Ta Không Thành Tiên ( Dịch Full)

Chương 590 - Ta Không Thành Tiên - Phiên Ngoại 1 : Tạ Bất Thân - Hoa Đào Còn Đùa Gió Xuân Chăng

Ta Không Thành Tiên - Phiên ngoại 1 : Tạ Bất Thân - Hoa đào còn đùa gió xuân chăng Ta Không Thành Tiên - Phiên ngoại 1 : Tạ Bất Thân - Hoa đào còn đùa gió xuân chăngTa Không Thành Tiên - Phiên ngoại 1 : Tạ Bất Thân - Hoa đào còn đùa gió xuân chăng

Q1 - Đoạn Trần Tuyệt Niệm

Phiên ngoại 1 - Tạ Bất Thần : Hoa đào còn đùa gió xuân chăng

- Trương Thang ? Ngươi vậy mà không biết y ? Ha ha ha ha...

Bên quán trà ven lộ bỗng chợt dội lên một tràng cười ha hả.

Tạ Bất Thần đang đi trên đường, dáng áo xanh xanh, thần sắc thoáng có phần hoảng hốt. Nghe thấy giọng cười, y không khỏi ngoảnh lại nhìn về phía quán trà.

Dưới cơn mưa bụi, tinh kỳ phất phới sang sáng loang loáng, hệt như núi đồi cây cỏ chập trùng ướt rượt trong ký ức y.

Hóa ra đó là mấy kẻ buôn rày đây mai đó, chuyển hàng tới thành Kinh Châu rồi thì dừng chân, tụ tập trong quán trà giải khát tán gẫu, trong lúc nói chuyện dường như có nhắc đến ai đó nên đại hán râu quai nón kia mới ngửa mặt cười dài một hồi.

- Cốp I

Chén trà gốm thô lậu bị gã dộng mạnh xuống bàn, tiếng dội vang rên chấn động tâm can.

- Mấy người các ngươi đúng là ở xa có khác, bởi vậy mới không biết triêu đình, kinh thành bây giờ xảy ra nhiều chuyện lớn như thế nào !

Đại hán kia lồng ngực phập phồng, cười một hồi đã đời mới tiếp : "Như cái vị Trương đình úy kia đó thôi, tuy chưa quá ba mươi nhưng coi vậy mà nắm mạng người ta không biết bao nhiêu. Nói ra chắc các ngươi sợ chết luôn quá ! Năm ngoái, phủ Tạ hầu hơn ba trăm mạng, toàn bộ đều bị vị đại nhân đó một tay cho đi đời nhà ma hết. Bây giờ y là người tin cẩn nhất của bệ hạ, cai quản quan ty hình ngục. Công thần quyền quý kinh thành ít nhiều thấy y đều như chuột thấy mèo, chẳng biết lúc nào thì y hạ đao chém phập cái đầu mình !"

- Úi chà I

Tức thời có người liền sợ, hãi hùng đến nỗi hít sâu một hơi, thiếu điều run tay, rớt luôn chén trà.

- Hóa ra án tử nhà họ Tạ mưu nghịch vậy mà do y phụ trách ! Ha ha, có ngươi nói bọn ta mới biết...

Đường xa hun hút, mưa bụi giăng giăng, bước chân Tạ Bất Thần cuối cùng cũng khựng lại.

- Phàm trần tục thế đừng luyến tiếc nữa, ngươi bỏ cái tâm đó đi.

Tưởng như có tiếng ai thở dài văng vắng vọng lại giữa đất trời mịt mờ mưa bụi.

- Mười kiếp làm vua, một kiếp bất thần, hà tất phải hãm mình trong trân tục, lại đi nghe mấy cái chuyện như vậy...

- Mười kiếp làm vua, một kiếp bất thần...

