Ta Không Thành Tiên ( Dịch Full)

Chương 562 - Chương 562 : Thương Buôn Lạ Bán Mộng

Chương 562 : Thương buôn lạ bán mộng Chương 562 : Thương buôn lạ bán mộngChương 562 : Thương buôn lạ bán mộng

- Vậy Lục Diệp lão tổ đó là người như thế nào ?

Hoàng hôn từ bốn phương tám hướng buông xuống, bảng lảng rải rắc sắc vàng hiu hắt trên con đường cái quan thưa thớt kẻ qua người lại. Tít tận chân trời, tà dương xán lạn ánh đỏ thiên không. Xa hút ngoài thành, núi đồi xanh xanh mờ khuất trong mây. Trên con đường cái quan ấy, Kiến Sầu lững thững tản bộ, thậm chí ngay giọng nói nghe ra cũng nhàn nhã vô cùng.

Mà người đi bên cạnh nàng lại chính là Phù Đạo sơn nhân.

Gậy trúc chín đốt trong tay, đầu gậy kín đầy dây thừng xơ xác cũ kỹ buộc chằng buộc chịt, trông hoàn toàn chẳng khác gì thứ đồ của hạng ăn mày. Người đi tới đâu gậy liên chống cái chóc tới đó.

Đạo bào lôi thôi lếch thếch, bên hông còn tòn ten bầu rượu.

Đầu tóc của Phù Đạo sơn nhân chẳng biết tự lúc nào đã trở lại "phong cách" bụi bặm lù xù, rối tung rối bù như trước. Nghe Kiến Sầu hỏi, lão chỉ ngoạm cái đùi gà đang cầm trong tay trái, nhe răng giật đứt miếng da giòn rụm bóng nhãy mỡ xong thì thỏa mãn nheo nheo mắt, lầm bà lầm bầm trong miệng : “Cái lão yêu bà, yêu bà đó...'

Giọng lão dài ra, giống như đang nghĩ ngợi cái gì.

Kiến Sầu không khỏi quay đầu nhìn lão.

Phù Đạo sơn nhân tròng mắt đảo lia đảo lịa một hồi rồi đáp : 'Ăn ngon, bá đạo, khỏi chê câu nào, ngon muốn chết đi được."

Nàng đâu muốn nghe mấy cái thứ này đâu. Tuy đã phi thăng lên tới thượng khư, thậm chí mười năm đầu, nhờ vào khả năng giết người quỷ khóc thần sầu mà cái danh "tiên Kiến Sầu" nổi lên như côn, nhưng Kiến Sầu thấy chỉ cần đứng trước mặt Phù Đạo sơn nhân hỏi một câu nghiêm túc là vấn đề liền xiên xiên xẹo xẹo ngay.

- Sư tôn, ý con muốn hỏi -

- Biết rồi ! Biết rồi ! Tu vi với làm người này nọ chứ gì I

Phù Đạo sơn nhân phẩy phẩy tay, rồi cũng không chờ cho nàng dứt câu liền bôi thêm : "Nhưng sơn nhân ta nói câu nào cũng thực hết. Cái lão yêu bà đó lúc ở hạ giới là người khó nhằn như cục rơm khô vậy. Đám Côn Ngô còn chưa nói câu nào thì mụ ta đã vơ nguyên cái Nguyên Thủy về mình, ngồi trên đầu trên cổ người ta rồi. Ai mà hó hé là bị đánh cho bò lăn bò càng. Sơn nhân ta đoán chắc quá nửa là nhờ hà đồ đó. Cái thứ này con biết quá rồi, lão yêu bà lãnh ngộ tới cảnh giới như vậy, con phải hiểu hơn ai hết chứ. Nhưng nói nào ngay, mụ ta trừ mấy lúc ăn chơi hưởng thụ với nổi tánh chẳn ra thì cũng không làm gì độc ác hay quá đáng, xưa nay coi như cũng rộng rãi cởi mở."

Người ta vậy mà bị Phù Đạo sơn nhân gọi thành "cục rơm khô" khó nhăn...

