“Nhưng… mấy lý luận này liên quan gì đến Chịu Khổ Travel?”
“Tại sao cách uốn nắn ‘lao động tha hóa’ lại đi chịu khổ?”
Hình như Trương Nguyên cũng suy nghĩ đến vấn đề này rồi, mỉm cười nói: “Thật ra cái này rất dễ giải thích.”
“Ban đầu ta cũng không hiểu, nhưng sau khi có danh sách tốp hai, ta lại tìm Ngô Tân thảo luận kỹ lưỡng một phen, tìm hiểu được thành quả lý luận gần đây của hắn.”
“Mà sau đó, ta mới phát hiện thì ra tất cả đều có liên quan đến nhau!”
“Thật ra bản thân Chịu Khổ Travel chính là khuôn mẫu tiêu chuẩn của lao động tha hóa.”
Trương Nam ngạc nhiên: “Vì sao?”
Trương Nguyên kiên nhẫn giải thích: “Chẳng phải du lịch là phải vui vẻ sao?”
“Đương nhiên là vui vẻ rồi.”
“Khi người ta chủ động đi du lịch, có thể tự chọn thời gian, địa điểm, cách du lịch thì đương nhiên du lịch là chuyện vui vẻ rồi.”
“Đến nơi mới, xem phong cảnh mới, dù ngươi đi rất xa, gặp nhiều trắc trở, đi đường vất vả thì ngươi vẫn vui vẻ.”
“Mà Chịu Khổ Travel hoàn toàn thay đổi tính chất của du lịch, từ du lịch chủ động thành ép du lịch, biến thành chuyện vô cùng nghiêm túc.”
“Không thể tự chọn thời gian, địa điểm, cách du lịch, mà do người khác chọn; trong quá trình du lịch cũng có tiêu chuẩn hành trình hết sức nghiêm ngặt, phải làm cho bằng được; mục đích du lịch không còn vui vẻ nữa mà là nhiệm vụ phải hoàn thành…”
“Ngươi so sánh một chút có phải tương đồng với ‘tha hóa của lao động’ không?”
Trương Nam ra chiều suy nghĩ sâu xa, gật đầu: “Ừm… đúng thật.”
“Điểm chung rất rõ ràng, lao động và du lịch vốn đều là hoạt động chủ quan, tự do, có tính sáng tạo nhất định, nhưng sau khi thay đổi đều biến thành hoạt động bị động, ép buộc, đau khổ.”
“Quá trình thay đổi này, với cả kết quả thay đổi đều tương tự nhau.”
Trương Nguyên nói tiếp: “Điều này thật sự rất khó phát hiện, vì tư duy quán tính thời gian dài.”
“Đa số mọi người đều nghĩ vậy, tách biệt công việc và vui chơi, chia tách rõ ràng, tính chất hoàn toàn khác nhau. Mà theo tư duy quán tính này, chúng ta tưởng làm việc là cực khổ, mệt nhọc mà du lịch là tự do, thả lỏng, giải trí.”
“Nên, rất khó nghĩ đến sự tương đồng giữa du lịch và làm việc.”
“Nhưng thật ra hai cái này ở trạng thái cơ bản đều có tính chất tương đồng cực cao.”
“Điều này rất khó lĩnh ngộ được, nhưng một khi ngộ ra sẽ có cảm giác sáng tỏ thông suốt.”
Trương Nam nghiêm túc suy nghĩ: “Nên tổng giám đốc Bùi sắp xếp Chịu Khổ Travel là muốn để những người phụ trách này có thể hiểu rõ đạo lý này? Thay đổi tâm lý?”
“Nhưng hình như hơi khiên cưỡng nhỉ, dù sao thì tuy những người phụ trách đều cuồng làm việc, thật sự làm việc cũng khiến họ hứng thú, mà Chịu Khổ Travel… lại không có gì vui hết nhỉ?”
Trương Nguyên khẽ lắc đầu: “Tuy có hứng thú nhưng tính chất khác nhau.”
“Hứng thú có được trong lúc làm việc của những người cuồng làm việc không phải hứng thú ban đầu trong công việc.”
“Thứ thôi thúc làm việc là cảm giác trách nhiệm, là thói quen nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn, là mục tiêu tăng lương, là kích động các nhân tốt phức tạp.”
