Bến thuyền ở trấn Nghĩa Hưng, gió sông mơn man, những con sóng nhè nhẹ liên tục đập vào phiến đá xanh, phản chiếu ánh sáng trên trời cao.
Lâu thuyền đi ngang qua bến, cờ bay phấp phới khiến ngư dân phải dõi mắt nhìn, quên cả thu lưới đánh cá.
"Thuyền lớn quá! Phải 30 trượng ấy nhỉ? Đại lão gia ở đâu đến mà khí phái thế này?"
"Sợ là phải bốn năm tầng ấy, cao hơn cả Lãng Vân Lâu cao nhất huyện Bình Dương! Cao thế không sợ ngã sao?"
"Chờ đã, chạy! Chạy mau! Có yêu thú! Mau chạy đi!"
Một tiếng hét kinh hãi vang vọng khắp bến thuyền, ngư dân chăm chú nhìn thì thấy phía xung quanh đội tàu vậy mà lại là một đàn cá heo dày đặc!
Ngư dân cả đời đánh cá, chưa từng đi học, nào đã từng chứng kiến cảnh tượng như vậy.
Cá heo dài năm sáu mét, còn lớn hơn cả thuyền, con người nào có thể là đối thủ, ngư dân chụp lấy mái chèo vội vã chạy lên bờ.
"Mọi người đừng hoảng sợ! Cá heo không phải là yêu thú, không hại người! Còn hiền lành hơn cả chó đấy!"
Một chiếc thương thuyền cách bến gần hơn chút, người trẻ tuổi đứng trên mũi thuyền hét lớn.
Các ngư dân kinh ngạc.
Có người gan to liếc mắt nhìn qua, cá heo kia nhìn thì tưởng hỗn loạn mà lại có trật tự, quả thật đang bảo vệ hai lâu thuyền ở chính giữa.
Lại nhìn người ở trên thương thuyền, biểu hiện như thể đã quen với việc ấy, người uống rượu thì vẫn uống rượu, người hóng gió thì vẫn hóng gió, chẳng có tí hoảng sợ nào khi nhìn thấy yêu thú.
"Lạ thật đấy, cá mà cũng thuần hoá được sao? Thủ đoạn của Võ sư đúng là thần thông quảng đại!"
Những chiếc thuyền đánh cá đang chạy trốn lần lượt dừng lại, nhỏ giọng thì thầm.
"Nghe nói cá heo không phải là cá đâu."
"Nói linh tinh, không phải là cá thì sao lại bơi dưới nước? Vớ vẩn."
"Cá heo cá heo, là heo dưới sông mà!"
"Bao giờ thì tiểu tử nhà ta mới có tiền đồ như vậy, hai đứa nhà Lý gia với Trần gia kia, qua nay đều đột phá cả rồi, cũng là Võ giả, bảo là muốn mời rượu đấy!"
"Hai đứa nhà Lý gia với Trần gia thì tính là gì, nhà Lương gia mới lợi hại kia kìa, nghe nói làm quan rồi đấy! Ngày nào cũng cưỡi đại hồng mã, uy phong vô cùng! Căn nhà nhỏ lúc ban đầu giờ sửa thành Tam tiến đại viện rồi, hồi lát gạch ta còn qua phụ một tay đấy! Đúng là mộ tổ bốc khói xanh."
"Chẳng thế còn gì, mấy tiểu tử nhà ta mà lợi hại bằng một nửa người ta, đêm đến chắc ta không ngủ nổi mất, mừng đến mức nửa đêm cũng phải bừng tỉnh."
"Aiz, thay đổi nhanh quá, sáng nay có người ở chợ mùa đồ không trả tiền, tìm hương lão lý luận, haha, các ngươi đoán xem, người ta nhổ ngụm nước bọt, chẳng thèm quan tâm."
"Có việc này sao?"
"Người nhiều như vậy, các hương lão cũng chẳng có tác dụng gì."
"Chẳng thế còn gì, hàng xóm chuyển đến cạnh nhà ta nghe nói còn là Võ giả, Võ giả có thể nghe lời hương lão sao?"
Có ngư dân đứng ở đầu thuyền, lớn giọng hét:
"Các huynh đệ! Thuyền từ đâu đến, đang đi về đâu?"
Người trả lời vẫn là người trẻ tuổi bảo mọi người đừng hoảng sợ.