Tạ Bất Thần rốt cục vẫn mở to hai mắt nhưng mọi cảnh mộng trong trí đều đã tiêu tan. Từ Đại Hạ tới Thập Cửu Châu rồi thì thành Kinh Châu đã thành quá khứ, chẳng còn đủ thứ tin tức hỗn tạp phải nghe trên đường mà cũng chẳng còn ân oán tình thù trần tục trên đời này nữa...

Y hơi chớp chớp mắt, hàng mày anh tuấn tợ đầu non phảng phất chút hơi hướm lạnh lùng vô cảm. Trời ở Côn Ngô vẫn chưa sáng, trong nhà tối tù mù.

Cửa sổ khép hờ nên vài tia sáng mờ mờ vẫn lọt qua. Từ đó có thể thấy được thấp thoáng bóng cây cỏ sum xuê xanh tốt bên ngoài. Lại có tiếng thác đổ ào ào vọng tới, phá tan bầu không khí tịch mịch buổi đêm tàn.

Tuy mới tới Côn Ngô có mấy ngày nhưng y đã quen ngủ thiếp đi trong tiếng nước ầm ầm đó.

Tạ Bất Thần thong thả rời giường đứng dậy, mặc quần áo đi tới trước cửa sổ. Y không mở rộng cửa mà để mặc cho ánh sáng mờ mờ bên ngoài lọt qua khe, rọi xuống người mình.

Tạ Bất Thần đứng lặng nhìn ra. Trong phòng đậm khí vị đèn sách bút nghiên, cảnh vật trông thật vô cùng thanh lãnh.

Trời đêm dần tàn.

Một buổi đêm tàn tuyệt không người ồn ào phiền nhiễu.

Xưa kia, y là Tam công tử Tạ Vô Danh của phủ Tạ hầu, tên tự Bất Thần, là kẻ mà trong mọi buổi yến hội kinh thành người người đều chú mục nhắm tới, thế nhưng một sớm sa cơ, mai danh ẩn tích, từ đó trở đi thiên hạ nào còn ai nhớ đến người từng là "Tạ tam công tử' ?

Giờ đây, y đã là đệ tử chân truyền thứ mười ba dưới trướng Hoành Hư chân nhân Côn Ngô, lấy tự làm tên, đổi thành Tạ Bất Thần. Cả Thập Cửu Châu đều xôn xao hẳn lên về chuyện y "mười ngày trúc cơ"...

Trước đây và hiện tại cũng chỉ mới có mười ngày ngắn ngủi.

Tạ Bất Thần từ từ giơ tay vịn cửa sổ, đường đường nét nét họa tiết dưới chấn song theo xúc cảm uốn lượn rất rõ dưới đầu ngón tay y.

Bởi vậy, ký ức mới ập về trong chớp mắt. Đâu như có Lưu chưởng sự trong phủ dẫn một đám con gái nhỏ tuổi đi ngang qua ngoài cửa sổ. Lúc đó, y đang ngồi trong phòng với vài người bạn cùng phẩm trà ngon của một người mang từ Giang Nam về. Hoa đào năm ấy nở hơi muộn, đóa đóa chùm chùm đặc kín trên cành, trong sân ráng hồng một trời như mây, diễm lệ khôn xiết.

Y thong thả tỉ mẩn pha trà, phòng ốc vấn vít hương bay.

Quạt trong tay, lại vừa khéo đứng ngay cạnh cửa sổ, công tử nhà Trương thị lang* bỗng chợt thình lình đập cây quạt nhũ vàng lên song hỏi : "Ái chà, Tam công tử, có phải nha hoàn nhà ngươi đấy không ?"

* Thị lang là chức quan

Chúng bạn nhất thời hiếu kỳ, ôn ào đứng dậy đi ra cửa sổ nhìn xem.

Hồi đó y vẫn là Tạ tam công tử, vốn thấy không có gì đáng tò mò, nhưng bạn bè ai nấy đều ra xem, mình thân là chủ dĩ nhiên ngồi lỳ ra đó cũng chẳng được, bởi vậy bèn cùng tới, nhìn theo hướng mọi người chỉ.

