Lương Cừ bế quan thất bại.
Giang hồ không phải lúc nào cũng chém chém giết giết, mà còn phải biết đạo lí đối nhân xử thế.
Cầm trên tay tấm thiệp mời vừa dày vừa nặng, đường vân màu vàng trên tấm thiệp thể hiễn rõ sự bất phàm, ở vị trí góc phải bên dưới còn khắc biểu tượng của thương hội Thiên Bạc.
Đọc qua nội dung.
Sai vặt đến đưa thiệp mời đã mài mực sẵn, cung kính dâng bút lông, tay cầm nghiên mực nhỏ.
Lương Cừ nhận lấy bút lông, chấm mực, ở phía dưới của thiếp mời viết dòng chữ 'Kính bồi vị trí thấp nhất', rồi đưa trả lại cho sai vặt.
"Kính chờ Lương đại nhận đại giá"
Sai vặt cất kỹ thiệp mời và mặc bảo, khom người lui xuống, được Phạm Hưng Lai dẫn đi rời khỏi sảnh đường.
Lương Cừ nhìn đình viện trống trải không khỏi thở dài.
"Haizz, lại phải ra ngoài"
Bốn ngày trước, Hà Bạc Sở thắng lợi trở về.
Ngày hôm sau, khi hắn đang ở nhà thì nhận được thiệp mời.
Tri huyện huyện Bình Dương - Giản Trung Nghĩa muốn bày tiệc ở tầng ba tòa nhà Thiên Bạc, đón gió tẩy trần, nâng cao lòng dân.
Hôm nay chính là ngày buổi tiệc được tổ chức, bởi vậy Lương Cừ lại nhận được thêm một tấm thiệp mời.
Yến hội chân chính cần đưa ba tấm thiệp mời.
Tấm đầu tiên được đưa vào ba ngày trước yến hội, đưa đến nhà khách mời. Tấm thứ hai vào ngày tổ chức yến hội. Tấm thứ ba trước khi yến hội tổ chức một canh giờ.
Sau khi nhận được thiệp mới, nếu muốn đi thì viết 'Đã biết', lịch sự hơn thì viết 'Kính bồi vị trí thấp nhất', không muốn đi thì viết 'Cảm ơn', 'Xin miễn thứ cho kẻ bất tài', sai vặt sẽ tập hợp thiếp mời lại rồi mang về.
Trước mắt chính là tấm thiệp mời thứ ba, trước khi yến hội tổ chức một canh giờ, nói cách khác, Lương Cừ sẽ tới tham dự tiệc.
Vốn định ở nhà bế quan, ngâm mình dưới nước bổ sung cho đủ 1400 điểm Tinh hoa Thủy Trạch.
Ông trời không chiều lòng người.
Đành vậy.
Cũng chỉ lãng phí hai canh giờ, đúng lúc tiện đường tới thương hội Thiên Bạc xem xem, có bán Bảo thực dưới nước không, biết đâu vận khí tốt, bảy ngày còn lại không cần nghẹn ở nhà nữa, có thể một lần lấp đầy luôn.
Lương Cừ trở về phòng ngủ thay y phục, chải chuốt đầu tóc.
Lại lấy từ trong hộp ra một xấp ngân phiếu, vốn định đếm nhưng ngẫm nghĩ lại lại thôi, dứt khoát nhét hết vào ngực
Một khoản tiền lớn tổng cộng hơn năm ngàn lượng!
Phần nhiều trong đó đến từ số tiền Hạng Phương Tố dùng để mua công thức nấu lầu của hắn, số ít khoảng hai trăm lượng đến từ tiền thuê của Hải ly lớn, chỗ còn lại là từ lương bổng nhận được ở Hà Bạc Sở và doanh thu đánh bắt cá mỗi ngày.
Xa hoa chưa từng có.
Lương Cừ thay quần áo xong, hướng về phía cửa sổ hô to:
"A Hưng, chuẩn bị ngựa!"
"Vâng!"
Phạm Hưng Lai bỏ cây chổi xuống chạy tới chuồng ngựa, chải vuốt bộ lông của Xích Sơn một hồi rồi đeo yên ngựa lên, dắt nó đến bên cửa hông.
Lương Cừ nhận lấy dây cương, xoay người lên ngựa.
