút gì đó nguội lạnh, mất hứng.
Lão giơ tay chấm chấm lên bàn cờ, nhưng miệng thì nói : "Cô nhìn cái bàn cờ dưới tay chúng ta đi. Con cờ không đen không trắng nhưng chơi được là vì cô nhớ vị trí quân cờ mình đã hạ ở đâu. Nhưng thế gian này vốn không có đen trắng cái gì cả. Tất cả đều do đám phàm phu tục tử tự đặt, tự mua dây buộc mình thôi. Bần đạo chỉ lấy đen đổi thành trắng, trắng đổi thành đen, xem bọn phàm nhân diệu nhân gì gì đó thành đồ tâm thường, coi kẻ xấu kẻ tốt như chết hết cả. Người ta nói ta lộn xộn, tréo cẳng ngỗng nhưng theo ta chính bọn họ mới lộn xộn tréo cẳng ngỗng thì có !"
Kiến Sầu nghĩ kỹ thì thấy câu nói của lão nghe như có cái tịch mịch cô đơn theo kiểu "cả thiên hạ đều say, chỉ mình ta là tỉnh”. Nàng nhất thời lặng người, quên cả nói năng.
Phụ Kiếm Sinh khuôn mặt thiếu niên hiền hòa, trông vẫn bình thản như trước.
Nguyệt Ảnh liền chỉ tay vào hắn, cười nói : "Bởi vậy, Kiến Sầu đạo hữu, cô xem đi, người trái khoáy thích kẻ trái khoáy đó thôi. Cái tên Phụ Kiếm Sinh này mang tiếng là "Phụ* Kiếm Sinh" nhưng trên người có đeo cây kiếm nào đâu. Vậy mà hắn lại là kiếm tu số một thượng khư đấy. Phụ Kiếm Sinh không mang kiếm, thế có phải là thú vị hay không ?”
* Phụ có nghĩa là vác, gánh, cõng.
Phụ Kiếm Sinh không mang kiếm.
Kiến Sầu không khỏi ngước mắt nhìn người đối diện.
Người thiếu niên áo vải vậy mà lại có vẻ hơi ngượng ngùng. Cũng không để bụng một tràng bông đùa kia của Nguyệt Ảnh, hắn chỉ đính chính lại : "Ta không phải là kiếm tu mà là kiếm khách."
Nguyệt Ảnh lắc đầu không nói.
Phụ Kiếm Sinh kế đó liền nhìn về phía Kiến Sầu, trong đôi con ngươi đen láy tựa ngọc ấy nhìn mà tưởng như thấy được một trời non xanh nước biếc đồng thời vừa lại ấm áp mênh mang. Hắn vậy mà lại hỏi thẳng nàng một cách khác thường : "Kiến Sầu đạo hữu cũng dùng kiếm ư ?"
Giữa người dùng kiếm với nhau có mối liên hệ cảm ứng lạ lùng.
Hắn tuy không thấy kiếm của Kiến Sầu nhưng lại cứ có cảm giác nàng người dùng kiếm.
Kiến Sầu ngạc nhiên, thán phục sự nhạy bén của Phụ Kiếm Sinh, song cũng không phủ nhận mà đáp : "Cũng có dùng." Song vừa thốt ra miệng, tự nhiên nàng lại nhớ tới Khúc Chính Phong cũng là người dùng kiếm.
Nàng tuy không thấy kiếm của hắn nhưng lại có cảm giác kiếm của mình với kiếm của hắm không phải cùng một loại.
Bởi vậy nên khóe miệng hơi hé nét cười, đắn đo chốc lát, nàng nói : "Mà điều kiếm với kiếm khác khau, thành thử người sử dụng mỗi cây cũng khác nhau. Anh là khách, ta là chủ."
Anh là khách, ta là chủ.
Kiếm khách, kiếm chủ !
Chỉ sáu tiếng đơn giản nhưng lại ngỡ như thấy được cả một vùng ánh kiếm loang loáng tung hoành trên mặt hồ không trăng này, khiến sóng nước lúc trước vốn tĩnh lặng bỗng đâu thình lình cuồn cuộn một trận ba đào !
Nghe ra trong đó có phần bá đạo.
Nhưng Phụ Kiếm Sinh chỉ sững người trong một thoáng, sau đó liền vỡ lẽ, hiểu ra ngay ý Kiến Sầu muốn nói : Đối với người kiếm khách, kiếm như mạng, chẳng khác gì bản thân mình, trọng là trọng ở "kiếm"; còn người kiếm chủ thì ta như kiếm, vạn kiếm về ta, trọng là trọng ở cái tôi trong mình.
Hai cái chủ - khách này hoàn toàn không phân được cao thấp, song cái đạo trong đó thì khác biệt.