Nhờ thế...

Mà y mới thấy nàng.

Y phục từ trên xuống dưới một màu nguyệt bạch thanh thoát, chẳng sang trọng chút nào, chỉ cần liếc mắt nhìn sơ cũng biết không phải là con nhà phú hộ giàu có. Song nữ tử này mi mục dịu dàng nhã nhặn, môi hồng phơn phớt thoang thoáng nét cười. Nàng đang cúi đầu nhìn xuống, thỉnh thoảng lại đáp lại đôi câu với Lưu chưởng sự đang dẫn cả đám người đi theo, trông ra có vẻ như nghe ông dặn dò giao phó việc gì.

Nàng vừa lắng nghe vừa gật gật đầu.

Một cô nương dáng vẻ như vậy thực tuyệt không thể gọi là vừa gặp thần hồn điên đảo được, nhưng đứng giữa một đám nha đầu đó thì dung mạo lại cũng có thể coi như là mỹ lệ, vừa nhìn qua đã bắt mắt người ta ngay.

Cô nương ấy mới đầu thoạt trông thì không cảm thấy gì, nhưng nhìn lại lần nữa sẽ thấy nàng cực kỳ thu hút. Mi mục có cái thần khiến con người ta kiềm lòng chẳng đặng, tầm mắt lưu luyến không rời, hơn nữa lại còn toát ra phong vị trâm tĩnh hướng nội trong sáng, có cảm giác như đang chiêm ngưỡng một viên ngọc quý, nhìn lâu một hồi sẽ khó lòng mà dời mắt nổi.

Mãi đến khi Lưu chưởng sự dẫn người đi xa rồi, công tử nhà họ Trương mới định thần lại, hỏi tới cùng : 'Là nha hoàn nhà ngươi phải không ?"

Tạ Bất Thần không bận tâm đến. Y cũng không thích con người của vị công tử họ Trương này, chỉ thuận miệng đáp : "Không !"

Nha hoàn nhà y dĩ nhiên sẽ mặc quần áo cùng kiểu, mà cô nương này mộc mạc như vậy, lại theo Lưu chưởng sự ởđi tới chỗ lão phu nhân với phu nhân như thế thì có lẽ có lý do đặc biệt gì đó.

Nghe Tạ Bất Thần trả lời xong, vị công tử họ Trương kia thở dài thườn thượt ra chiều tiếc rẻ, thế nhưng vừa ngẩng đầu lên, thấy y nhìn mình lãnh đạm thì bao câu từ đã chuẩn bị sẵn ở trong bụng cứ lòng vòng quẩn quanh ở đó mãi, chẳng làm sao vọt lên được khỏi cổ.

Mấy người bọn họ tiếp tục uống trà, nhưng Trương công tử lại trông có vẻ như tâm không yên. Mãi rồi Tạ Bất Thần tiễn khách, chuyện mới thôi.

Không ngờ về sau có một lần đi thỉnh an mẹ trong phòng, y vậy mà tình cờ thấy được nữ tử nọ đứng cạnh mẹ mình, thi thoảng có góp chuyện đôi ba câu, dáng vẻ thanh nhã, tính nết dịu dàng.

Y hơi ngạc nhiên hành lễ, nhưng còn chưa chào hỏi xong thì hầu phu nhân đã kéo lại, vui vẻ bảo y ngồi xuống, lúc đó mới kể đầu đuôi chuyện về nữ tử kia. Hầu phu nhân tin Phật.

Nghe nói năm xưa cha của Tạ Bất Thần, tức cũng chính cụ ông Tạ hầu, gặp chuyện không may trên chiến trường, hầu phu nhân ở nhà khấn vái suốt đêm. May sao phật tổ hiển linh, hầu gia thế mà vận hung hóa cát, từ biên ải đại thắng trở về.

