Chương 210: Xuất viện, hạt giống (3)
Chương 210: Xuất viện, hạt giống (3)Chương 210: Xuất viện, hạt giống (3)
Ngay cả Triệu Cẩn, cũng chống nạng mà Tô Mai đã làm cho mình trước đó, cầm quyển sách chạy tới nhà họ Vương ở phía đối diện.
Buổi tối Triệu Khác trở lại, liếc nhìn Tô Mai không khỏi vui vẻ nói: "Thật sự muốn trông rau à?"
Tô Mai lắc đầu: "Mệt!"
Diện tích canh tác trong vườn rất lớn, cô nhổ hết cỏ lại xới đất một lượt rồi bón phân lên, thật sự không hề nhẹ nhàng.
"Bây giờ em cảm thấy hơi khâm phục Chu Lan rồi. Hôm nay nghe Đại Bàn nói, một mình cô ấy đòi hai mươi mẫu ruộng."
"Em so với cô ấy làm gì chứ?" Triệu Khác cầm xẻng và sọt tre lên đi ra ngoài rồi nói: "Anh đi nhặt chút đất về."
"Anh nhặt đất làm gì?"
"Xả lên trên mặt che mùi đi."
Nếu không, sợ lát nữa anh không nuốt trôi cơm.
*x**
Thiểm Bắc.
Hôm nay, ba Tô xuất viện.
Quý Thu Uyển nói với chủ nhiệm hợp tác xã Cung Tiêu một tiếng, tan làm sớm rồi vội vã đến bệnh viện giúp thu dọn.
Ngày hôm đó, ba Tô nhận điện thoại của Huyện ủy gọi tới xong thì ngã bệnh, còn bị thông báo bệnh tình nguy kịch hai lần. Cuối cùng, vẫn là mẹ Tô ôm lấy cánh tay ông ấy khóc lóc: "Ông ơi, ông cũng không nghĩ tới mình đi rồi, sau này Tiểu Mao có thể chống đỡ nổi không?" Trong nhà lắm trẻ con như vậy, ba Tô coi trọng Lâm Kiến Nghiệp nhất, nhưng người ông ấy quan tâm nhất vẫn là cô con gái Tô Mai. Bởi vì câu nói này, mới khiến ông gắng gượng qua khỏi.
Quý Thu Uyển làm thủ tục xuất viện, tới giúp mẹ Tô mặc quần áo cho ông cụ. Tới khi mặc quần áo lên người cho ông ấy đều rộng thùng tình, mẹ Tô nhìn mà đau lòng chảy nước mắt.
Quý Thu Uyển an ủi ôm lấy bà ấy rồi cười nói: "Công việc hiện tại của con mua đồ rất dễ dàng, để ngày mai con mua mấy lạng thịt vê bồi bổ cho ba, không lâu nữa sẽ khôi phục trở lại."
Mẹ Tô vén góc áo lau nước mắt, đỡ ba Tô vừa đi ra ngoài vừa không nhịn được lải nhải: "Ông như vậy, chúng ta lại trở thành gánh nặng cho các con. Ông nói xem, nếu ông không ốm trận này, thì bây giờ chúng ta đã đến chỗ Tiểu Mai rồi."
"Tôi không sao." Ba Tô nói: "Ngày mai kêu thằng ba đặt vé đi.
"Ba." Quý Uyển Thu xách đồ đuổi theo hai người, nghe thấy vậy không khỏi mở miệng khuyên nhủ: "Ba đừng vội, ba cứ đi như vậy, Tiểu Mai nhìn thấy chẳng phải sẽ càng đau lòng à."
"Cứ nghỉ ngơi đã." Quý Uyển Thu: "Tiểu Mai gửi mấy thứ đồ bổ như sữa bột, sữa mạch nha gì đó về, ba cũng đừng tiếc không nỡ ăn. Buổi sáng và tối cứ kêu mẹ con pha một bát với nước sôi cho ba uống. Uống mười ngày nửa tháng là sẽ béo lên, rồi hãng kêu chú ba đưa hai người tới phương Nam."
"Không cần nó đi cùng." Ba Tô nói: "Ba và mẹ con đi là được rồi."
Thêm một người lại phải tốn mất một khoản chỉ tiêu, thà dùng số tiên này mua đồ ăn hay quần áo cho mấy đứa cháu ngoại còn hơn.
Ba người tới cửa bệnh viện cửa, anh ba Tô đã đánh xe bò chờ sẵn.
Trên giá xe có trải chăn đệm.
Quý Thu Uyển bước nhanh chân đặt đồ lên mặt đất, rồi đỡ hai ông bà cụ lên xe cùng với anh ba, sau đó cầm chăn quấn kín mít rồi xách đồ đến đuôi xe.
Lúc xe tiến vào thôn, ánh mặt trời đã ảm đạm, hoàng hôn buông xuống.
Nếu như là ngày thường, vì để tiết kiệm dầu hỏa, mọi người ăn cơm xong đều sẽ tắt đèn đi nghỉ.
Hôm nay, dưới gốc cây hòe già, có người tới kể chuyện, đàn tỳ bà gõ mạnh lên hai tấm ván gỗ. Tiếng cười đùa chửi mắng, biểu cảm vô cùng khoa trương, lúc thì đóng vai nam lúc lại diễn vai nữ, chọc cho mọi người cười không ngớt. Lúc nói đến chuyện tình yêu thì mọi người đều ôm bụng mà cười. Còn khi kể tới chuyện đau khổ, tiếng đàn trầm thấp, người kể chuyện lại nghẹn ngào nói ra, làm mọi người buồn bã rơi lệ.
Họ cũng không nhận tiền hay phiếu, kể suốt một buổi tối. Ngày hôm sau, họ xách một chiếc túi và cầm một chiếc bát đến gõ cửa từng nhà, nói mấy câu dễ nghe rồi đưa bát ra. Tùy chủ nhà cho nhiều hay ít, cho bánh bao hay lương thực.
Cũng có người không muốn cho, vừa mở cửa đã đanh thép nói: "Tối qua nhà chúng tôi đã đi ngủ từ lâu, không ai tới gốc hòe nghe các vị kể chuyện cả."
Hầu hết người kể chuyện đều là người mù từ nơi khác đến. Lúc khó khăn đành ra ngoài xin đồ ăn cho một nhà lớn nhỏ, gặp phải tình huống này họ cũng không dây dưa nhiều, mà mỉm cười chống gậy lại tới nhà khác.
Họ đến thường xuyên nên mọi người cũng quen, vừa vào thôn sẽ trực tiếp đi tìm trưởng thôn, bàn sẵn giá cả, nói ở mấy đêm. Một đêm họ sẽ kể mấy câu chuyện cho bao nhiêu lương thực.
Anh ba sợ tiếng đàn và tiếng phiến trúc sẽ làm bò giật mình, nên anh ấy vừa túm dây cương định đi đường vòng thì đằng xa đã có người nhìn thấy ba Tô ngồi trên xe, giơ tay chào hỏi: "Ông anh đã về rồi à, sức khỏe đã đỡ hơn tí nào chưa?"
"Đỡ nhiều rồi." Ba Tô vung tay lên, vỗ lưng anh ba: '"Dừng xe, để ba xuống."
Anh ba kéo dây cương dừng xe lại.