Người thiếu niên chẳng uống rượu nhưng vậy mà lại có cảm giác chếnh choáng say say. Hắn mặc cho gió lạnh vi vu lướt qua vành tai, trong bụng tự nhiên thấy có cái gì đó nong nóng.
Trên hồ, bầu không khí trong con thuyền nhỏ nhất thời tịch mịch như tờ.
Nguyệt Ảnh hốt nhiên dõi mắt nhìn lên bầu trời đêm xa xa, đôi con ngươi thoắt cái hơi vụt co lại, nhưng sau liên ngoảnh đầu lại hỏi : "Ba người bọn ta đều có danh hào, cái nào cũng có nguyên do. Vừa rồi nghe đạo hữu nói "Kiến Sầu” là danh hào, tên làm ta nhớ đến một câu kệ của nhà Phật : "Tâm trung hữu Phật linh thai sầu*". Vậy không biết có giải nghĩa được chăng ?
* Phật linh thai : đài thiêng thờ Phật. Ý nói trong tâm có đài thiêng thờ Phật, nhìn mà sầu.
- Chữ sao nghĩa vậy thôi.
Kiến Sầu cũng tuyệt không phủ nhận nguồn gốc cái tên này.
Nghe ra ẩn ý trong lời nàng, Điên Đảo chân nhân bèn hỏi tiếp : "Nghĩa trên mặt chữ, thế còn có cách hiểu khác không ?"
Kiến Sầu cười đáp : "Lúc u mê thì có cách thoát u mê, lúc khai ngộ thì có cách mở khai ngộ. Người ta hay nói : "Kẻ vô tri chẳng biết sợ". Kiến Sầu ở Nguyên Thủy khổ tu bốn trăm năm thì ngộ ra cách hiểu mới. Đối với chuyện đời, người trong thiên hạ có thấy có biết sẽ có sầu, chẳng thấy chẳng biết sẽ chẳng sầu. Càng thấy càng biết càng sầu hơn. Thấy cực nhiều, biết cực nhiều thì càng sầu cực. Hễ đã có biết thì tất có sầu, bởi vậy mới lấy tên "Kiến Sầu”. Không biết giải thích như vậy đã rõ chưa ?"
- Giải thích tuyệt hay !
Điên Đảo chân nhân nghe xong không khỏi vỗ tay khen.
Nguyệt Ảnh vốn chỉ cảm thấy hai tiếng "Kiến Sầu" rất lạ nhưng không ngờ lại nghe được cách giải thích như thế, trong đó vậy mà có cả chút ưu tư về đời, nhìn thấu thế nhân với con mắt cực kỳ rộng lượng.
Y lẩm nhẩm, lặp đi lặp lại tên nàng ba lần rồi cười to, đoạn ôm vò rượu đã để sang một bên ban nãy lên bảo : "Giải nghĩa cực hay ! Phải đãi ! Xem như đạo hữu là tri kỷ vậy, uống ba chén cho thỏa đi !" - Nhưng ngươi bày rượu mà chẳng có chén gì hết.
Điên Đảo chân nhân thực ra đã thèm rượu từ lâu, mà nãy giờ ngồi đây chỉ thấy có vò chứ không có chén, bởi vậy liền chọc Nguyệt Ảnh một câu.
- Chắc là không muốn mời chúng ta uống rượu hay sao đó mà.
Người có mặt ở đây đều là thánh tiên đỉnh đỉnh của thượng khư này. Chẳng qua chỉ có mấy chén rượu thôi, dễ gì làm khó được Nguyệt Ảnh chứ. Hắn giơ tay định lấy chén ra, nhưng vừa ngay lúc đó trên mặt hồ bỗng đâu chợt loang loáng sang sáng cả vùng.
Hóa ra là sóng nước phản chiếu hình ảnh trời đêm !
Có mười mấy đạo hào quang đang vù vù phóng tới giới này, trong chớp mắt đã đáp xuống mặt hồ nơi đây !
Nguyệt Ảnh, Điên Đảo chân nhân với Phụ Kiếm Sinh, cả ba người đầu mày thoắt cái cau lại, trông rõ là không ưa gì sự xuất hiện của đám khách không mời mà tới này.
Duy có mỗi Kiến Sầu im lìm chẳng động.
Nàng áp quân cờ sao đang nằm giữa đầu ngón tay xuống bàn đâu đó xong xuôi rồi mới đứng dậy, cầm Nhất Tuyến Thiên lên nói : "Mấy kẻ chán đời tới rồi ! Đêm thế này trăng thế này mà không có chén uống rượu sao được ! Chỉ vài ba cái chén thôi, ba vị chịu khó ngồi tạm, chờ ta đi lấy, chút nữa thôi sẽ quay về."