"Đến từ Đế đô! Tới huyện Bình Dương! Thấy lâu thuyền kia chưa, trong đó đều là đại nhân của Hà Bạc Sở!"
"Hà Bạc Sở, vậy về sau chúng ta có phải không cần sợ thuỷ yêu nữa đúng không? Có thể tới vùng nước sâu hơn để đánh cá?"
"Huyện Bình Dương à, nhanh lên, chúng ta đi hóng náo nhiệt nào!"
"Đi gọi người đi, nhiều thuyền như vậy, đi làm lao công có thể kiếm được không ít!"
Thuyền cá gia nhập vào đội thuyền.
Có thương nhân hỏi thăm thu hoạch thế nào, các ngư dân tranh thủ bán luôn một hai con cá lớn.
Chờ đến khi tới huyện Bình Dương, các nhà trong huyện đều tới bến thuyền, tới xem náo nhiệt y hệt như ở trấn Nghĩa Hưng.
Cả vạn người mà xếp thành hàng thì cũng loá mắt chứ đừng nói đến một đội tàu cả vạn người, phồn hoa vô cùng.
Từ xa nhìn về phía bến thuyền, hai lâu thuyền dùng xích sắt móc lại, thả xuống hai chiếc thuyền nhỏ, mỗi thuyền có hai binh sĩ, khua mái chèo, nhanh như tên bắn hướng về bờ, đi vào bến thuyền mới được xây dựng chưa lâu.
Binh sĩ lấy ra mấy thanh trúc dài cắm vào trong nước, xác nhận độ sâu của nước xong liền gật đầu với binh sĩ còn lại.
Binh sĩ cầm trong tay mấy lá cờ màu đỏ, đứng dậy ra hiệu.
Binh sĩ trên lâu thuyền phất cờ đáp lại, từng đạo khẩu lệnh tuyền xuống, cánh buồm hạ xuống, thả mỏ neo, mái chèo dài vươn ra mạn tàu, dưới sự điều khiển của các thuỷ thủ, lâu thuyền bình ổn tiến vào bến thuyền.
Khi con thuyền khổng lồ hàng trăm mét đi vào, quần chúng trên bờ bị khí thế kia doạ cho sợ hãi đồng loạt lui về sau.
Thang dài hạ xuống.
"Quê nghèo hoang dã, dốt nát ngu muội."
Trên mũi thuyền, Vệ Lân khoác áo lông tước màu vàng đứng trên cao nhìn xuống, khuôn mặt chìm trong bóng của con thuyền, không nhìn ra hỉ nộ.
Ở toàn bộ phủ Hoài Âm, huyện Bình Dương là một huyện lớn phồn hoa hàng đầu, cái gì cần có đều có cả.
Nhưng đối với cháu trai Quốc công đến từ Đế đô như Vệ Lân mà nói thì là vùng quê nghèo hoang dã.
Phóng mắt nhìn qua, không có đình đài lầu các nào cao quá mười trượng, nói gì đến dùng Bảo mộc xây lầu cao trăm trượng.
Toàn huyện này, chỉ có lâu thuyền dưới chân hắn là cao nhất, đứng ở trên đỉnh.
Nhìn xuống dưới, Chưởng cố Dương Đông Dùng, Huyện uý Du Đôn nhận được tin tức đã sớm chờ ở đây nghênh đón.
Hồi lâu mà vẫn không có ai xuống thuyền.
Bách tính nhao nhao thảo luận.
Du Đôn nhìn sắc mặt của Dương Đông Hùng, thấp giọng nói:
"Không phải Thượng sứ bảo là người quen sao? Đây là..."
Nếu đúng là người quen, sao lại khoe mẽ như vậy?
Là kẻ thù chăng?
Dương Đông Hùng lắc đầu, ý bảo ông cũng không rõ, Thượng sứ chỉ nói là người quen chứ không nói rõ là ai, ông lại rời quan trường đã lâu, tin tức thăm dò được từ triều đình rất có hạn.
Trên thuyền, Vệ Thiệu Tư mặc áo đen quỳ một chân xuống.
"Nghĩa phụ, có xuống thuyền không?"
Vệ Lân nhìn chằm chằm dòng sông hồi lâu, phất áo choàng đi vào phòng.
"Làm bẩn ủng của ta, bảo với bọn chúng, ta bôn ba hồi lâu, cả cơ thể và tinh thần đều mệt mỏi, không xuống!"
"Vâng!"