“Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hai phương pháp quản lý!”
“Trịnh Hào tin rằng quản lý nghiêm ngặt là động lực hàng đầu của công ty, thế nhưng đối với tập đoàn Đằng Đạt, không tăng ca mới là động lực hàng đầu.”
“Ban đầu ta cũng không hiểu với câu nói này, thế nhưng sau một thời gian trải nghiệm, ta đã hiểu sâu sắc về nó và hoàn toàn đồng ý với nhận định này!”
“Bởi vậy, ở đây ta sẽ trả lời hai câu hỏi mà Trịnh Hào cho rằng là ‘khó hiểu’.”
“Tại sao khi hợp tác với các công ty khác, Đằng Đạt không chỉ đặt ra giới hạn ở lĩnh vực kinh doanh, mà còn nhúng tay vào việc quản lý công ty? Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì năng lực mạnh yếu trong lĩnh vực kinh doanh của một công ty không đóng vai trò quyết định, mà trạng thái tinh thần và trình độ tư tưởng của công ty mới là nhân tố quyết định giới hạn trên của công ty!”
“Năng lực trong lĩnh vực kinh doanh không tốt có thể tổ chức cho các thành viên cốt cán đi học tập, có thể không ngừng nâng cao trong quá trình làm việc. Thiếu tiền, thiếu người, có thể giải quyết bằng cách tìm kiếm nguồn tài trợ từ các công ty đầu tư hoặc tuyển dụng.”
“Tóm lại, vấn đề trên lĩnh vực kinh doanh tương đối dễ giải quyết!”
“Thế nhưng nếu như tư tưởng của một công ty có vấn đề, thế thì ngay cả khi công ty đó có năng lực trong lĩnh vực kinh doanh mạnh mẽ, một ngày nào đó nó cũng sẽ tụt hậu so với trào lưu của thời đại, cuối cùng sẽ bị lãng quên!”
“Chỉ có thay đổi tư tưởng của công ty, thay đổi mô hình vận hành của công ty, giúp mọi người đặt ra định hướng giá trị đúng đắn, công ty mới có thể không ngừng phát triển theo đúng hướng và cuối cùng đạt được thành tựu vượt qua những công ty khác!”
“Câu hỏi thứ hai, tại sao một việc rất đơn giản như không tăng ca lại có thể nâng cao hiệu quả, được gọi là động lực hàng đầu.”
“Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì làm thêm giờ là hoạt động tiêu hao nội bộ kém hiệu quả, là một canh bạc giữa nhân viên và công ty, mà kết quả của canh bạc này là cả hai bên đều lose!”
“Đối với hầu hết các công ty, đặc biệt là các công ty internet và công ty trong ngành đòi hỏi sự sáng tạo, năng lực đầu ra của nhân viên còn hạn chế. Việc kéo dài thời gian làm việc của nhân viên quả thực có thể cải thiện hiệu suất nhất định lúc đầu, thế nhưng về lâu về dài, nhân viên sẽ phát hiện ra rằng ngay cả khi hoàn thành nhiệm vụ, bọn họ sẽ lại càng bị giao nhiều nhiệm vụ hơn, dù hiệu suất có tăng lên thì cũng không được về sớm!”
“Bởi vậy, nhân viên sẽ tự phát đi tìm kiếm sự cân bằng. Bọn họ sẽ trì hoãn những công việc ban đầu có thể hoàn thành trong 4 tiếng thành 6 tiếng, hơn nữa còn khiến mình luôn ở trong trạng thái bận rộn, như vậy thì kết quả đầu ra vẫn không thay đổi! Thế nhưng đối với công ty mà nói, chi phí thì tăng lên, còn đối với cá nhân mà nói, thời gian cũng sẽ bị lãng phí.”