Từ đó trở đi, hầu phu nhân mỗi ngày tắm gội xong đều dâng hương lễ phật, hy vọng phật tổ phù hộ độ trì cho mọi người trong phủ.

Mấy bữa nay là kỳ sao chép kinh phật, nhưng nhiều ngày trước đó do từng bệnh một trận nên hầu phu nhân nhìn kém hẳn đi, cứ đọc chữ nhỏ nhỏ là váng đầu, bởi vậy mới muốn tìm một người thành tâm đến chép, nào ngờ khéo thay gặp được Kiến Sầu.

Giữa nàng với Lưu chưởng sự có chút đầu dây mối nhợ sâu xa. Cả nhà được ông chiếu cố nên ngày nào cũng biếu trái cây tươi sang phủ. Hơn nữa tánh nàng điềm đạm nhã nhặn, khéo xử sự nên Lưu chưởng sự rất quý.

Ngày hôm đó, Lưu chưởng sự đang đứng nói chuyện với nàng ở hành lang, có mở miệng gọi "Kiến Sầu cô nương" một lần, mà tình cờ mẹ y lại nghe thấy được.

Kiến Sầu, Kiến Sầu.

Cái tên này nghe hơi lạ.

Hầu phu nhân gọi người tới hỏi, thế mới biết Kiến Sầu mồ côi, không cha không mẹ, nhờ người thu dưỡng mà lớn.

Tạ Bất Thần nghe đến đây, liền không khỏi hỏi tới : "Tại sao lại đặt cái tên này ?"

Kiến Sầu người dong dỏng cao đứng cạnh hầu phu nhân, mặt mày điềm đạm, trông ra vậy mà không có gì ngượng ngùng trước người lạ cho lắm, mặc dù xuất thân không cao, nhưng trong cung cách lại có khí vị tự nhiên nền nã.

Nàng hơi khom người đáp : "Tôi được mẹ nhặt vê nuôi dưỡng. Một hôm mẹ tôi lên chùa xin xăm, không biết sao lại được thẻ "Tâm trung hữu phật linh đài sâu", bởi vậy mới nhờ đại sư trong phật đường giải nghĩa cho, sau thì gặp thấy tôi lúc đó vẫn còn quấn tã, bởi không đành nhìn bé con chết đói nên mới bế về nhà, đặt tên là "Kiến Sầu”.

Tâm trung hữu phật linh đài sầu.

Chữ "Sầu" này hóa ra lại có nguyên do như vậy.

Ngẫm cho cùng thì cũng là người thân thế cô khổ, song nàng nói chuyện dáng vẻ vân đạm phong khinh, không tự ti mà cũng chẳng cao ngạo, trái lại lại vô cùng bình thản như vậy.

Tạ Bất Thần dù là công tử thế gia nhưng cũng đã chứng kiến không ít chuyện đời, từng thấy qua lê dân bách tính vật lộn sinh sống ra sao trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, tuy nhiên lại ít thấy ai có thái độ trầm lặng trước cảnh ngộ của mình giống nàng.

Hầu phu nhân nói kể ra Kiến Sầu như vậy coi như cũng là có duyên với phật, hơn nữa tâm tánh chân thật, lại biết đọc biết viết, bởi vậy nên mới nhờ nàng mỗi ngày mỗi tới chép giúp kinh phật cho bà.

Tạ Bất Thần không hỏi gì thêm, chuyện trò đôi ba câu nữa với hầu phu nhân xong thì đi.