Thương hội Thiên Bạc.
Móng ngựa đạp trên phiến đá, chậm rãi di chuyển, kéo ra bóng nghiêng thật dài.
Giờ đã là hoàng hôn, trên dưới tòa nhà Thiên Bạc đã giăng đèn kết hoa, những tấm lụa đỏ tung bay phấp phới, mùi thơm của đồ ăn tỏa ra bốn phía.
Bánh tính mặc trên người bộ áo ngắn đứng xúm lại ở cửa ra vào, xếp hang chờ nhận gạo mừng công, tuy không nhiều, mỗi người chỉ một cân, nhưng cũng đủ để người ta vui mừng.
"Chớ quên Hoàng ân! Chớ quên Hoang ân!"
Quản sự phụ trách phát gạo hô to.
Người xếp hàng liên tục gật đầu, nhận xong cũng không ở lại mà chạy về nhà nấu cơm.
Lương Cừ lắc đầu.
Lần hành động này dính dáng tới hai Võ Thánh, bên trên khẳng định đã nhận được thông tin, nhưng khen thưởng tuyệt đối sẽ không ban xuống nhanh như vậy.
Hắn quay đầu, lại nhìn thấy ở cổng thương hội có đặt một tấm bảng vàng thật to, bên trên là bài văn chúc mừng được viết như rồng bay phượng múa.
Ở góc dưới bên phải của bài văn đóng dấu Huyện lệnh huyện Bình Dương và con dấu riêng của Giản Trung Nghĩa, chứng minh tác giả bài văn này là người nào.
"Hoang vu vô tận, chẳng thấy bóng người
Sông xa uốn lượn, núi non chập trùng
Tối tăm hoang văng, gió lạnh thê lương
Cỏ dại héo úa, lạnh tựa sớm đông
Chim bay chẳng đậu, thú chẳng dừng chân..."
Văn phong hay thật.
Lương Cừ dù không biết làm thơ, không biết viết văn, nhưng kỹ năng cảm thụ thơ ca cơ bản vẫn có.
Bài văn này bắt đầu bằng việc mô tả sự khó khăn trong chiến tranh, thương tiếc những tướng sĩ đã mất đi, trách mắng Quỷ Mẫu Giáo hung ác.
Ngay sau đó, lời văn chợt thay đổi, kể lại những chiến công quan trọng mà Hà Bạc Sở lần này lập nên, bách tính ngày sau chắc chắn sẽ được an cư lạc nghiệp, vân vân.
Đọc hết cả bài văn, lòng người phấn chấn.
Lần trước Quỷ Mẫu Giáo đại náo, lòng người ở mấy huyện xung quanh đều bàng hoàng, tạo thành tình trạng lưu dân đông đúc, quả thực cần một liều thuốc trợ tim như vậy.
Mà bên cạnh bài văn chúc mừng còn dán thêm mấy tờ cáo thị thông báo chính sách mới.
Tờ thứ nhất chính là liên quan đến vấn đề lưu dân.
Cáo thị viết rằng, trước vụ mùa thu hoạch tháng 10 năm nay, chỉ cần lưu dân tới đây, nếu không phạm phải những tội lớn như giết người, cướp của, gian dâm, chuyện trong quá khứ sẽ được bỏ qua, đăng ký hộ tịch, làm lại từ đầu.
An đầu rất nhiều lưu dân tới huyện Bình Dương, hơn phân nửa đều được an cư, nhưng cũng có rất nhiều người chạy vào núi sâu, lựa chọn ẩn dật.
Thậm chí, còn có những người lựa chọn làm thổ phỉ, tăng thêm gánh nặng cho việc thương đội lưu thông.
Hành động lần này rõ ràng là để tiếp tục mở rộng nhân khẩu, giảm bớt tình trạng bất ổn, tăng cường sự lưu thông cho thương đội.
Hai tờ sau đó thì liên quan đến vấn đề canh tác lần hai trong năm nay, kể cả không có hạt giống, không có công cụ, cũng có thể tới nha môn mượn tiền trước, sau khi thu hoạch trả lại sau.
Tờ thứ tư thì liên quan đến mấy thôn quanh huyện Bình Dương, chuẩn bị kế hoạch gộp thành bốn trấn lớn, chia làm bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, gộp vào để chuẩn bị cho việc sau này lập Phủ.