Kiến Sầu nghe xong, mí mắt không khỏi giật giật, nhưng sau đó đầu óc liền mải trầm tư suy nghĩ. Nàng không hỏi gì thêm, chỉ im lặng cùng với Phù Đạo sơn nhân đi thẳng một mạch ra khỏi thành.

Nghiêm túc mà nói, chỗ này coi như cũng là địa bàn của Tự tại thiên. Phóng mắt mà trông, người đi lại trong thành đa phần đều là tu sĩ cấp thấp từ địa tiên trở xuống, thậm chí ngoài ra còn có cả phàm nhân không tu vi.

Thượng khư tiên giới không phải chỉ có toàn tiên nhân mà thôi. Tiên với tiên lấy nhau, con cái sinh ra cũng không phải là một bước lên trời ngay được. Phần đông thiên phú tu luyện đúng là kha khá, nhưng dĩ nhiên cũng có kẻ chẳng có chút thiên phú nào. Nhóm người này vì sinh tồn và vì Tự tại thiên rất tranh chấp đấu đá nên mới chọn nó làm nơi dung thân lý tưởng.

Kiến Sầu cũng tình cờ tới đây mà thôi.

Lúc vừa mới tới thượng khư tiên giới, bởi thập tử lệnh phát động nên nàng bị người người truy sát, gân như cứ hai ba ngày là phải giết người, bọn họ đã muốn đâm đầu chịu chết thì có khuyên cũng chẳng được.

Giết mãi rồi đám người đó mới biết điều hơn. Tới lúc nhận ra mình hoàn toàn không có cơ ăn nổi, chẳng ai ngu đến nỗi tự mình tìm chết.

Nhờ vậy Kiến Sầu mới coi như rảnh rỗi hẳn.

Khi đó cũng đã được mười năm nàng tới thượng khư, bị người ta cản đường một thời gian bây giờ cuối cùng cũng có thể đáp nhờ truyền tống trận đi Đại la thiên rất mau. Nhưng nàng không làm vậy mà trái lại khi đi ngang qua tỉnh vực Không Vô thì phát hiện thấy trên hành tinh Khổ Tuệ có người phàm tụ tập. Hơn nữa, khi quét thần thức qua còn bất ngờ tìm thấy sư tôn nhà mình đang ngôi đồng trong một tửu lâu ven đường ăn gà hầm ba ngày...

Chuyện sau đó thì không cần dài dòng làm gì nữa.

Mấy năm nay thỉnh thoảng nàng ra ngoài đi dạo, tìm hiểu một chút về tình hình bên ngoài, nhưng phần lớn thời gian thì đều ở lại đây, hâu Phù Đạo sơn nhân ăn gà quay, gà hầm, gà chưng, gà nướng, gà giòn ủ muối...

Phải, nghe ra thật đúng là sướng đời, khoái hoạt.

Vừa nghĩ vừa đi, nhịp chân đã dẫn người bước lên con đường mòn ngoài thành.

Từ phía trước vậy mà có một tu sĩ tu vi thấp thấp cõng rương sách nhắm hướng thành cổ đi tới. Người này ăn mặc theo kiểu thư sinh, trường sam văn nhân nho nhã, tay móc một cái chuông trắng muốt. Người đi được ba bước thì chuông rung lên, tức thời miệng rao : "Bán mộng, bán mộng đây ! Hoàng lương nam kha*, ngàn năm trong nháy mắt. Muốn mơ gì cũng có. Ai mua mộng, ai mua mộng không ? Đại mộng tam thiên của Mộng lão nhân mới chế đây...

* Giấc mộng hoàng lương với giấc mộng nam kha đều là tên hai tích truyện, có ý chỉ đời người ngắn ngủi như giấc chiêm bao. Chi tiết các bạn đọc ở cuối chương nha.

Tu sĩ ăn mặc như thư sinh kia nhìn không ra hai người trước mặt sâu cạn thế nào, lại nghĩ ở Khổ Tuệ này cũng không có nguy hiểm thực sự gì mấy, bèn chắp tay thủ lễ với bọn họ, cười hỏi : "Đại mộng của Mộng Thiên Mỗ mới chế, nhị vị có muốn mua không ?"