Trong một khoảng thời gian dài sau đó, lần nào đi thỉnh an y cũng gặp Kiến Sầu. Tuy cái tên lạ lùng, không mấy dễ chịu nhưng nó lại rất khác biệt với con người nàng. Hầu phu nhân bình thường tính tình nóng nảy, nhưng có Kiến Sầu bầu bạn nên lúc này bình tâm tĩnh khí hẳn lên, mặt mày trông ra có vẻ tươi tỉnh dễ cười. Vì hay đi thỉnh an mẹ nên thỉnh thoảng Tạ Bất Thần có nhìn thấy chữ viết của Kiến Sầu. Công bằng mà nói, chữ nàng không phải là đẹp, nần tảng xét ra rất thiếu. Tuy nhiên nhìn đường nét lại có chút cốt cách rắn rỏi kiên cường, chẳng khác gì hàn mai ngạo tuyết ngày đông. Chớp mắt sau xem lại thì tự nhiên thấy ra vẻ trung hậu trong đó, hệt như một thôn nữ sơn dã không tranh với đời. Chữ tuy không đẹp nhưng nhìn vào lại có thể khiến lòng người bình tâm tính trí.

Lần đầu tiên thấy chữ Kiến Sầu chép kinh, Tạ Bất Thần hốt nhiên bỗng cảm thấy lạ lùng : Tâm thế này, chữ như vậy mà chép kinh phật thì thật không còn gì hợp hơn.

Kiến Sầu tồn tại như khí như sương.

Bình thường, ở đâu đi nữa, nhìn sao chăng nữa, dù nàng có đứng cạnh hầu phu nhân ra đấy thì sự hiện diện của nàng cũng chẳng hút mắt ai.

Song một ngày vắng nàng tự nhiên lại dường như là lạ sao đó.

Có một lần hầu phu nhân dẫn người vào cung dự yến, Tạ Bất Thần bỗng chợt cảm thấy như thiếu thiếu cái gì. Mãi cho đến khi xuất cung, y mới hồi thân nhận ra Kiến Sầu không có tư cách nhập cung, vì vậy mà mẹ y không dẫn nàng theo. Hóa ra cái chút thiếu thiếu ấy chính là như vậy.

Tối hôm đó trăng sao vằng vặc đầy trời.

Đường từ cửa hoàng cung về hầu phủ tự nhiên bỗng trở nên lúc ngắn lúc dài. Tạ Bất Thần ngồi trong kiệu, vén rèm nhìn ra con đường tĩnh mịch sắp đến giờ giới nghiêm bên ngoài, bên tai vang vang tiếng bước chân nhịp nhàng hơi nhanh của chúng phu khiêng kiệu.

Con người y xưa nay thi thư đầy bụng, trí kế đây đầu vậy mà cũng lúc phải ngẩn ngẩn ngơ ngơ thế này. Nhờ vậy, y mới chợt nhận ra tâm mình. Chẳng cần phủ nhận, chẳng cần nghi ngại, mà cũng chẳng cần phải giấu diếm, người quá thông minh nên không cách nào tự mình dối mình nổi : Y bất tri bất giác đã bị nữ tử hầu như chẳng có qua lại gì kia thu hút mất rồi.

Đường trong kinh thành thênh thang xa hút, kiệu đi bao lâu Tạ Bất Thần chẳng biết, chỉ biết sau khi về phủ, vốn phải xem mấy cuốn sách, làm mấy quyển văn nhưng ngồi trước bàn mấy hàng chữ kinh ngay ngắn đẹp đế kia lại cứ loang loáng vụt qua trong óc.

Trong khoảnh khắc ấy, Tạ Bất Thần kiềm lòng chẳng đặng mà bật cười thành tiếng. Vậy nên đêm đó, y cũng không làm gì, chỉ để nguyên quần áo nằm dài nghỉ sớm.

Sáng sớm ngày hôm sau trời hơi mưa, y thức dậy, che dù đi băng qua một trời hoa đào mới nở trong hậu viện hầu phủ kia để đến thỉnh an mẹ. Không ngờ người hầu Trúc Tình nói hôm qua dự cung yến quá mệt nên mẹ y giờ vẫn còn chưa dậy.

Y tự thấy mình quấy quả, bởi vậy bên ngồi chờ ở gian ngoài, nhưng ngồi được một lát thì thấy Kiến Sầu ngày hôm qua vắng mặt giờ cũng đã tới.

