Chương 132: Điều trở về quê (1)
Chương 132: Điều trở về quê (1)Chương 132: Điều trở về quê (1)
Tô Duệ ngẩng đầu nhìn Lưu Gia Thịnh, trong mắt là ý cười bướng bỉnh: "Học với cậu mấy ngày."
Nói xong, cô xoay bút trong tay, rồi phác họa Lưu Gia Thịnh cúi đầu đọc sách ở bên kia giấy vẽ.
Lưu Gia Thịnh cười, xoay người đưa giấy, màu, bảng màu tới.
Tô Duệ đứng dậy, cầm lấy bức tranh trong tay, nhận lấy giấy xuyến ở trên bàn, bưng ly lên nhìn, là nước trong, đổ một ít nước vào bảng màu, cầm bút ở giá bút.
Pha màu, hòa một chút, sau đó đặt bút, cô nhanh chóng vẽ con gà trống to rất sống động, sau đó vẽ một em bé mập mạp ôm cá chép.
"Màu sắc và phác hoạ không có vấn đề gì, chỉ là bố cục quá nhỏ. Ây!" Lưu Gia Thịnh không khỏi có hơi thất vọng: "Năm đó bảo cháu theo cậu cứ không nghe, nhìn đi, phí quát"
Hội họa chẳng những phải có linh tính, kỹ năng, còn phải có kiến thức và tâm mắt.
Tô Duệ mím môi mà cười, không nói lời nào.
Phải biết, nguyên chủ học với Lưu Gia Thịnh mấy ngày, nếu cô thực có can đảm tiện tay vẽ một bức danh tác thì mới dọa người.
"Đẹp!" Tiểu Du nhìn em bé mập mạp, gà trống, vươn tay ra muốn chạm vào.
Triệu Khác vội vàng bế cậu bé cao hơn.
"Đúng, đúng, đẹp! Tiểu Du của chúng ta mà thật tinh mắt, không giống lão già nào đó, lớn tuổi, hoa mắt, không nhìn rõ." Bà Lưu bác bỏ chồng mấy câu, xoay người cầm tạp chí bày ở trên bàn đọc sách: "Tiểu Mai, mợ cảm thấy cháu vẽ đẹp hơn những bức họa này, hay là cháu thử vẽ mấy bức gửi đến toà soạn xem?" Tô Duệ lật xem mấy tờ, nhìn tranh người ta vẽ. Phong cách vẽ rất chất phác, đơn giản dễ dàng, không tốn nhiều công sức. Cô hứng thú nói: "Có tiền không ạ?"
"Có." Lưu Gia Thịnh có bạn làm ở toà soạn, biết tương đối rõ ràng việc này: "Một tranh được duyệt được năm đồng mười đồng, cháu lại không thiếu tiền, nhớ cái này làm gì? Có thời gian đó thì không bằng ở đây hai ngày, học theo cậu mấy lớp, để tăng tâm mắt lên."
"Cháu còn phải đi làm." Tô Duệ lắc đầu.
Ánh mắt Lưu Gia Thịnh tối sầm lại, trên mặt lập tức lộ vẻ mất mát.
Tô Duệ nghẹn họng, sự nho nhã vừa nói đâu, cậu, cậu sụp đổ rồi, cậu biết không?
"Đừng để ý đến ông ấy.' Bà Lưu vỗ vai chồng, để chồng có chừng mực: "Công việc quan trọng.”
"Tháng sau đi." Tô Duệ nói: "Tháng này xin nghỉ hơi nhiều." Nào chỉ là nhiều, vốn là không đi làm mấy ngày liền.
"Tháng sau cháu dẫn Niệm Doanh, Niệm Huy đến thăm cậu và mợ”"
Lúc này, sắc mặt Lưu Gia Thịnh mới hoà hoãn, đưa hộp đựng tạp chí, tập tranh, màu, giấy xuyến, các loại bút lông và một vài quyển sách đơn giản dễ hiểu, một quyển tô chữ cho Tô Duệ: "Cầm về, luyện cả chữ nữa, từ trước đến giờ chữ và vẽ không tách riêng."
"Dạ!" Tô Duệ cung kính nhận lấy, đi ra ngoài, đặt ở bên cạnh xe đạp để lúc đi mang đi.
Bà Lưu nhìn đồng hồ, vào phòng bếp. Buổi sáng bà mượn vé người ta ở trường học, tìm người mua thịt ba chỉ đủ nạc đủ mỡ, cá trắm đen, gà mái, đậu hủ non.
Tô Duệ cất hộp xong, qua trợ giúp, Bà Lưu ôn hòa cười nói: "Thích ăn món gì? Mợ làm cho cháu."
Tô Duệ thấy gà mái ra sức giãy giụa ở trong tay bà thì vội vàng cầm lấy, vuốt bụng của nó, sờ một cái theo bản năng: "Mợ, nó còn đẻ trứng."
"Đừng giết." Dứt lời, không đợi bà Lưu kịp phản ứng, cô tìm giỏ trúc đựng đồ ăn ở phòng bếp, lấy mấy cây cải xanh bên trong ra, rồi xách ra khỏi phòng bếp, đổ trùm lên con gà mái.
"Mợ, có gạo vỡ không, rải cho nó một ít."
Bà Lưu bật cười: 'Đặc biệt mua cho cháu và Tiểu Du bồi bổ thân thể đấy."
"Bệnh tim không cần bổ." Tô Duệ tự tìm gạo vỡ ở phòng bếp, rải vào giỏ trúc: "Tiểu Du còn nhỏ, không ăn được mấy miếng, chẳng bằng giữ lại đẻ trứng. Mợ nấu cho cậu ăn, cháu thấy cậu mới cần bồi bổ nhiều."
"Được, biết cháu hiếu thuận mà." Bà Lưu cười, xoay người tìm thêm thịt muối.
Bên này, hai người cười cười nói nói mà làm việc. Bên kia, tại phòng làm việc, Lưu Gia Thịnh ái ngại cất hai bức tranh Tô Duệ vẽ, đưa tượng con khỉ gỗ cho Tiểu Du chơi, xoay người lại ôm bếp lò đất.
Triệu Khác buông Tiểu Du xuống. Mấy ngày nay cậu bé luyện tập liên tục ở bệnh viện, đã có thể đi mấy bước, chỉ là lảo đảo không vững.
"Để cháu." Triệu Khác nhận lấy bếp lò đất, xách cái sọt than tinh xảo lên: "Để đâu ạ?”
Lưu Gia Thịnh chỉ bàn đá ghế đá dưới tàng cây ngọc lan trong sân: "Kia."
Dứt lời, Lưu Gia Thịnh cầm trà Ô Long, dắt tay Tiểu Du rời khỏi phòng làm việc.
Đặt bếp lò đất ở trên bàn đá rồi đốt, để nước lên, rồi Triệu Khác vào phòng làm việc cầm khay trà, trà cụ ra.
Nước sôi, dưới sự chỉ điểm của Lưu Gia Thịnh, Triệu Khác rót nước vào ấm trà, hai người vừa uống trà, trêu chọc Tiểu Du vừa trò chuyện mấy câu, nói đến việc hôm nay đóng gói ở khu gia quyến, gửi đồ cho nhà họ Tô.