- Đa tạ, thôi khỏi đi I

Kiến Sầu lắc lắc đầu, thản nhiên cười.

Có lẽ bởi vì hoang vực Bàn Cổ đang sắp tới gần, mà năm xưa Thiên Mỗ Mộng lão nhân vào trong lại có thể sống sót thoát ra nên đủ mọi lời đồn đại thêu dệt vê chuyện này lại dậy sóng. Khắp nơi đều đầy cửa tiệm kỳ lạ mời chào khách mua mộng chỗ mình. Trong khi đó, thế giới trong mộng lại huyền ảo lộng lẫy nên dĩ nhiên đã có rất đông tu sĩ giành nhau mua lấy.

Chỉ có điều là mơ mãi sẽ nghiện.

Thế giới trong mơ no ấm an nhàn, đầy đủ đến khoái người sướng ý thì mấy ai chịu tỉnh giấc đâu ? Trong đó, mọi nuối tiếc đều được bù đắp, khúc mắc gì cũng đều được cởi bỏ, bao đau đớn mất mát không sao buông bỏ cũng có thể được chữa lành...

Dù là tu sĩ cũng khó mà cưỡng lại nổi ma lực của nó.

Trong mấy năm qua, Kiến Sầu ra ngoài thám thính tin tức lúc nào cũng thấy đủ dạng đủ kiểu các nhà buôn bán mộng nhưng nàng lại hoàn toàn không ngờ ngay cả ở một nơi như hành tinh Khổ Tuệ này vậy mà bây giờ cũng bắt đầu có mộng nịi rao bán rồi.

Tình hình như thế này ít nhiều gì cũng có chút không bình thường.

Đẳng sau các giấc mộng đó có cái nào đúng là của Mộng Thiên Mỗ, người năm xưa vào hoang vực mà vẫn còn sống trở ra hay không ?

Người thì nói Thiên Mỗ là một nữ tử dung nhan diễm lệ. Người thì bảo Thiên Mỗ trước kia từng là hồ ly tinh trong phi tà thiên. Cũng có kẻ lại cho rằng Thiên Mỗ là một bà lão đã đắc đạo từ lâu...

Nhưng từ trước đến nay chưa hề có ai thực sự gặp được Thiên Mỗ bao giờ.

Một là bởi vì thời gian người này xuất hiện quá sớm, rất nhiều thư tịch cổ có ghi chép về y đều đã thất lạc hết. Hai là các thánh tiên biết vê y cũng đã chết trong hoang vực. Ba là căn cứ vào một ít ký lục gân đây mà xét thì tất cả những người từng gặp qua y đều miêu tả mỗi người một kiểu, thậm chí có khi còn có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau...

Thành thử Mộng Thiên Mỗ càng lúc càng trở nên thần bí.

Giống như tất cả những kẻ ngoài cuộc khác, Kiến Sầu cũng rất tò mò tự hỏi không biết vào lúc hoang vực trở lại, Mộng Thiên Mỗ thực sự có sẽ đi cùng với người ta vào hoang vực lần nữa hay không ?

- Sư tôn có từng nghe nói đến Mộng Thiên Mỗ này bao giờ chưa ?

Sau khi từ biệt tu sĩ bán mộng, Kiến Sầu vừa hỏi vừa rảo bước đi theo Phù Đạo sơn nhân.

Hai thầy trò men theo sơn đạo băng qua quá nửa ngọn núi thì thấy ở dưới chân núi phía sau hiện lên một khoảng xanh xanh trồng đủ thứ rau trái. Tận cuối vườn vậy mà lại có mấy gian nhà tranh.

Trong vườn có một vị sư già mặc áo xám.

Ở ngay một nơi non xanh biêng biếc như vậy ông quảy nước đi dọc nguyên luống hẹ một dặm rưỡi rồi mới buông cái thùng gỗ cũ kỹ xuống tưới cho đám thạch hộc* ở dọc bờ rào.