Nàng ôm trong lòng một chồng kinh phật dầy, tay xiêu xiêu che cây dù giấy dầu, song vì phải để ý không để cho mưa tạt vào nên tán dù che trọn về phía trước, bởi vậy mà dáng áo xanh xanh ướt hết.

Sau khi được Trúc Tình dẫn vào, dường như không ngờ y cũng có mặt ở đây, nàng thấy y liên ngẩn người.

Mãi một lát sau, nàng mới định thần lại, cũng không kịp để chồng kinh phật nghễu nghện xuống đã vội vã khom người chào hỏi : "Tôi không biết Tam công tử có ở đây..." - Không cần đa lễ.

Tạ Bất Thần nhẹ nhàng ngăn nàng lại, kế lại đưa mắt ra hiệu cho Trúc Tình đứng ở bên cạnh.

Trúc Tình vội vàng bước lên, tiếp lấy chồng kinh phật Kiến Sầu ôm trước người rồi để xuống bàn : "Kiến Sầu cô nương, quần áo cô ướt hết rồi. Hôm nay phu nhân dậy trễ, cô cũng không cần ngày nào cũng xông xáo tới sớm như vậy. Tôi gọi người dưới bưng trà nóng tới, cô uống chút cho ấm người."

- Ngồi đi.

Tạ Bất Thần thấy nàng vẫn đứng im tại chỗ dường như có vẻ lúng túng, không biết phải làm sao. Y bèn dịu giọng, ra ý mời Kiến Sầu ngồi cạnh chiếc bàn tròn để ở gian ngoài.

Tạ Bất Thần lúc đó vẫn còn ngồi trên chiếc ghế dựa đặt cạnh cửa sổ, không phải ở cùng chỗ với Kiến Sầu, như vậy coi như cũng có tôn tỉ trước sau. Nàng hơi ngần ngại một chút, sau liên nhẹ giọng cảm ơn rồi thong thả ngồi xuống.

Sống lưng nàng thẳng tắp một đường, quần áo nàng ẩm ướt toát hơi lạnh khiến mặt nàng có phần tai tái xanh.

Chén trà nóng Trúc Tình gọi người bưng lên chẳng mấy chốc đã đặt lên bàn.

Tạ Bất Thần không nói, Kiến Sâu cũng im lặng. Nàng chỉ khẽ cảm ơn rồi cẩn thận cầm chén trà giữ trong tay.

Thoáng qua khóe mắt, Tạ Bất Thần nhìn thấy đầu ngón tay nàng thon dài nhỏ nhắn tì lên thành sứ men xanh, bởi vì lạnh nên có hơi run rẩy, nhưng trông thế mà lại rung động lòng người khôn tả. Cảm giác ấy kinh chấn tâm y, chao đảo thần hồn. Hoa đào ngoài cửa sổ rung rung trong mưa. Chùm chùm cánh cánh hồng hồng long lanh ánh nước, nhất thời đẹp tựa mây sa, cành nào cành nấy vươn dài, gie một nhánh lả ngọn làm nên sau ô cửa sổ.

Kiến Sầu ngồi đó, quần áo xanh xanh, tay thon ngón ngón trắng ngà, chén trà màu sứ sắc lam biêng biếc, cảnh tượng như họa, thực động lòng người.

Khoảnh khắc ấy làm Tạ Bất Thần chợt nhớ đến câu thơ : Đào ánh mặt nàng hây hây thắm*.

* Trích từ bài thơ Đề đô thành Nam trang của Thôi Hộ (772 - 846)

- Đào ánh mặt nàng hây hây thắm...

Muôn vàn kỷ niệm tưởng như đã chết hóa ra lại vùi mình, ẩn sâu trong tâm khảm. Khơi chúng ra khiến y cảm thấy đau đớn lạ lùng.

Ánh sáng ban mai ngoài cửa sổ dần dần bừng lên dưới đáy mắt Tạ Bất Thần...