“Mà niềm vui lao động vốn có là niềm vui sáng tạo, là niềm vui thông minh tài trí được phát huy.”
“Hai kiểu hứng thú này vốn khác nhau về tính chất, không thể lẫn lộn.”
“Nếu nhầm lẫn, rất dễ rơi vào trạng thái sức sáng tạo bị đè nén mà không biết.”
“Cũng vì trạng thái tha hóa của lao động đã ăn sâu vào lòng người, thành thói quen, nên tổng giám đốc Bùi mới muốn đổi thành ‘du lịch’ thế này, vậy mới dễ hiểu sự bất hợp lý của lao động tha hóa.”
Trương Nguyên lại phát triển hiểu hơn chút.
Mấy nội dung này, rõ ràng là đa số lý luận kiến thức đều từ chỗ Ngô Tân, Trương Nguyên chỉ kết hợp với cách hiểu của mình, thuật lại một lần.
Xem xét bên ngoài thì cuồng công việc cũng có thể có được niềm vui từ công việc, nhưng thứ hắn nhận được không phải niềm vui vốn có khi lao động.
Sau khi điên cuồng hoàn thành công việc cũng sẽ có cảm giác thỏa mãn, nhưng cảm giác thỏa mãn này xuất phát từ mấy khía cạnh dưới đây:
Đầu tiên là cảm giác trách nhiệm, vì công việc và vui chơi bị phân chia nghiêm ngặt nên công việc được xem là “chính đáng hợp lý, cao thượng” khi giải trí thì không chính đáng, tốn thời gian, nhụt chí.”
Nên theo người cuồng công việc, công việc có tính chính đáng cực mạnh, tốn nhiều thời gian vào công việc, tuy không thể cảm nhận được niềm vui vốn có của công việc, nhưng sẽ có được cảm giác thỏa mãn “ta vẫn luôn làm việc chính, không có lãng phí thời gian”.
Với lại đây cũng là thói quen.
Đa số mọi người được giáo dục từ nhỏ là ngươi không được chơi ngươi phải học tập, ngươi phải làm việc chăm chỉ, cố gắng kiếm tiền, học tập và làm việc đều khổ sở, nhưng ngươi phải cố chịu, kiên nhẫn chịu đựng nỗi khổ này vì người ưu tú đều làm vậy.
Dần dà, “chịu đựng nỗi khổ” trở thành thói quen, thậm chí tự động thích ứng luôn, thay đổi trạng thái trạng thái chịu khổ này khiến người ta không quen.
Cuối cùng là kích thích mục tiêu.
Mục tiêu làm việc của nhiều người là để hoàn thành KPI, hoàn thành hiệu suất, được đánh giá cao, thăng chức tăng lương, tiến bộ từng bước trong công việc.
Mà kiểu mục tiêu này khiến bọn họ giống con lừa theo củ cà rốt, không ngừng vùi đầu tốn thời gian.
Đương nhiên, không phải nói theo đuổi thăng chức tăng lương hay nhấn mạnh nghiêm túc làm việc, nhấn mạnh cảm giác trách nhiệm là sai.
Nghiêm túc làm việc là tinh thần làm việc, đáng được tuyên dương,
Nhưng xét từ góc độ khác, nhấn mạnh nỗi khổ khi làm việc, nhấn mạnh tính chính đáng của công việc, thực tế là cắt đi niềm vui lao động, khiến người ta nhận lấy trạng thái tha hóa của lao động.
Trương Nam hơi khó hiểu: “Nhưng… chẳng phải đều đạt được mục tiêu cuối cùng sao?”
Nếu nói mục tiêu cuối cùng làm nhân viên nghiêm túc làm việc, thăng chức tăng lương, mà công ty phát triển nhanh chóng thì Đằng Đạt đã đạt được mục tiêu này rồi.
Vì sao phải xoắn xuýt tính chất của nó nữa?
Trương Nguyên lại lắc đầu: “Đương nhiên không phải!”
“Trên thực tế hai trạng thái này có bản chất khác biệt.”
“Có người có thể chịu khổ, thậm chí có thể làm lơ nỗi khổ, nhưng sớm muộn gì nỗi khổ này cũng cắn ngược lại, có điều đó là vấn đề ít nhiều thôi.”