* Thạch hộc là một loài lan trong chi Lan hoàng thảo, còn được gọi là lan Dendro hay phi điệp kép, hoàng thảo cảng gà, hoàng thảo đùi gà, hoàng phi hạc, kim hoa thạch hộc. Đây cũng là một trong 50 thảo dược cơ bản được sử dụng trong đông y.

Phù Đạo sơn nhân đi tới đây thì cả người hoàn toàn thả lỏng, trông có vẻ như cứ tìm đại một chỗ nào đó là có thể ngồi phịch luôn xuống vậy. Lão ngáp dài nói : "Chưa nghe bao giờ. Nhưng mà nói nào ngay, mấy cái mộng mị bán lềnh khênh đầy đường kia sơn nhân ta có thử qua rồi. Cách chế mộng hơi thô, không giống như của thánh tiên làm ra đâu. Nhưng cảnh trong mơ thì đẹp đếẽ với rất thật, hoàn toàn có thể coi như là sản phẩm của bậc thầy được rồi. Phía sau cái trò này nếu không phải là cái đồ Mộng Thiên Mỗ chết tiệt kia thì chắc chắn cũng là người có âm mưu gì đó. Chuyến này con đi hoang vực, vạn vạn lần phải coi chừng mới được."

- Vậy còn sư tôn thì sao 2

Kiến Sầu dừng bước, đứng lại ngay cạnh bên vườn rau.

Vị sư già kia vẫn múc nước từ trong thùng ra tưới hoa tưới rau, tuyệt không hề ngẩng lên nhìn về phía bọn họ lấy một lần.

Kiến Sầu cảm thấy lạ lùng. Nếu chẳng tận mắt chứng kiến, hơn nữa còn từng nghe nói vị sư già đó thiền cơ* giản dị chất phác thì nàng thực chẳng dám tin rằng chân phật của Tự tại thiên vậy mà lại là một thôn dân sơn dã ở cái nơi hồng trần nhân gian này.

* Thiền cơ : khả năng nói ra những lời kỳ diệu sâu sắc làm tỉnh ngộ người khác

Phù Đạo sơn nhân tháo bầu rượu giắt bên hông xuống, thủng thẳng hớp một hớp lớn rồi cười đến gần như phớt lờ : "Lúc còn ở Nguyên Thủy thì kèn cựa, đấu trí đấu não với người ta tới mệt như chó, vô nghĩa quá đi. Cái lão Hoành Hư kia cả đời thông minh như vậy mà rốt cục hóa ra lại là con cờ thí trong ván cờ của người khác. Nghĩ cũng đáng thương ! Lúc thầy phi thăng là đã nghĩ thấu rồi. Mọi thứ đều hư vô hết. Thầy tuy xuất thân Nhai Sơn thực nhưng sau khi vân du phen này thì thấy có chút duyên với nhà phật. Bây giờ, ở cái chỗ phàm tục này, mưa gió không tới thầy tự tại, mà giông bão ập xuống thầy cũng còn đó, vui vẻ an nhiên. Kiến Sầu, cái con nhỏ này, tự đi hoang vực đi. Như gặp đám già dịch Nhai Sơn thì cho thây chuyển lời, nói ta rất khỏe."

Từ khi sư tôn giác ngộ mà bạch nhật phi thăng, Kiến Sầu đã mơ hồ linh cảm thấy trong lòng. Sau khi tới thượng khư, nàng quả nhiên nghe nói là Phù Đạo sơn nhân chỉ ở lại Nhai Sơn mấy năm, sau liền vân du đi mất.

Nàng nghĩ năm xưa ông với Hoành Hư đúng là có giao tình thực sự. Mà điều mối quan hệ đó cứ luẩn quẩn lằng nhằng mãi cho đến lúc kết thúc bằng một tràng mua dây buộc mình kia trên quảng trường vân hải Côn Ngô. Chuyện đã qua thực khiến lòng người bồi hồi than tiếc.

Mà những gì liên quan đến Chu thiên tinh thần đại trận trên chư thiên đại điện, tại sao nó chẳng hề quay mà lại tính ra được kiếp nạn trăm năm của Côn Ngô thì từ đầu chí cuối vẫn luôn là ẩn số mờ mịt.