Thời khắc đen tối nhất buổi bình minh cũng dần dần qua đi.

Tạ Bất Thần đứng lặng ở đó thật lâu, lâu đến nỗi cả người hơi tê đi.

Trong tia sáng từ ngoài cửa sổ chiếu vào dường như còn quyện thêm một sắc màu lung linh lộng lẫy khác nữa, khiến y không khỏi giơ tay ra chạm lên song cửa rồi đẩy nhẹ, nhờ vậy tia sáng ấy càng lúc càng tán rộng, rộng mãi...

- Két !

Cửa kẹt nhỏ một tiếng.

Thế giới ngoài cửa sổ giờ đang đắm mình trong nắng sớm ban mai.

Mười một đỉnh Côn Ngô ẩn mình trong mây, sương khói lãng đãng, đường nét thấp thoáng, khó mà nhìn cho rõ hình rõ dạng, duy có tiếng chuông sáng là văng vẳng vọng khắp Côn Ngô. Cây cỏ xanh xanh mênh mang trải dài, nhưng giữa một vùng biêng biếc đó lại chen vào một vạt hồng, rất bắt mắt y.

Đây là cây đào duy nhất trong một rừng đầy cổ thụ của Côn Ngô.

Cây bây giờ đang đúng mùa hoa. Đêm qua đi, nắng sớm ban mai ấm áp chiếu rọi, bao nụ mới hôm qua còn e hôm nay đã liền bừng bừng xòe nở. Cánh hồng mềm mại ưu nhã rung rung khoe sắc, tâng tâng lớp lớp chen nhau hồng thắm đầu cành.

Rực rỡ như mây.

Má hồng nơi nào tìm chẳng thấy, hoa đào còn đùa gió xuân chăng*.

* Trích từ bài thơ Đề đô thành Nam trang của Thôi Hộ (772 - 846)

Nơi này không phải là phủ Tạ hầu năm xưa, hoa đào vẫn nở trên thế gian, tuyệt chẳng thay đổi bởi vì chuyện đời bãi bể nương dâu.

Có điều...

Chúng rực rỡ như vậy thì sao 2

Cành hoa đào trong tâm khảm y đã chết khô tự đời nào, tro tàn phủ dầy, không bao giờ có thể nở rộ được nữa.

Ngón tay tì trên song cửa dần dần tuột xuống.

Tạ Bất Thần tâm như giếng cạn chẳng gợn nổi sóng.

- Cốc ! Cốc ! Cốc !

Hốt nhiên bỗng có tiếng gõ cửa từ bên ngoài vọng tới, kèm theo đó là một giọng nói nghe cũng hoạt bát dễ thương : "Tạ sư huynh, Bàng trưởng lão Long Môn dẫn Chu Thừa Giang, đệ tử của ông ta tới. Là vị Chu Thừa Giang đứng đầu bia Nhị Trọng Thiên đấy. Chưởng môn chân nhân sai muội đi gọi huynh, Tạ sư huynh ?” Tạ Bất Thần mục quang hơi lóe, dòng suy nghĩ đang bề bộn trong trí rốt cục liền tiêu biến chẳng còn tăm tích.

Chu Thừa Giang ư 2

Người đứng nhất bia Nhị Trọng Thiên.

Y có từng nghe người ta nói qua.

Tạ Bất Thần rời cửa sổ, chẳng nhìn hoa đào nở rộ nữa. Y đi thẳng tới trước, vừa mở cửa ra thì thấy ngay Cố Thanh My, viên minh châu trong lòng bàn tay của chấp sự trưởng lão Côn Ngô. Nàng đứng đó, mi mục sắc sảo, khuôn trăng xinh xắn đáng yêu, ánh mắt nhìn y lấp lánh ngưỡng mộ.

Cái kiểu nhìn ấy rất quen thuộc đối với Tạ Bất Thần nhưng y chẳng tỏ bất kỳ thái độ gì, chỉ thản nhiên đáp lại : "Ta tới ngay."