Trấn Nghĩa Hưng mà Lương Cừ ở thuộc về trấn phía Đông trong quy hoạch, sau này chính là 'Khu Đông Thành'.
Bốn việc trên không liên quan nhiều tới Lương Cừ, nhưng tờ thứ năm thì lại tương đối thú vị.
Huyện Bình Dương chuẩn bị xây miếu.
Các Châu Huyện ở Đại Thuận đều có Văn miếu, Võ miếu và miếu Thành Hoàng, những nơi gần sông, gần biển còn phải xây miếu Thủy Thần, miếu Hải Thần.
Trước đây chỉ có ở huyện Triều Giang có miếu, trấn Bình Dương không có, sau khi trấn Bình Dương đổi thành huyện Bình Dương cũng vẫn chưa có, giờ rõ ràng phải bổ sung, hoàn thiện chức năng của một huyện.
Cáo thị ý bảo rằng hy vọng bách tính có thể tích cực đăng ký tham gia, chỉ cần đến, chắc chắn có cơm ăn, không có chuyện làm không công, ra công cứu giúp.
"Miếu Thủy Thần..."
Suy nghĩ của Lương Cừ dao động, không biết sau khi lập miếu, mỗi khi hắn tế tự, độ chiếu cố liệu có được nhiều hơn chút không?
"Viết hay thật, nếu ta có tài nghệ này, năm đó cũng không đến mức bị cha ta kéo tai đánh đòn"
Kha Văn Bân lặng yên không tiếng động tới bên cạnh Lương Cừ, nhìn bài văn chúc mừng mà không khỏi khoanh tay thở dài, hiển nhiên là đã gợi lên ký ức thương tâm nào đó trong hắn.
Hạng Phương Tố cũng đi tới gật đầu nói:
"Giản tri huyện được như ngày hôm nay đúng là không dễ dàng gì"
Lương Cừ nhướn mày hỏi:
"Giản tri huyện xuất thân từ thế gia, sao lại nói là không dễ?"
Hắn còn nhớ rõ Giản Trung Nghĩa là truyền nhân dòng chính của Giản gia ở Thanh Châu.
Thân phận như vậy, sao lại dùng từ không dễ để nói về hắn được?
Kha Văn Bân thấy trái phải không có ai, nhỏ giọng nói:
"Chỉ là tin đồn thôi, ngươi nghe cho vui, tuyệt đối đừng coi là thật"
Lương Cừ tò mò:
"Kể xem nào"
"Giản gia có ba vị Tông Sư, ngươi biết việc này đúng không?"
Lương Cừ gật đầu, lúc buổi đấu giá tổ chức hắn từng nghe nói qua.
"Giản tri huyện là con cháu của một Tông Sư trong đó, từ nhỏ đã có thiên phú dị bẩm, rất được yêu thích, nhưng phía sau cánh cửa lớn đóng chặt của đại viên, luôn có chút chuyện mờ ám, Giản mẫu và vị lão tổ kia...". Kha Văn Bân dùng ánh mắt ra hiệu.
Lương Cừ hạ giọng:
"Tằng tịu?"
Lời này vừa nói ra, bản thân Lương Cừ cũng có chút do dự.
Cách cả mấy đời, có tính là tằng tựu không?
"Ta không nói như vậy đâu nhé"
Kha Văn Bân đứng cách ra một bước, dùng mũi chân vạch một đường trên mặt đất, ý muốn phủi sạch quan hệ với Lương Cừ, phân rõ giới hạn.
Hạng Phương Tố vỗ vai Lương Cừ:
"Kỳ thật chỉ là tin đồn thôi, không thể coi là thật được. Tuy nhiên, khoa cử năm đó, ta nghe cha ta nói, Trạng Nguyên vốn nên là Giản tri huyện, nhưng sau khi Thánh Thượng cân nhắc, sợ có ảnh hưởng không tốt, liền sửa lại thành Bảng Nhãn"
"Sống quá lâu, trong các gia đình giàu thường dễ sinh chuyện khó coi, thấy mãi cũng thành quen, chúng ta không hiểu được đâu, không hiểu được đâu". Kha Văn Bân nói liền hai câu không hiểu, nắm lấy bả vai hai người:
"Đi thôi, đi ăn cơm!"