Nhưng Kiến Sầu nghĩ chẳng bao lâu nữa lời giải sẽ được đưa ra ánh sáng ngay thôi. Nghe Phù Đạo sơn nhân nói xong, nàng im lặng trầm ngâm thật lâu. Đứng dưới ánh hoàng hôn trong trời chiêu hây hẩy gió núi, nàng chợt có cảm giác như mình đã quay về lại sơn thôn đã sống khi xưa, khi ấy nhìn núi mờ sương, nhìn gió đùa qua tán trúc, đó đây khói lam chiều lững lờ quyện vào thiên không...

Trên vòm trời, cái bóng khổng lồ của hoang vực Bàn Cổ giờ đã trở nên rõ nét rõ hình.

Thực chẳng khác gì hải thị thận lâu.

Song nó càng tới gần thì càng lớn, càng kinh người hơn lên. Xa xa có thể thấy lờ mờ dáng núi dọc dọc ngang ngang, sông ngòi ngoằn ngoèo xuôi chảy, đại thụ trùng điệp mênh mông, đường nét nhiều lúc vẽ nên như bóng người nhưng lại nằm dài trên đất. Trông hoang vực thật tựa như một vùng lục địa khổng lồ đang trôi nổi trong tinh không.

- Môn hạ Nhai Sơn ta xưa nay chưa hề biết sợ bao giờ. Ưng con rời tổ, có đương đầu với giông gió cánh mới cứng cáp, phải tung bay trên trời cao kia đi thôi.

Phù Đạo sơn nhân dường như nhìn thấu được tâm trạng bồi hồi của nàng. Nhất thời lúc ấy liền nhớ tới năm đó ông đi ngang qua vùng sơn dã nọ, quật nấm mồ mới đắp sau mưa lên rồi cứu nó. Cuối cùng ông cười bảo : "Con đi đi"

Tâm tình Kiến Sầu hốt nhiên bỗng cuộn dậy tựa như muôn vàn đợt sóng xô. Dù sao nàng cũng đã ở đây bầu bạn với Phù Đạo sơn nhân hơn ba mươi năm trời, nhưng đúng là cuối cùng cũng đến lúc phải đi nên không khỏi có phần lưu luyến bịn rịn.

Nói cho cùng thì là cũng tấm lòng con người ta thường tình. Nàng khom lưng xá : "Đồ nhi xin đi."

Giữa nơi sơn dã hốt nhiên bỗng mờ đặc hơi sương, cuối cùng thì chợt lóe lên một đạo ánh sáng rồi tiêu thất. Phù Đạo sơn nhân quay người dõi trông, vị sư già đang tưới rau trong vườn cũng ngẩng đầu nhìn theo.

Bóng dáng Kiến Sầu dưới chân núi liền như một vòng sóng gợn nhòa đi dần dần.

Mà tất cả các tu sĩ có danh tiếng ở giới này với ở ba vùng trời đại la, phi tà và tự tại, thảy ở đâu thì bóng dáng đều tan biến dần đi ở đó. Tất cả như sao sa chói lọi, đạo đạo vun vút quét sáng ngang trời, nhắm về phía hoang vực cổ xưa mênh mông kia mà tiến !

Giấc mộng hoàng lương :

"Hoàng lương" có nghĩa là kê vàng.

Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, vào hàng cơm nghỉ chân. Có một lão già cho mượn một cái gối nằm. Lư Sinh ngủ và chiêm bao thấy đỗ tiến sĩ, làm quan to, vinh hiển hơn 20 năm, gia đình hưng vượng, con cháu đầy đàn. Tỉnh ra mới biết ấy chỉ là một giấc mộng. Nồi kê nhà hàng còn chưa chín. Ý nói giấc mộng đẹp và ngắn ngủi.

Giấc mộng nam kha (hay còn gọi giấc hòe, giấc mộng cây hòe)

Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng †o lớn. Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.

Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi ky Thuân đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.

Giấc Nam Kha khéo bất bình,

Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.

(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)

Tiếng sen sẽ động giấc hòe

Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bình Luận (0)
Comment