Dọc dường Cố Thanh My trông có vẻ hào hứng phấn khởi.

- Nghe nói Chu Thừa Giang là thiên tài lớp mới của Long Môn, mấy trăm năm nay được người ta đánh giá, xếp chỉ sau Khúc Chính Phong của Nhai Sơn năm đó, nhưng chắc chắn hắn không sao bì nổi với Tạ sư huynh được đâu.'

- À phải rồi, nhắc tới mới nhớ, sau khi chưởng môn chân nhân thu Tạ sư huynh làm đồ đệ không lâu thì bên Nhai Sơn loan tin, nói là vừa mới thu được một nữ đệ tử chẳng biết ất giáp gì. Cô ta còn thay cả Khúc Chính Phong, lên làm đại sư tỷ Nhai Sơn luôn.

- Tạ sư huynh, huynh không thấy lạ chút nào sao 2?

Tạ Bất Thần không đáp tiếng nào.

Nhai Sơn hay Long Môn cũng mặc, Khúc Chính Phong cũng được mà nữ đệ tử mới thu kia cũng xong, tất cả đều chẳng liên quan gì đến y, ít ra là vào lúc này.

Y vẫn giữ bộ mặt lạnh lùng đó, thản nhiên đi hết lối mòn dài tít tắp. Núi rừng không khí thanh u, tịnh không nhuốm lấy một chút hơi hướm khói lửa nhân gian.

Chẳng mấy chốc hiên mái cong cong của điện Nhất Hạc Côn Ngô sừng sững trong mây đã hiện ra trước mắt.

Thời ấy khắc ấy vẫn chưa có ai biết rằng : Hôm đó, y sẽ lấy tu vi trúc cơ vỏn vẹn chỉ mới ba ngày mà đánh bại Chu Thừa Giang, người đứng đầu bia Nhị Trọng Thiên, danh chấn Thập Cửu Châu.

Chú thích :

Tựa và các câu thơ khác trong chương này đều lấy từ bài Đề đô thành Nam trang của Thôi Hộ (772 - 846). Bài này người Việt mình biết nhiều qua câu Kiêu "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông".

Nguồn gốc bài thơ : Theo Tình sử của Phùng Mộng Long, Thôi Hộ nhân tiết thanh minh một mình đi chơi về phía nam đô thành, thấy một ấp trại chung quanh đầy hoa đào. Thôi Hộ gõ cửa xin nước uống, một người con gái mở cổng, hỏi tên họ rồi bưng nước đến, người con gái sắc đẹp đậm đà, duyên dáng, tình ý, dịu dàng kín đáo. Năm sau, cũng vào tiết thanh minh, Thôi Hộ lại đến tìm người cũ thì cửa đóng then cài, nhân đó mới đề lên cánh cửa bên trái bài thơ này. Người con gái xem thơ, nhớ thương rồi ốm chết. Chợt Thôi Hộ đến, nghe tiếng khóc bèn chạy vào ôm thây mà khóc. Người con gái bỗng hồi tỉnh rồi sống lại. Ông bố bèn đem cô gái gả cho Thôi Hộ. Cũng từ tích này, người ta thường ví mặt người con gái đẹp với hoa đào.

Nguyên văn : Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng. Nhân diện bất tri hà xứ khứ,

Đào hoa y cựu tiếu xuân phong. Dịch nghĩa :

Năm ngoái ngày này ở cửa này,

Hoa đào mặt người phản chiếu ánh hồng cho nhau. Mặt người không biết đã đi đâu, Hoa đào vẫn còn cười với gió xuân. Dịch thơ :

Ngày này năm trước tại cửa đây, Đào ánh mặt nàng hây hây thắm. Má phấn nơi nào tìm chẳng thấy, Hoa đào còn đùa gió xuân chăng.
Bình Luận (0)
Comment