“Nhận định cho rằng nhân viên có thể bóc lột công ty bằng cách lười biếng của Trịnh Hào bề ngoài trông có vẻ hợp lý. Thế nhưng trên thực tế, do địa vị bất bình đẳng giữa nhân viên và công ty, công ty có thẻ sử dụng triết lý quản lý do Trịnh Hào chủ trương để yêu cầu quản lý và bộ phận nhân sự kiểm soát nhân viên thông qua nhiều phương pháp khác nhau như quẹt thẻ chấm công! Do đó, sẽ không có ai là người chiến thắng trong vòng luẩn quẩn này, ngoại trừ những lãnh đạo công ty thực sự như Trịnh Hào!”
“Thế nhưng tập đoàn Đằng Đạt lại áp dụng một mô hình khác, một mô hình giúp cải thiện sự tập trung của nhân viên bằng cách không làm thêm giờ, để bọn họ luôn làm việc trong trạng thái hiệu quả nhất trong ngày làm việc 8 tiếng. Bằng cách này, nhân viên của Đằng Đạt vẫn có thể đảm bảo sản lượng công việc đầu ra ngay cả khi không làm thêm giờ.”
“Lâu dần, thậm chí nhân viên còn có thể học tập trong thời gian rảnh rỗi hoặc sử dụng các phương pháp khác để cải thiện bản thân. Tài năng của nhân viên càng có chỗ để phát huy thì Đằng Đạt sẽ càng có nhiều nhân tài! Như vậy, khoảng cách giữa các công ty tự nhiên sẽ nới rộng ra.”
“Cũng chính bởi vì lý do này, Trạch Cư Takeaway và Takeaway Netfish mới đi trên hay con đường hoàn toàn khác nhau!”
“Không có gì phải nghi ngờ khi Trịnh Hào là một nhà khởi nghiệp xuất sắc, ba lần khởi nghiệp thì ba lần đều thành công. Thế nhưng quan điểm về vấn đề này đã cho thấy sự khác biệt rất lớn trong cách nhìn nhận vấn đề của Trịnh Hào và tổng giám đốc Bùi!”
“Sự khác biệt này cũng có thể là sự khác biệt giữa một doanh nhân thành đạt và một doanh nhân vĩ đại!”
Đọc đến đây, Vệ Cảnh Huy đột nhiên phân vân không biết có nên đăng tải bài viết này hay không.
Bài viết này của lão Đặng rất sắc sảo, có phong thái mạnh mẽ của Đằng Đạt, hoàn toàn khác với lối phong cách cường điệu mà trước đây hắn sử dụng để thu hút lượng truy cập.
Đương nhiên, bài viết này của lão Đặng chắc chắn phải nhận được sự hướng dẫn từ Ngô Tân, mà tất nhiên là Ngô Tân kế thừa phong cách này từ Đằng Đạt.
Điều khiến Vệ Cảnh Huy không chắc lắm chính là rốt cuộc bài viết này có mạnh mẽ quá hay không, liệu có khiến Trịnh Hào thực sự gục ngã luôn hay không!
Thế nhưng nghĩ lại thì bài viết này là do Trịnh Hào bảo hắn đăng tải, chỉ cần bài viết này đăng tải là Trịnh Hào sẽ lập tức tung ra các con át chủ bài tiếp theo.
Nếu như Trịnh Hào đã tự tin như vậy thì có lẽ không có vấn đề gì lớn đâu nhỉ?
Sau khi hạ quyết tâm, Vệ Cảnh Huy nói: “Được rồi, đăng tải đi!”
Nhận được mệnh lệnh, nhân viên của Bác Quần Media lập tức bận rộn chắt lọc bài viết và đăng tải trên nhiều tài khoản khác nhau, đặc biệt là tài khoản Bác Lãm Quần Tri có lượng truy cập cao nhất.
Khi mọi việc xong xuôi, Vệ Cảnh Huy mới hỏi lão Đặng: “Bài viết này có bao nhiêu nội dung là Ngô Tân đề xuất?”
Lão Đặng nghe vậy thì sửng sốt: “Cậu Ngô Tân ư? Hắn không hề đề xuất gì cả, tất cả đều xuất phát từ tận đáy lòng ta!”